Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
benh thuy dau va nhung dieu ban can biet
Bệnh thuỷ đâu và những điều bạn cần biết. (ảnh minh họa).

Bệnh thủy đậu còn được gọi là bệnh phỏng dạ và thường hay xuất hiện vào mùa đông - xuân


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Bệnh thuỷ đâu và những điều bạn cần biếtBệnh thủy đậu còn được gọi là bệnh phỏng dạ và thường hay xuất hiện vào mùa đông - xuânBệnh thuỷ đâu và những điều bạn cần biết

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan. Bệnh thủy đậu còn được gọi là bệnh phỏng dạ và thường hay xuất hiện vào mùa đông - xuân, bệnh gây nên bởi một loại virut Varicella - Zolster. Virut này rất có ái tính với da, niêm mạc và hệ thống thần kinh. Bản chất của bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cũng có thể có một số bị biến chứng và biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em từ 2 - 10 tuổi hay gặp nhất .

Nhận diện bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu thường có 2 thể bệnh chính: thể thông thường, điển hình và thể thủy đậu bất thường. Đối với thể thông thường khi bệnh khởi phát có sốt nhẹ (khoảng 38oC) và viêm long đường hô hấp trên như chảy nước mũi, đau mình, mệt mỏi, trẻ hay quấy khóc, ăn kém. Đôi khi ở thời kỳ này có thể sốt cao 39 - 40oC, xuất hiện một số triệu chứng về thần kinh như trằn trọc khó ngủ, mê sảng. Thời kỳ toàn phát, ban xuất hiện khá nhanh, mới đầu là các nốt sẩn đỏ giống với ban sởi xuất hiện ở vùng da đầu, gáy, bụng, lưng, ngực, sau vài giờ các ban phát triển thành nốt phỏng rải rác khắp thân mình và tứ chi (trừ gan bàn chân, bàn tay). Đặc điểm của của nốt phỏng là nước trong, rất nông, tròn hay bầu dục, có vòng đỏ bao quanh, một số nốt thủy đậu hơi lõm ở trung tâm và nốt phỏng thủy đậu mọc không theo tuần tự (khác với sởi là ban mọc tuần tự). Ban, nốt phỏng mọc hết đợt này đến đợt khác cách nhau từ 2-3 ngày, vì vậy trên cùng một vùng da các ban mọc không cùng một lứa tuổi (có ban đỏ, có nốt phỏng nước, có nốt đã bong vảy...). Một số vùng niêm mạc như trong vòm miệng, niêm mạc âm đạo... cũng có thể có các nốt phỏng thủy đậu. Khi các ban và nốt phỏng xuất hiện thường có ngứa cho nên bệnh nhân gãi nhiều làm vỡ các nốt phỏng rất dễ làm nốt thủy đậu nhiễm khuẩn. Đặc điểm của thủy đậu là các nốt phỏng chỉ có một ngăn cho nên khi bị thủng là dịch chảy ra và xẹp ngay. Ngoài ngứa có thể nổi hạch ngoại biên như hạch nách, hạch bẹn, cổ... nhưng hạch tồn tại trong thời gian ngắn rồi xẹp dần. Thời kỳ lui bệnh chỉ sau khoảng từ 24 - 48 giờ thì các nốt phỏng sẽ ngả sang màu vàng và vỡ ra, sau khi khỏi thì không để lại sẹo trừ trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn. Thông thường mỗi một nốt thủy đậu kéo dài khoảng 5 - 6 ngày rồi khô lại, đóng vảy. Màu của nốt thủy đậu lúc này là màu nâu xám và bong sau khoảng một tuần lễ. Bên cạnh thủy đậu thông thường có thể gặp loại thủy đậu bất thường. Thủy đậu bất thường ít khi gặp chỉ thấy ở những trường hợp bội nhiễm vi khuẩn thì nốt thủy đậu có mưng mủ dễ nhầm với nốt đậu mùa. Ở những bệnh nhân mắc bệnh về máu thì nốt thủy đậu có thể có máu hoặc bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng thì nốt thủy đậu có thể có hoại tử. Thủy đậu cũng có thể gây viêm niêm mạc miệng, niêm mạc âm hộ, âm đạo, viêm tai  ngoài, viêm tai giữa, viêm thanh quản. Một số trường hợp nặng có thể gây viêm thận cấp (tiểu ra máu) nhưng sau khoảng vài tuần sẽ khỏi. Thủy đậu cũng có thể gây viêm não - màng não là một biến chứng hết sức nguy hiểm. Trong giai đoạn đầu của bệnh thủy đậu có thể nhầm với bệnh viêm đường hô hấp, sởi, bệnh Rubella. Một số trường hợp khi mắc bệnh thủy đậu thể nhẹ (đặc biệt là người trưởng thành) và chỉ có ở tay hoặc chân kèm theo ngứa có thể nhầm với viêm da dị ứng do các bệnh sốt phát ban khác hoặc bệnh ghẻ. Bệnh thủy đậu cũng có thể nhầm với bệnh zona (đây là một bệnh gây nên do cùng một loại virut gây bệnh thủy đậu). Bệnh zona thường có các nốt phỏng mọc theo dọc dây thần kinh và thường chỉ có một bên của cơ thể (một bên lưng, một bên ngực, một bên mặt…).


 
 Quá trình thâm nhiễm, phát triển và thoái lui của bệnh thủy đậu.

Phòng bệnh thủy đậu như thế nào?

Cách ly với người bệnh: Khi trong gia đình hay một tập thể (nhà trẻ, lớp mẫu giáo) có trẻ mắc bệnh nghi do thủy đậu cần được cách ly trẻ bệnh với trẻ lành (cho trẻ ở nhà với gia đình không nên đến lớp học). Những người lớn mà chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu cũng cần tránh tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu. Mặt khác bệnh thủy đậu ngoài lây theo đường hô hấp còn có thể lây trực tiếp từ các nốt phỏng cho nên khi trẻ chỉ có vài ba nốt thủy đậu cũng cần được cách ly với người lành. Cần vệ sinh giường, chiếu, đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân. Nên cho trẻ nằm trong phòng thoáng nhưng kín gió, không ẩm ướt. Cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ để nâng cao sức đề kháng. Phòng bệnh tốt nhất vẫn là dùng vaccin cho trẻ và cả người lớn chưa có miễn dịch với bệnh thủy đậu.

Phòng nốt thủy đậu lây lan trên cơ thể: Để tránh bệnh thủy đậu lây lan ra nhiều vùng da trên cơ thể và lây lan cho người khác thì khi bị mắc bệnh cần giữ vệ sinh da sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn. Có thể dùng lá ổi rửa sạch, cho nước vào đun sôi, để hơi ấm rồi dùng vải thô sạch nhúng nước lá ổi lau nhẹ nhàng, tránh làm xây xước da (vì làm xước da, nước trong nốt phỏng chảy đến đâu sẽ gây nốt ban thủy đậu đến đó). Sau khi lau, tắm xong cũng dùng vải thô sạch thấm khô da rồi mặc quần, áo rộng, thoáng. Khi có nhiều nốt phỏng vỡ cần đi khám để được hướng dẫn điều trị phòng sốc do mất nước, nhiễm khuẩn, nhiễm độc bởi độc tố vi khuẩn.

Chẩn đoán bệnh thủy đậu như thế nào?

Muốn chẩn đoán bệnh thủy đậu trước hết nên dựa vào một số đặc điểm như bệnh khởi phát đột ngột, sốt nhẹ, ban mọc ngay ngày đầu của bệnh. Ban chỉ có nốt phỏng nước, không có mủ (nếu không bị nhiễm khuẩn). Ban mọc không tuần tự, trên một vùng da ban mọc thành nhiều đợt, mỗi một đợt cách nhau khoảng từ 3 - 4 ngày. Nếu có điều kiện xét nghiệm công thức máu sẽ thấy bạch cầu máu ngoại vi giảm nhưng lymphocyt tăng. Ngoài ra có thể dựa vào tính chất dịch tễ học, ví dụ như trong một nhà trẻ, lớp mẫu giáo đã có một số cháu mắc bệnh tương tự nhất là các cháu chưa bao giờ bị mắc thủy đậu.

PGS.TS.TTƯT.Bùi Khắc Hậu(SK&ĐS)

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Truyền dịch nước hoa quả làm đẹp da: Đùa với sinh mạng!
  • Không chỉ truyền dịch với nhu cầu làm đẹp, nhiều phụ huynh cũng đưa con em mình đến các phòng khám tư để truyền một vài chai “đạm hoa quả” những mong tăng cường sức khoẻ cho con em họ trước kì thi.

  • Kinh nghiệm chữa bệnh đổ mồ hôi chân tay bằng lá lốt
  • Thật bất ngờ, một tuần sau khi dùng thuốc, bệnh của tôi đã thuyên giảm hẳn.

  • Vị thuốc từ cá mè
  • Cá mè còn có tên khác là : liên ngư, bạch cước liên, phường ngư. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả.

  • Hà Nội: Xuất hiện bọ xít hút máu người

  • Ở nước ta, các vùng hiện có nhiều bọ xít hút máu người là khu Tam Đảo, Ba Vì, Vĩnh Phúc. Ở Hà Nội, các vùng có bọ xít hút máu là: Nghĩa Đô (Cầu Giấy), dọc bờ sông Hồng...

  • Bệnh liên cầu lợn tái xuất: Vẫn là bệnh từ miệng...
  • Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng đã tiếp nhận 4 bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lây nhiễm từ lợn bệnh sang người.

  • Ăn gì để giải nhiệt cho cơ thể?
  • Thời tiết nóng bức khiến ai nấy đều cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Một vài giải pháp trong ăn uống và sinh hoạt sẽ giúp bạn giải nhiệt cho cơ thể.

  • Những người 'hành sự' khi ngủ
  • Cặp vợ chồng đến gặp bác sĩ tư vấn. Họ nhìn nhau giây lát rồi anh chồng bảo: “em nói đi”. Chị vợ than thở “chúng em lấy nhau đã 4 năm, bác xem trên người em đầy những vết sẹo…”. Chị khóc nấc lên còn anh chồng cúi mặt như kẻ phạm tội.

  • Một ngày cho người đang giảm cân
  • Nếu muốn giảm cân, hãy chú ý sử dụng 24h trong ngày sao cho đạt được hiệu quả cao nhất trong trao đổi chất, đốt cháy calo và làm tan bụng mỡ.

  • Giấc ngủ của những người thức khuya
  • Giấc ngủ không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp cho tinh thần được hồi phục. Trong thời gian này, não tiến hành dọn dẹp: xóa những thông tin không cần thiết, lưu trữ những kỷ niệm và ghi nhớ những gì ta thu thập trước giấc ngủ.

  • Không nên tự dùng thuốc “kéo dài tuổi xuân”!
  • Hiện nay, có một số phụ nữ nghe nói đến việc dùng thuốc chứa hormone sinh dục nữ estrogen ở phụ nữ mãn kinh giúp sửa chữa những rối loạn và hiểu lầm là thuốc loại này làm cho tươi trẻ, duy trì mãi nét xuân thì, nên tự ý sử dụng thuốc một cách bừa bãi,

  • Những “tuyệt chiêu” nhỏ bài độc trong cuộc sống
  • Mỗi sáng thức dậy lập tức đi đại tiện, bài ra những “độc tố” tích lũy cả một đêm qua. Các chất bẩn, chất bã trong ruột cần không ngừng làm sạch kịp thời, bài ra ngoài cơ thể thì mới không “giữ độc”, đảm bảo các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.

  • Đông y chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
  • Đông y gọi tiêu chảy trẻ em là bệnh tiết tả. Trẻ em từ 1-5 tuổi hay mắc bệnh. Nguyên nhân gây bệnh là do ăn uống không hợp vệ sinh hoặc bị cảm nhiễm trong và ngoài đường ruột. Bệnh ở trong đường ruột là do vi khuẩn.

  • Cỏ nhọ nồi, lương huyết cầm máu
  • Cỏ nhọ nồi còn gọi là cỏ mực, hạn liên thảo, mặc thái, mặc hạn liên. Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có tác dụng tư bổ can thận, lương huyết cầm máu, ngoài ra còn làm đen râu tóc...

  • Miếng trầu phòng và trị nhiều chứng bệnh
  • Ngay từ thời các Vua Hùng, nhân dân ta đã có tục "nhai trầu", vì sau khi nhai người ta lại nhả cả nước và bã đi.

  • Bạc thau có phải là thần dược?
  • Hiện nay, người dân ở nhiều địa phương lân cận đang đổ xô đi săn lùng cây thuốc bạc thau đá tại vùng núi Sập (Thoại Sơn - An Giang) xem đó là thần dược chữa bách bệnh, trong đó có tác dụng điều trị ung thư.

  • Nắng nóng - Da cũng “khát”
  • Mùa hè, khí hậu nóng bức, cộng thêm thời tiết mưa ẩm bất thường dễ làm da bị thay đổi trạng thái đột ngột. Có lúc da bị khô vì mất nước, có lúc lại bóng nhờn vì khí hậu ẩm bên ngoài. Vậy, trong mùa nóng cần chăm sóc da thế nào?

  • Làm đẹp bằng cây cỏ
  • Ngoài công dụng chữa bệnh, một số loại thảo mộc còn rất tốt cho làn da. Mà những loại cây cỏ này đều có sẵn quanh ta, ai cũng có thể dùng nó để làm đẹp.

  • Dậy thì muộn ở bạn gái
  • Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của con người không ngừng được nâng cao nên sự phát triển về tâm sinh lý của bạn gái cũng diễn ra sớm hơn trước.

  • Hiện tượng kinh nguyệt
  • Các bạn nữ khi đến tuổi dậy thì, mỗi tháng âm đạo thường ra máu vài ngày, hiện tượng đó được gọi là kinh nguyệt. 

  • 5 phút để có chân thon
  • Chẳng tự tin chút nào khi bạn trót sở hữu đôi chân và hai cánh tay không được thon thả, săn chắc. Những nhược điểm này có nguy cơ bị “phơi bày” khi bạn mặc váy đồng phục đến lớp.

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h