Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
su lien quan giua soi than va benh suy than
Sự liên quan giữa sỏi thận và bệnh suy thận. (ảnh minh họa).

Sỏi thận hay bệnh sỏi niệu, sỏi bàng quang v.v, dù tên gọi thế nào thì cũng có một nghĩa chung là có sự hình thành chất khoáng cô đặc trong thận hay ở hệ tiết niệu. Phần lớn sỏi thận được hình thành do giảm lượng nước tiểu hay do tăng lượng khoáng chất tạo thành sỏi trong nước tiểu.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Sự liên quan giữa sỏi thận và bệnh suy thậnSỏi thận hay bệnh sỏi niệu, sỏi bàng quang v.v, dù tên gọi thế nào thì cũng có một nghĩa chung là có sự hình thành chất khoáng cô đặc trong thận hay ở hệ tiết niệu. Phần lớn sỏi thận được hình thành do giảm lượng nước tiểu hay do tăng lượng khoáng chất tạo thành sỏi trong nước tiểu.Sự liên quan giữa sỏi thận và bệnh suy thận

 Sỏi tiết niệu có thể hình thành trong thận nơi tập hợp nước tiểu, được gọi là bể thận, bàng quang (là nơi giữ nước tiểu trước khi được đưa ra ngoài cơ thể) hay niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể). Sỏi thận có nhiều kích cỡ khác nhau, nó có thể từ cỡ nhỏ như những hạt cát và có sỏi lớn bằng quả bóng golf. Có những sỏi tự ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có sỏi thận gây đau đớn và không thể tự ra ngoài qua đường tiểu nếu không có sự can thiệp của thuốc men hay các phương pháp điều trị khác.

Sỏi thận là gì?

Phần lớn các trường hợp sỏi thận hình thành do lượng nước quá ít (từ việc mất nước do uống ít nước hoặc tập thể thao quá sức), sự thừa khoáng tinh thể trong nước tiểu, và/hoặc mức khoáng chất phân nhỏ hơn mức bình thường trong nước tiểu. Các khoáng chất như canxi, oxalate, uric axit, Natri, cystine hay phốt-pho kết thành một khối rắn và đó chính là sỏi thận. Sỏi thận cũng có thể ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có thể ở trong thận, bàng quang hay niệu đạo.

Nói chung sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài mà không ảnh hưởng gì, nhưng nếu sỏi lớn, có thể bị mắc lại trên đường ra và  sẽ cần phải có sự trợ giúp của bác sỹ chuyên khoa để lấy sỏi ra ngoài.

Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây sỏi thận và loại sỏi thận, từ đó mới tìm được cách chữa trị tốt nhất và cách phòng tránh. Nếu một người đã từng bị sỏi thận, rất có khả năng sẽ bị hình thành sỏi tiếp. Sỏi tiết niệu có thể gây cản trở cho thận trong việc loại bỏ các chất độc hại. Một viên sỏi trong thận cũng có thể xù xì, lởm chởm hoặc có các cạnh sắc nhọn và có thể làm tổn thương tạo nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến thận bị hỏng và đôi khi gây nên suy thận.

Những triệu chứng của sỏi thận

Bạn có thể không biết rằng mình bị sỏi thận cho đến khi nó gây đau đớn, là sỏi lớn và chặn đường tiểu hoặc đôi khi đi tiểu ra sỏi mới biết. Triệu chứng thông thường là cơn đau dữ dội, không đều bắt đầu từ vùng của thận, là sau lưng ở phía dưới hoặc phía dưới xương sườn. Cơn đau có khuynh hướng di chuyển cùng với sỏi. Nếu sỏi dừng không di chuyển thì cơn đau cũng hết. Ngoài ra còn có các triệu chứng sau:

  • Nước tiểu có máu hoặc màu đục, có mùi
  • Choáng váng và/hoặc nôn
  • Sốt và/hoặc ớn lạnh
  • Cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu

Nếu bạn có bất kể một triệu chứng nào kể trên, hãy đến gặp bác sỹ ngay. Chữa trị sỏi thận sớm có thể ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm như bệnh về thận, đặc biệt nghiêm trọng là có thể gây suy thận.

Các loại sỏi thận và cách hình thành sỏi

Có bốn loại sỏi thận chính: sỏi canxi, sỏi struvite, sỏi cystine và uric acid.

  • Sỏi Canxi là loại sỏi phổ biến nhất. Khoảng 80-90% sỏi thận là canxi với một vài khoáng chất khác (thường là oxalate và phosphate). Lượng canxi dư thừa trong cơ thể không sử dụng hết được loại bỏ qua thận, luợng dư thừa này thường chảy vào nước tiểu. Nếu canxi không được đưa ra ngoài, hoặc đơn giản là quá nhiều để có thể hoà tan trong nước tiểu, nó sẽ rắn lại và kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi. Sỏi canxi thường xuất hiện ở những nguời có lượng Vitamin D cao hoặc bị cường tuyến giáp (hạch tuyến giáp quá nhạy cảm). Những người bị suy thận thường có khả năng bị sỏi canxi.
  • Sỏi khuẩn là loại sỏi thường được hình thành sau khi bị viêm đường tiết niệu. Loại này khá phổ biến ở phụ nữ, do phụ nữ cũng dễ bị viêm đường tiết niệu hơn nam giới. Viêm đường tiết niệu mãn tính tạo ra enzyme làm tăng lượng amoniac trong nước tiểu. Lượng amoniac dư thừa này làm vi khuẩn có thể phát sinh nhanh hơn tạo điều kiện cho sỏi khuẩn hình thành. Sỏi khuẩn thường có nhiều cạnh nhọn, hoặc phân nhánh thành sừng và kích thước có thể phát triển lớn làm tổn thương đến thận.
  • Sỏi uric acid hình thành do quá nhiều uric acid trong nước tiểu. Khi lượng axit tăng cao, khoáng chất hình thành và kết hợp với canxi cộng oxalate tạo nên sỏi. Loại sỏi này thường có ở nam giới. Một chế độ ăn giàu chất đạm động vật có thể góp phần tăng cao lượng uric acid trong cơ thể. Những người bị bệnh gout có nguy cơ bị sỏi uric acid cao.
  • Sỏi cystine hiếm gặp hơn vì sỏi này thường bị do di truyền. Cystine là một loại amino acid. Một vài người bị bệnh xistine niệu làm cho thận không thể hút lại xistine vào trong máu. Xistine không được hoà tan tốt trong nước tiểu, vì vậy những dư thừa sẽ tạo thành khối rắn là sỏi cystine. Những người bị bệnh này thường được phát hiện ngay từ khi còn trẻ và sẽ được tiếp tục theo dõi chữa trị.

Điều trị sỏi thận

Để điều trị sỏi thận thì điều quan trọng là bác sỹ phải xác định bạn bị sỏi loại gì, từ đó mới có cách điều trị hiệu quả nhất. Sẽ lấy nước tiểu để xét nghiệm ra loại sỏi, do có nhiều loại sỏi thận nên  cũng có nhiều cách điều trị hiệu quả với từng loại

Có nhiều cách để loại trừ sỏi thận mà không phải phẫu thuật. Bạn có thể làm cho sỏi tự ra khi đi tiểu nếu uống nhiều nước (2-3 lít nước mỗi ngày, nếu bạn không bị bệnh gì cấm uống nhiều nước). Nếu sỏi quá lớn, có thể gây chảy máu hay làm tổn thương thận khi ra ngoài thì  phải dùng cách khác.

Một số cách điều trị sỏi thận:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể. Năng lượng tạo nên từ sóng siêu âm sẽ được chiếu qua da vào viên sỏi và phá vỡ sỏi. Bệnh nhân sẽ nằm trên một đệm nước, bác sỹ sẽ xác định vị trí viên sỏi qua chụp X-quang hoặc siêu âm. Sóng siêu âm cao hay thấp sẽ tán viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ vừa đủ để nó tự ra ngoài qua đường tiểu. Quá trình tán sỏi diễn ra trong khoảng một giờ. Tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể gây đau nên bác sỹ sẽ cho bạn dùng thuốc giảm đau hoặc gây tê. Sau khi trị liệu bạn có thể đi tiểu ra máu, có cảm giác hơi bỏng rát sau lưng và ở bụng hoặc đau khi viên sỏi đi ra ngoài.
  • Lấy sỏi thận qua da. Là phương pháp nội soi để lấy sỏi thận khi không tán sỏi được. Một ống soi thận sẽ được đặt vào trong thận, viên sỏi sẽ bị tán vỡ ra nhờ sóng siêu âm và sau đó được hút ra ngoài qua ống. Mặc dù cách lấy sỏi thận qua da không tạo ra vết mổ hở nhưng vẫn cần dùng thuốc gây tê và giảm đau, bệnh nhân vẫn phải nằm viện hai hoặc ba ngày. Lấy sỏi thận qua da được dùng khi viên sỏi quá lớn không thể dùng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể được hoặc khi đã tán sỏi ngoài mà không hiệu quả. Phương pháp này thường được dùng để điều trị những sỏi có nhiều cạnh nhọn, phân nhánh, sỏi khuẩn. Sau khi lấy sỏi qua da, bạn có thể cảm thấy đau ở đường rạch đặt ống soi và vùng thận. Sau khi hút hết sỏi, bác sỹ sẽ đặt ống thông dẫn nước tiểu ra ngoài, ống thông này sẽ được rút ra sau một vài ngày sau khi phẫu thuật.
  • Tán sỏi niệu quản qua nội soi là dùng một máy soi niệu quản qua bàng quang để lấy sỏi còn mắc trong niệu quản. Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Máy soi niệu quản là máy dò có thể đi qua bàng quang lên niệu quản để xác định vị trí sỏi trong niệu quản, khi tìm được vị trí sẽ dùng sóng siêu âm để tán vụn sỏi ra. Bệnh nhân cũng cần được gây mê khi làm tán sỏi niệu quản.

Hãy thay đổi cách sống để phòng ngừa sỏi thận

Vì hơn một nửa số người đã từng bị sỏi thận sẽ bị lại, nên cách tốt nhất là chữa trị và tìm cách phòng ngừa sỏi tái phát. Cách phòng ngừa tốt nhất là thay đổi cách sống, đặc biệt là khẩu phần ăn và thói quen tập thể dục.  Những người đã từng bị sỏi thận nên uống khoảng 2 đến 3 lít nước mỗi ngày (nếu không bị bệnh gì cần phải hạn chế uống nước). Ngoài ra, nếu bạn đã bị sỏi canxi, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalate, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô-cô-la, chè, rau chân vịt, các loại quả mọng như dâu tây. Ăn kiêng với chế độ ăn ít chất đạm cũng làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn, bác sỹ cũng có thể cho bạn uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu.

Một số người bị sỏi thận là do tuyến giáp nhạy quá mức và tiết ra nhiều hóc-môn, cường tuyến giáp cũng làm lượng canxi được giải phóng từ xương ra nhiều, số canxi này sẽ tạo thành sỏi trong thận. Vì vậy để điều trị triệt để có thể phẫu thuật tuyến giáp và sỏi thận sẽ không bao giờ còn nữa.

Mối liên quan giữa sỏi thận và suy thận

Một số người bị sỏi thận có nguy cơ bị suy thận nếu sỏi thận không được chữa trị kịp thời. Sỏi thận ở quá lâu trong thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận. Một số loại sỏi thận, có cạnh sắc nhọn có thể làm tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong thận và tạo ra sẹo. Vì vậy cần phải tìm đúng loại sỏi và đúng cách chữa trị sỏi thận  triệt để nếu phát hiện ra sỏi.

Nếu bạn có sỏi thận, nghĩa là bạn có nguy cơ bị tổn thương thận, suy thận cao hơn những người khác, vì vậy hãy thực hiện cách phòng ngừa sỏi thận và nếu đã bị sỏi thì thảo luận với bác sỹ để tìm cách chữa trị và ngăn chặn sỏi xuất hiện trở lại.

 

Minh Huệ
(Theo www.davita.com)

 

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Sau phá thai là gì?
  • Dù do bất cứ nguyên nhân nào, việc nạo phá thai có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người phụ nữ hay có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường như sẩy thai, vô sinh... Ngay trong chuyện chăn gối, việc nạo phá thai cũng gây ra những trục trặc cho cả hai.

  • Dinh dưỡng để thai phát triển tốt
  • Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ cần tăng từ 9-12kg, trong đó 3 tháng đầu tăng 1-2kg, 3 tháng giữa tăng 3-4kg, 3 tháng cuối tăng 5-6kg

  • Thở sâu thêm “dung tích” sống
  • Càng thở nông càng dễ dẫn đến cao huyết áp (CHA). Thở sâu đến bụng dưới vừa giúp tăng dung tích sống, kiểm soát cảm xúc, chống stress vừa hình thành một cơ chế giống như quả tim thứ hai để cải thiện lưu thông khí huyết và phòng chống CHA

  • Những điều nên tránh sau khi ăn
  • Trong cuộc sống thường ngày tồn tại rất nhiều thói quen ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chúng ta. Hãy xem bạn có mắc vào những thói quen đó không nhé!

  • Vắc-xin cúm A/H1N1 an toàn với thai phụ
  • (Dân trí) - Việt Nam lại có thêm một thai phụ mang thai 27 tuần tử vong vì cúm A/H1N1. Như vậy, đã có 11/43 ca tử vong là thai phụ. Vì thế VN đang xúc tiến nhanh công tác tiêm phòng cho thai phụ và khẳng định, vắc xin là an toàn với đối tượng này.

  • Tiền đái tháo đường - Nguy cơ và cách phòng tránh
  • Tiền đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng đường huyết cao nhưng chưa cao đến mức bị ĐTĐ. Tiền ĐTĐ cũng được biết tới với cái tên rối loạn đường huyết đói (IFG) hoặc rối loạn dung nạp glucose (IGT).

  • u đúng về chống lão hoá da
  • (Dân trí) - Để xoá đi dấu ấn thời gian trên gương mặt, nhiều chị em không tiếc tiền cho các sản phẩm chống lão hoá hay cầu cứu tới dịch vụ spa, thẩm mỹ viện… Tuy nhiên, chị em lại thiếu kiến thức trầm trọng về sự tấn công lặng lẽ của quá trình này…

  • 10 nguyên tắc ăn uống giúp “tránh xa” ung thư
  • (Dân trí) - Khoảng hơn 90% trường hợp ung thư là do môi trường bên ngoài. Trong đó, khoảng 40% liên quan đến thói quen ăn uống, gia vị thức ăn và phương pháp nấu ăn; 30% có liên quan đến thói quen sinh hoạt, đặc biệt là hút thuốc,uống rượu…

  • Bí quyết phòng và chữa nẻ cho bé
  • Sau mấy hôm trời lạnh, hai má bé Nấm, 2 tuổi (Hà Đông, Hà Nội) đỏ ứng, nứt nẻ. Mỗi lần mẹ rửa mặt bé lại kêu khóc vì xót, đau. Chị Hòa, mẹ bé, không biết làm sao giữ cho da con được mềm, mịn trong thời tiết hanh khô này.

  • Nguyên tắc “ba ít bốn nhiều” với người bị cao huyết áp
  • (Dân trí) - Người mắc bệnh cao huyếtt áp luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và vận động để duy trì sức khoẻ. Nguyên tắc “ba ít vốn nhiều” dưới đây sẽ giúp bạn có được chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, giúp cải thiện bệnh

  • Sử dụng hương đuổi muỗi có hiệu quả?
  • Hương đuổi muỗi có chất diệt côn trùng xông hơi được các gia đình dùng khá phổ biến vì dễ sử dụng, có hiệu quả và không đắt tiền

  • Chăm sóc da tay khi trời hanh khô
  • Mùa đông thời tiết khô hanh làm da dễ bị khô nứt, đặc biệt là da tay hằng ngày phải tiếp xúc nhiều với hóa chất và nước nóng. Nên chăm sóc như thế nào để da tay vẫn mịn màng?

  • Nẻ da, coi chừng biến chứng!
  • Thời tiết hanh, lạnh kéo dài là nguyên nhân khiến da thường xuyên khô, nứt nẻ, chảy máu và đau rát. Nếu da không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến xây xát, nhiễm trùng.

  • Dễ viêm họng vì mũi khô
  • Do mũi khô, những cục dử khô cứng chèn kín mũi rất khó lấy, khiến đường thở bị thu hẹp, phát ra tiếng khụt khịt. Do khó thở bằng mũi nên trẻ thường há miệng, kết quả là dễ bị viêm họng.

  • Ai không được dùng cyproheptadin để trị chán ăn?
  • Cyproheptadin có tác dụng kích thích cảm giác đói, sự thèm ăn nếu dùng vào ban ngày và gây buồn ngủ khi dùng về đêm; tuy nhiên công dụng chính lại là trị dị ứng. Vì vậy, rất cần lưu ý các đặc điểm chống chỉ định của loại thuốc dễ làm tăng cân này; đặc biệt với những đối tượng chán ăn như phụ nữ có thai và người cao tuổi.

  • Chữa nứt nẻ tay, chân bằng y học cổ truyền
  • Có rất nhiều người khi mùa đông đến, ngón tay, ngón chân bị những vết nẻ da ngứa không chịu nổi. Để khắc phục tình trạng này theo quan niệm của y học cổ truyền tay chân

  • Thuốc Đông y nên uống nóng hay nguội?
  • Trong Đông y, sắc thuốc đã là một công việc khá phức tạp và công phu, nhưng sắc xong uống như thế nào cho đúng cũng là một chuyện hết sức quan trọng. Thường thì khi sắc thuốc xong, ...

  • Trà gừng thảo dược ngày lạnh
  • Loại trà này uống trong mùa đông rất hợp bởi có tinh dầu gừng giúp ấm bụng và nguyên liệu thảo mộc đem lại cảm giác thư thái.

  • Chân tay lạnh, có nên lo lắng?
  • Nhiều người các ngón tay, ngón chân vào mùa đông thường lạnh ngắt. Nhìn chung không cần lo lắng về điều này bởi có thể đó là hiện tượng thông thường, xuất phát từ cấu tạo tự nhiên của cơ thể, do điều kiện thời tiết hoặc do giữ ấm không đúng cách. Tuy nhiên lạnh buốt chân tay đi kèm với một số cảnh báo sức khỏe khác thì không nên chủ quan.

  • thuốc trị cúm A với người mang thai và trẻ bú mẹ
  • Nắm chắc tính an toàn của thuốc chống cúm khi sử dụng, nhất là đối với những trường hợp đặc biệt như người mang thai, trẻ bú mẹ... người sử dụng sẽ mạnh dạn hơn khi dùng thuốc. Hai thuốc đang được sử dụng hiện nay là tamiflu và relenza.

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h