Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
nhung dong duoc cam dung trong thuc ph m chuc nang
Những Đông dược cấm dùng trong thực phẩm chức năng. (ảnh minh họa).

Hiện nay, trong nhiều loại thực phẩm chức năng (TPCN) người ta thường bổ sung một số thảo dược. Vì thảo dược cũng là thuốc, nên tất nhiên cũng có thể dẫn tới tác dụng phụ ngoài sự mong muốn.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Những Đông dược cấm dùng trong thực phẩm chức năngHiện nay, trong nhiều loại thực phẩm chức năng (TPCN) người ta thường bổ sung một số thảo dược. Vì thảo dược cũng là thuốc, nên tất nhiên cũng có thể dẫn tới tác dụng phụ ngoài sự mong muốn.Những Đông dược cấm dùng trong thực phẩm chức năng

Hiện nay, trong nhiều loại thực phẩm chức năng (TPCN) người ta thường bổ sung một số thảo dược. Vì thảo dược cũng là thuốc, nên tất nhiên cũng có thể dẫn tới tác dụng phụ ngoài sự mong muốn. Mặt khác, đông dược cũng có một số loại rất độc, nếu sử dụng trong TPCN có thể gây nên những hậu quả khó lường đối với sức khỏe và sinh mạng.

 

Dược phẩm cấm dùng trong bảo kiện thực phẩm (TPCN)

Bát giác liên, bát lý ma, thiên kim tử, thanh thổ mộc hương, sơn lương đang, xuyên ô, quảng phòng kỷ, mã tang diệp, mã tiền tử, lục giác liên, thiên tiên tử, ba đậu, thủy ngân, trường xuân hoa, cam toại, sinh thiên nam tinh, sinh bán hạ, sinh bạch phụ tử, sinh lang độc, bạch giáng đan, thạch toán, quan mộc thông, nông cát lỵ, hiệp trúc đào, chu sa, anh túc xác, hồng thăng đan, hồng đậu sam, hồng hồi hương, hồng phấn, dương giác ảo, dương trịch trục, lệ giang sơn từ cô, kinh đại kích, côn minh sơn hải đường, hà đồn, náo dương hoa, thanh nương trùng, ngư đằng, dương địa hoàng, dương kim hoa, khiên ngưu tử, phê thạch (bạch phê, hồng phê, phê sương), thảo ô, hương gia bì (giang liễu bì), lạc đà liên, quỷ cữu, mãng thảo, thiết bổng chùy, linh lan, tuyết thượng nhất chi cao, hoàng hoa hiệp trúc đào, ban miêu, lưu hoàng, hùng hoàng, lôi công đằng, điên gia, lê lô, thiềm tô.

Các loại đông dược hiện đang được sử dụng trong thực phẩm chức năng được phân loại ra sao? Những loại thảo dược nào có thể sử dụng trong TPCN? Những loại thảo dược nào không được sử dụng? Đó là những vấn đề mà mỗi người tiêu dùng thông thái đều cần biết rõ.

Thời trước, việc sử dụng thức ăn kết hợp với Đông dược, để tăng cường sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh, được thực thi bởi các loại món ăn đặc biệt, gọi là "dược thiện".

Trong Đông y truyền thống  "Dược thiện" được phân thành  2 loại hình chính.

Loại thứ nhất: Chỉ sử dụng nguyên liệu là thuốc. Nhưng các vị  thuốc được gia công, chế biến dưới dạng thức ăn; như bánh phục linh.

Loại thứ hai: Thức ăn có bổ sung dược liệu. Bao gồm các loại cháo thuốc, canh thuốc, trà thuốc, rượu thuốc,...  Loại hình này có ưu điểm là vẫn bảo trì được tác dụng chữa bệnh của thuốc cũng như giá trị dinh dưỡng của thức ăn, lại vẫn có hương vị đặc biệt như một món ăn ngon.

TPCN ngày nay, tuy vô cùng đa dạng, được sản xuất theo công nghệ hiện đại, nhưng về mặt cấu trúc nguyên liệu, cũng không vượt ra ngoài hai loại hình trên.

Theo thuyết "Dược thực đồng nguyên": Thuốc và thức ăn có chung một nguồn gốc, có chung một cấu trúc, có chung công hiệu và được sử dụng với cùng một mục đích.  Thuốc và thức ăn đồng cấu, nên tính năng đều được phân loại theo "tứ khí" (hàn nhiệt ôn lương - lạnh nóng ấm mát) và "ngũ vị" (tân cam khổ toan hàm - cay ngọt đắng chua mặn), thăng giáng phù trầm, quy kinh, ....

Xét theo bản chất, thuốc và thức ăn chỉ khác biệt trên phương diện cường độ tác dụng: Tứ khí ngũ vị của thức ăn tương đối bình hòa, còn tứ khí ngũ vị của thuốc thì mạnh hơn hoặc là mãnh liệt.

Căn cứ vào cường độ của thuốc, năm 2002, Bộ Y tế (Vệ sinh bộ) Trung Quốc đã công bố 3 danh sách đông dược, có liên quan đến thực phẩm chức năng (Bảo kiện phẩm). Xin giới thiệu để chúng ta tham khảo.

 Một loại thực phẩm chức năng được làm từ nghệ.

Dược phẩm "thực dược lưỡng dụng" (vừa là thuốc vừa là thực phẩm)

Đinh hương, bát giác hồi hương, đậu đao (đậu rựa), tiểu hồi hương, tiểu kế, sơn dược (củ mài), sơn tra, mã xỉ hiện (rau sam), ô tiêu xà, ô mai, mộc qua, hỏa ma nhân, đại đại hoa, ngọc trúc, cam thảo, bạch chỉ, bạch quả, bạch biển đậu, bạch biển đậu hoa, long nhãn nhục, quyết minh tử, bách hợp, nhục đậu khấu, nhục quế, từ cam tử, phật thủ, hạnh nhân, sa táo, mẫu lệ, khiếm thực, hoa tiêu, xích tiểu đậu, a giao, kê nội kim, mạch nha, côn bố, đại táo, la hán quả, uất lý nhân, kim ngân hoa, thanh quả, ngư tinh thảo, khương (sinh khương, can khương), chỉ cụ tử, câu kỷ tử, chi tử, sa nhân, bạng đại hải, phục linh, hương duyên, đào nhân, tang diệp, tang thầm, cát cánh, ích trí nhân, hà diệp, lai bặc tử, liên tử, cao lương khương, đạm trúc diệp, đạm đậu sị, cúc hoa, cúc cự, hoàng giới tử, hoàng tinh, tử tô (cành lá tía tô), tử tô tử (hạt tía tô), cát căn, hắc chi ma, hắc hồ tiêu, hòe mễ, bồ công anh, phong mật, phỉ tử, toan táo nhân, tiên bạch mao căn (rễ cỏ tranh tươi), tiên lô căn (rễ sậy tươi), phục xà, quất bì, quất hồng, bạc hà, ý dĩ nhân, giới bạch, phúc bồn tử, hoắc hương.

Dược phẩm có thể sử dụng trong bảo kiện thực phẩm (TPCN)

Nhân sâm, nhân sâm diệp,  nhân sâm quả, tam thất, thổ phục linh, đại kế, nữ trinh tử, sơn thù du, xuyên ngưu tất, xuyên bối mẫu, xuyên khung, mã lộc thai (thai hươu ngựa), mã lộc nhung, mã lộc cốt, đan sâm, ngũ gia bì, ngũ vị tử, thăng ma, thiên môn đông, thiên ma, thái tử sâm, ba kích thiên, mộc hương, mộc tặc, ngưu bàng tử, ngưu bàng căn, xa tiền tử, xa tiền thảo, bắc sa sâm, bình bối mẫu, huyền sâm, sinh địa hoàng, sinh hà thủ ô, bạch cập, bạch truật, bạch thược, bạch đậu khấu,  thạch quyết minh, thạch hộc (cần kèm theo chứng minh tính khả  dụng), địa cốt bì, đương quy, trúc nhự, hồng hoa, hồng cảnh thiên, tây dương sâm, ngô thù du, hoài ngưu tất, đỗ  trọng, đỗ trọng diệp, sa uyển tử, mẫu đơn bì, lô hội, thương truật, bổ cốt chi, kha tử, xích thược, viễn chí, mạch môn đông, quy giáp, bội lan, trắc bách diệp, chế đại hoàng, chế hà thủ ô, thích ngũ gia bì, thích mai quả, trạch lan, trạch tả, mai quế hoa, mai quế nhự, tri mẫu, la bố ma, khổ đinh trà, kim kiều mạch, kim anh tử, thanh bì, hậu phác, hậu phác hoa, khương hoàng, chỉ xác, chỉ thực, bá tử nhân, trân chu, giảo cổ lam, hồ lô ba, tây thảo, tất bát, cửu thái tử, thủ ô đằng, hương phụ, cốt toái bổ, đẳng sâm, tang bạch bì, tang chi, chiết bối mẫu, ích mẫu thảo, tích tuyết thảo, dâm dương hoắc, thỏ ty tử, dã cúc hoa, ngân hạnh diệp, hoàng kỳ, hồ bắc bối mẫu, phan tả diệp, cáp giới, việt quất, hòe thực, bồ hoàng, tật lê, phong giao, toan giác, hạn liên thảo,  thục đại hoàng, thục địa hoàng, miết giáp.

Lương y Thái Hư(SK&ĐS)

>>> Cây thuốc nam

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Bỗng dưng... tắt thở
  • Sáng chủ nhật, khi đưa xe ra khỏi cổng nhà để đi bơi, một người hàng xóm níu tay tôi lại, khẩn thiết: “Bác sĩ qua xem giùm thằng em tôi. Sao từ sáng đến giờ không thấy nó thở nữa”.

  • Chiếc bát có vị ngọt : Dùng nhiều cực độc!
  • Ông Trần Trọng Cử (ở khối 4, thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh) có một chiếc bát kỳ lạ, bỏ bất cứ thứ nào vào bát khi ăn, uống đều có vị ngọt. Chiều 16/11, Viện Hóa học đã có kết luận chính thức về chiếc bát này.

  • Phòng và chăm sóc da mùa hanh khô
  • Mùa hanh khô, thời tiết se lạnh và độ ẩm cao trong không khí sẽ khiến cho làn da vốn nhạy cảm của phụ nữ châu Á dễ dàng bị khô, tróc vẩy, tê rát, không ăn phấn và rất khó trang điểm.

  • Bảo vệ tim với tỏi tươi
  • Tác dụng của tỏi tươi đối với sức khỏe không có gì mới. Tuy nhiên, những thực nghiệm hiện đại mới nhất của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ rõ: ăn bao nhiêu, ăn như thế nào sẽ giúp bảo vệ tim tốt nhất.

  • 11 lợi ích của trà cúc La Mã
  • Hoa cúc La Mã từ lâu đã được người Ai Cập cổ xem là một phương thuốc trị bách bệnh. Trà của loại dược thảo quý này đã được sử dụng hàng trăm năm qua với nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe.

  • Bệnh giao mùa ở trẻ em - Chớ coi thường!
  • Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, số trẻ em tới các bệnh viện, trung tâm y tế tăng vọt. Các bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa là tiêu chảy, cảm cúm, sốt và nhất là bệnh viêm đường hô hấp. Để thuận tiện cho việc nhận biết và điều trị bệnh, các nhà chuyên môn chia viêm đường hô hấp (VĐHH) thành 2 loại, tuỳ theo vị trí tổn thương.

  • Tính an toàn của thuốc kháng cúm trên thai kỳ
  • Nguy cơ của cúm A/H1N1 với người có thai, cho con bú thế nào? dùng thuốc kháng cúm (Tamifflu, relenza) có an toàn không? trả lời được câu hỏi này sẽ định hướng đúng, kịp thời... trong điều trị cúm cho các đối tượng này.

  • 8 mẹo tóc đẹp giao mùa
  • Để có mái tóc đẹp, bóng mượt trong khúc giao mùa cũng không khó lắm đâu. Bạn có thể làm cho mái tóc óng ả chỉ bằng 8 mẹo sau đây.

  • Máy ngâm chân thải độc: Chiêu lừa mới?
  • Hiện tượng nước ngâm chân đổi màu thể hiện tình trạng bệnh đã khiến không ít gia đình phát hoảng vì chất độc tồn tại trong cơ thể mình và sẵn sàng bỏ tiền triệu để mua máy.

  • Bệnh theo mùa tăng - Bệnh viện quá tải
  • Các bệnh nhân tăng, nhiều bệnh viện trở nên quá tải, cán bộ y tế ở hệ điều trị phải "mở hết công suất" để làm việc. Công tác tuyên truyền, vận động, dập dịch, phòng chống dịch cũng được đặt lên hàng đầu. Các cán bộ y tế dự phòng luôn tất bật ngược xuôi. Trong tình cảnh đó, mỗi người dân trang bị kiến thức về sức khỏe, thực hiện tốt các khuyến cáo của ngành y tế... là giải pháp tự bảo vệ mình hữu hiệu nhất.

  • Xu hướng make up thu đông 2009/2010
  • Trong khi xu hướng thời trang luôn được biến hóa theo từng mùa của năm, thì xu hướng trang điểm cũng vặn mình thay đổi với những nét đặc trưng riêng biệt không kém.

  • Cùng mắc cúm A/H1N1 và sốt xuất huyết: Cực kỳ nguy hiểm!
  • Trong tình hình dịch cúm A/H1N1 và sốt xuất huyết gia tăng nhanh như hiện nay thì khả năng bệnh nhân mắc đồng thời cả hai bệnh trên là rất lớn. Nếu cả hai bệnh cùng diễn biến nặng, có biến chứng thì sẽ rất khó khăn trong điều trị...

  • Chăm sóc da cho ngày cưới
  • Một làn da đẹp, tươi sáng và rạng rỡ chính là bí quyết giúp bạn trở thành một cô dâu hoàn hảo với vẻ đẹp nổi bật, đầy tự tin và quyến rũ trong ngày trọng đại nhất cuộc đời.

  • Nước tăng lực - Những hậu họa khi lạm dụng
  • Sự bùng nổ của lĩnh vực nước uống đóng hộp trong những năm trở lại đây đã góp thêm vào thị trường nước uống nhiều loại  đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, nước uống đóng hộp không hoàn toàn vô hại như nhiều người vẫn lầm tưởng. Trái lại, việc lạm dụng đồ uống đóng hộp và nhiều loại nước tăng lực đôi khi lại gây ra những rắc rối cho sức khỏe.

  • Những sai lầm đáng yêu trong lịch sử khoa học
  • Lịch sử khoa học của loài người ghi dấu không ít sai lầm trong công tác nghiên cứu và khảo sát những vấn đề đáng quan tâm nhất. Phải mất một thời gian dài sau đó người ta mới nhận ra những sai lầm này. Tuy nhiên, chính những sai lầm ấy đã trở thành tiền đề cho các thành tựu phát triển khoa học về sau.

  • Tác hại của thuốc làm tăng cơ bắp
  • Một mục tiêu của vận động viên (VĐV), đặc biệt VĐV luyện tập thể hình, là làm sao tăng khối lượng cơ bắp ngày càng nhiều càng tốt. Nếu chỉ dựa vào cơ chế dinh dưỡng hợp lý, sự vận động thể lực thích hợp để tăng thể tích cơ bắp thì không có gì để nói

  • Dấu hiệu phân biệt sốt xuất huyết và cúm H1N1
  • Nếu bị sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt chỉ được thời gian ngắn lại sốt cao thì bệnh nhân có thể bị sốt xuất huyết. Còn nếu sốt kèm theo biểu hiện viêm họng, ho thì nhiều khả năng là cúm H1N1.

  • Lưu ý đặc biệt các bệnh giao mùa
  • Trong thời gian hết hè sang thu, nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm chênh nhau rất nhiều, độ ẩm cũng giảm dần nên dẫn đến khô hanh. Đây cũng là thời điểm dễ sinh bệnh tật, vì vậy phải làm tốt những việc sau đây để phòng chống một số loại bệnh.

  • Vì sao các ca tử vong nhiễm H1N1 tăng nhanh?
  • Gần 100% ca cúm tại 15 điểm giám sát trên cả nước là A/H1N1, số người tử vong do cúm tăng nhanh... khiến dư luận hết sức lo lắng.  

  • Kê đơn thuốc: Thầy thuốc cần thực hiện đúng sứ mạng của mình
  • Ngày nay, đơn thuốc là văn bản của thầy thuốc hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc. Đơn thuốc (prescription) có nguồn gốc từ tiếng Latinh "praescriptus" bao gồm tiếp đầu ngữ "prae" có nghĩa là "trước" và "scribere" có nghĩa là "viết".

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h