Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
la du du chua khoi ung thu
Lá đu đủ chữa khỏi ung thư?. (ảnh minh họa).

250 người chữa ung thư bằng lá đu đủ. Kết quả nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoặc đỡ


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Lá đu đủ chữa khỏi ung thư?250 người chữa ung thư bằng lá đu đủ. Kết quả nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoặc đỡLá đu đủ chữa khỏi ung thư?

Vừa qua, tòa soạn đã nhận được thư của GS Nguyễn Xuân Hiền, nguyên Chủ nhiệm Khoa Da Liễu, Bệnh viện TƯ Quân đội 108 công bố hướng dẫn 250 người chữa ung thư bằng lá đu đủ. Kết quả nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoặc đỡ, kéo dài sự sống tốt.

 

Nhưng bằng sự thận trọng của một người từng làm trong lĩnh vực y khoa, ông vẫn mong muốn các bộ ngành liên quan nghiên cứu bài thuốc dân gian này. Phóng viên đã tiếp cận trực tiếp vấn đề này.

 

Dù đã 91 tuổi nhưng trên bàn làm việc của GS Nguyễn Xuân Hiền trong căn nhà Khu tập thể Dệt Kim Hà Nội vẫn bề bộn sách vở. Ông không chỉ viết các chuyên đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực của mình mà đi sâu nghiên cứu về lá đu đủ trị ung thư.

 

Ông tâm sự, từ khi nghỉ hưu ông sưu tầm nghiên cứu và hướng dẫn miễn phí cho các bệnh nhân ung thư có nhu cầu về bài thuốc này để giúp đỡ.

 


GS Nguyễn Xuân Hiền giới thiệu bài thuốc với phóng viên.

 

7/15 người uống có kết quả?

 

Câu chuyện bắt đầu từ năm 2005, khi ông được tin bà Lê Thị Đặng ở TPHCM đã dùng nước sắc lá đu đủ điều trị cho chồng bị ung thư lưỡi đã di căn chọc thủng một bên má. Sau vài tháng chỉ uống nước lá đu đủ đã khỏi bệnh và sống thêm được 9 năm rồi chết vì tuổi già (87 tuổi).

 

Bài thuốc này lại bắt nguồn từ ông Stan Sheldon (người Úc). Năm 1962, ông Stan Sheldon bị ung thư 2 lá phổi sắp chết, may có người thổ dân mách cho uống nước sắc lá đu đủ, sau vài tháng đã khỏi, 10 năm sau không tái phát, 16 bệnh nhân ung thư khác được mách uống nước sắc lá đu đủ cũng đã khỏi.

 

Theo GS Nguyễn Xuân Hiền, khi nhận được bài thuốc, ông cũng áp dụng cho người nhà bị bệnh nhưng do bệnh đã di căn lại không áp dụng triệt để nên không chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì theo dõi các bệnh nhân khác.

 

Kết quả trong 2 năm (2005 - 2007), hướng dẫn cho 15 bệnh nhân cho thấy: 4 trường hợp (3 u phổi, 1 chửa trứng) uống được trên 5 - 6 tháng thì sức khoẻ ổn định, lên cân, u thu nhỏ, hết hạch cổ, đỡ ho, đỡ đau; 3 trường hợp bị u phổi khác uống được hơn 2 - 3 tháng thì u nhỏ đi, sức khoẻ tốt hơn; 1 trường hợp bị u phổi khác uống được 2 tháng, bệnh tiếp tục tiến triển, đau, ho nhiều; 3 trường hợp chết (1 u phổi, 1 u dạ dày, 1 u gan) chỉ uống chưa được 2 tháng sau đó chuyển thuốc Đông y khác; 1 trường hợp u đại tràng di căn chỉ uống chưa được 2 tháng, kết quả không mấy tiến triển.

 

 

Từ đó đến nay, ông tiếp tục nghiên cứu và hướng dẫn cho 250 người khác có đầy đủ số điện thoại, địa chỉ ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, kết quả có 9 người khỏi bệnh, hết u, sức khoẻ tốt.

 

 

Nhiều người trên thế giới khỏi bệnh?

 

Ngoài 16 trường hợp bị ung thư phổi được ông Sheldon mách uống lá đu đủ cũng khỏi bệnh, GS Nguyễn Xuân Hiền cũng cung cấp cho chúng tôi một bản dịch từ Mỹ trong đó cũng kể kinh nghiệm của 3 người bị ung thư phổi đã ở giai đoạn III, IV cũng nhờ uống nước lá này mà khỏi.

   

Tuy nhiên, bài viết chỉ nêu rất chung chung, không có tên và địa chỉ của người bệnh: Một người đàn ông 65 tuổi, đã bị cắt 1/4 lá phổi, ho ra máu và mủ nhiều, người kiệt sức chỉ nằm mà không ngồi được, bệnh viện trả về nhà chờ chết. Ông này đã uống lá đu đủ chưa đầy 2 tháng mà bệnh tình thuyên giảm tới 80%, 4 tháng thì khỏi hẳn. Hay một người đàn bà 66 tuổi, bị ung thư phổi giai đoạn IV - to bằng bàn tay, tế bào ung thư đã ăn sâu vào xương sống, sau 3 tháng uống lá đu đủ, khối u teo nhỏ lại bằng đầu ngón tay, tháng thứ 6 thì chỉ còn là chấm nhỏ...

 

Khi được hỏi về tính xác thực của các kết quả ghi nhận những bệnh nhân uống lá đu đủ khỏi bệnh, GS Nguyễn Xuân Hiền cho biết, ông đã nghỉ hưu nên không đủ điều kiện nghiên cứu, chứng minh trên lâm sàng.

 

Ông chỉ là người truyền bá bài thuốc để giúp những người bị bệnh “tứ chứng nan y” vượt qua được bệnh tật. Các bệnh nhân khỏi bệnh là do họ gọi điện báo cho ông chứ ông cũng không thăm khám hay có các kết quả xét nghiệm từ Tây y.

 

Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Xuân Hiền, qua theo dõi nghiên cứu ông thấy, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu và ghi nhận lá đu đủ có thể chữa được ung thư.

 

Gần đây nhất là công trình nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang giáo sư Đại học Florida Mỹ đã công bố trên tạp chí dược học cho thấy, chất chiết xuất từ lá đu đủ có tác dụng tăng cường quá trình sản sinh các phân tử truyền dẫn tín hiệu chủ chốt có tên Th1-type cytokines.

 

Chúng đóng vai trò điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể đồng thời tạo hiệu quả tiêu trừ khối u ở một số loại ung thư, điều này mở ra những phương cách điều trị bệnh ung thư qua hệ thống miễn dịch.

 

Nghiên cứu đã dùng nước chiết lá đu đủ ở 4 độ mạnh khác nhau cho 10 mẫu ung thư khác nhau và đo hiệu quả sau 24 tiếng. Kết quả cho thấy, lá đu đủ đã làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư trong cả 10 mẫu thử ấy.

 

Đặc biệt là chất chiết xuất từ lá đu đủ không gây độc hại cho các tế bào bình thường, do đó, tránh được các tác dụng phụ thường gặp ở nhiều phương pháp điều trị hiện nay.

 

Chưa được khoa học công nhận

 
 

GS. Nguyễn Xuân Hiền
 

Theo GS Nguyễn Xuân Hiền, trước đây có nhiều người phản đối lá đu đủ chữa bệnh và cho rằng đó là một loại cây khác. Nhưng nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang là cây Carica papaya. Đây là tên khoa học của cây đu đủ. Người Mỹ gọi đu đủ là papaya, người Úc và New Zealand gọi là pawpaw.

 

Không nên lẫn lộn “paw paw đu đủ” và “paw paw Bắc Mỹ”. Cây pawpaw Bắc Mỹ thân mộc, có tên khoa học là Asimina tribola và cũng được làm dùng thuốc trị ung thư hiện có bán trên trị trường. Còn đu đủ là cây thân thảo.

 

GS Nguyễn Xuân Hiền nhấn mạnh, nhiều người, đặc biệt với những người chưa qua phẫu thuật khối u, chưa chạy xạ, truyền hóa chất chống ung thư thì kết quả tốt và nhanh hơn. Các nghiên cứu cho thấy, trong lá đu đủ có men papain và trong men papain có chất carotenoid và Iso thyocyanotes có khả năng kích thích sản xuất Cytokin Th1 - type là yếu tố miễn dịch, do đó có thể ức chế tế bào ung thư mạnh gấp triệu lần các thuốc chống ung thư Tây y.

 

Một công trình nghiên cứu so sánh nước sắc lá đu đủ với 10 loại nước lá chống ung thư khác thì thấy, nước sắc lá đu đủ có tác dụng vượt trội mà giá thành lại rẻ bằng 1/2 - 1/3 với các loại khác. Hơn nữa, nước sắc lá đu đủ không gây tác dụng phụ.

 

Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Xuân Hiền, cho tới nay nước sắc lá đu đủ chữa ung thư vẫn chưa được khoa học công nhận, vì thế rất khó biết nó có tác dụng thực sự hay không, nếu có thì ở chừng mực nào và các phản ứng phụ có thể xảy ra. Vì vậy, ông thiết tha mong muốn Viện Đông y, Bệnh viện K, Bộ Y tế... quan tâm nghiên cứu vấn đề này một cách bài bản, khoa học.

 

Mỗi ngày lấy 4 - 5 lá đu đủ cả cuống, già càng tốt (có tài liệu hướng dẫn là lá bánh tẻ), lấy dao cắt nhỏ cho vào nồi đổ 2 lít nước, nấu khoảng 2 tiếng, cô lại thành 1 lít để nguội cho vào tủ lạnh, uống thành 2 ngày, mỗi ngày 500ml chia làm 3 lần lúc no. Sau khi uống, uống thêm 1 - 2 thìa cà phê mật mía hoặc mật ong. Uống liên tục 3 tháng trở lên mới thấy có tác dụng. Những người chưa qua phẫu thuật khối u, chưa chạy tia, truyền hóa chất thì kết quả tốt và nhanh hơn.

 

Theo  Khoa học & Đời sống

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Cây lược vàng có phải là
  • Thời gian gần đây, một số tin “hot” về cây lược vàng được mệnh danh là “thần dược”. Theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về cây thuốc lược vàng.

  • Những sự cố có thể gặp khi đang quan hệ
  • Nếu tôi ví sự cố trên giường tương đương với tình trạng giao thông xứ mình e là các nhà giao thông công chánh sẽ nổi đóa lên mà rằng: giường chỉ có 2 người lấy đâu ra kẹt, ùn, tắc, va quẹt, vỡ đầu, rơi xuống vực, cầu sập, cầu lủng, xe đụng

  • Có nên uống đông dược và tân dược cùng một lúc?
  • Để điều trị bệnh, nhiều khi phải dùng kết hợp cả y học hiện đại và y học cổ truyền, nhưng có nên uống tây y (tân dược) và đông y (đông dược) cùng một lúc hay không, uống như thế nào để đạt hiệu quả cao?

  • 10 sự thật đáng ngạc nhiên về cholesterol
  • Nói đến cholesterol mọi người đều liên hệ ngay tới thực phẩm béo ngậy và các bệnh tim mạch nhưng đó chỉ là một phần nổi bật của cholesterol. 10 sự thật sau vẫn sẽ làm bạn phải ngạc nhiên.

  • Làm sao cho khỏi xuất binh… sớm?
  • Thời xa xưa, thuở ban đầu của lịch sử loài người, khi tình dục chỉ đơn thuần là truyền giống, xuất tinh sớm là một ưu thế.

  • Thức tỉnh vùng yêu
  • Khi đề cập đến "vùng nhạy cảm" của phụ nữ, nhiều người nghĩ ngay đến "vùng kín". Đấy là những suy nghĩ hết sức sai lầm. Vậy thì những khu vực nào trên cơ thể nàng dễ đem lại cảm xúc? Nếu nam giới biết cách thì từ đầu chân nàng đều là những vùng hết sức nhạy cảm.

  • Dị ứng trong… đời sống tình dục
  • Có rất nhiều tác nhân khác nhau về bản chất lại gây ra cùng một phản ứng giống nhau ở người - đó là tình trạng dị ứng. Và trong đời sống tình dục cũng có những kiểu dị ứng riêng của nó

  • Vì sao đàn ông ăn
  • Một số người không thích hai chữ “tình dục” vì coi đó là điều cấm kỵ, là chuyện riêng của 2 người trong phòng mà cứ lôi ra bàn. Có người còn coi đó là tục tĩu, là không phù hợp với thuần phong mỹ tục của ta. Thậm chí có người còn gọi đó là “trụy lạc”

  • Những cách vượt cơn ghen hoang tưởng
  • Muốn thoát khỏi ám ảnh mình bị "cắm sừng", dù thực tế không hề có, bạn phải tìm nguyên nhân xem mình ghen tuông vì cảm thấy yếu thế so với nàng hay vì bạn từng bị phản bội hoặc bạn "suy bụng ta ra bụng người".

  • Những “vũ khí” chống cảm cúm, cảm lạnh
  • Mỗi cái hắt hơi sẽ bắn ra hơn 100 ngàn giọt dịch có chứa vi khuẩn mà có thể sống sót tới 2 ngày trong thời tiết lạnh. Đó là lý do vì sao cảm cúm-cảm lạnh là một phần không thể thiếu của mùa đông. Vậy thứ gì sẽ bảo vệ bạn tốt nhất?

  • Những điều có thể chưa biết về đôi chân
  • Hầu như chẳng mấy ai nghĩ đến phần quan trọng nhất tính từ hông trở xuống: đôi chân. Nhưng hãy “để mắt” tới khu vực thường có mùi khó ưa này vì bạn di chuyển được là nhờ chúng.

  • Bí kíp cho người buồn ngủ ngày
  • Có nhiều người lúc nào cũng có cảm giác buồn ngủ, cho dù là đang học tập hay làm việc. Thói quen xấu này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cũng như hiệu quả công việc. Có thể những lời khuyên dưới đây sẽ giúp chúng ta giảm bớt tình trạng này.

  • 5 sai lầm thường gặp khi chăm trẻ sơ sinh
  • Trẻ ngủ ngoan nhiều tiếng liền; ăn uống theo thời khóa biểu, cho trẻ ngủ trên bề mặt quá mềm... là những sai lầm thường gặp ở các bậc phụ huynh mới sinh con.

  • Ăn chuối để giảm cân
  • Thay vì ăn các loại đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường, cứ mỗi 2 tiếng, bạn ăn 1 quả chuối, vừa giúp giảm căng thẳng, vừa giúp giữ cân. Và đây chỉ là 1 trong 15 lợi ích từ chuối.

  • Chế độ ăn ở người viêm khớp dạng thấp
  • Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh gặp ngày càng nhiều, nguyên nhân là do miễn dịch, bệnh sẽ nặng hơn khi mùa lạnh đến. Những nghiên cứu gần đây cho thấy 30-40% bệnh nhân VKDT có thể có lợi nếu họ xác định được loại thức ăn nghi ngờ và loại hẳn nó ra trong chế độ ăn.

  • Các biện pháp phòng ngừa sinh non
  • Trẻ sinh non khi lọt lòng mẹ ở thời điểm tuổi thai chưa đến 37 tuần (tính từ ngày người mẹ có kinh lần cuối), thường cân nặng của trẻ sinh non nặng dưới 2,5kg. Theo các bác sĩ, việc phát hiện sớm các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ sinh non là rất quan trọng để xử trí kịp thời.

  • Những nơi có nhiều vi khuẩn nhất trong nhà
  • Rửa tay, một việc làm phổ biến, mà cũng là một việc đáng làm, nhất là khi dịch cúm A/H1N1 đang lan tràn trên tòan thế giới. Thế nhưng, mọi cách rửa tay đều có thể không thể tiêu diệt được những vi khuẩn và virus luôn rình rập khắp trong nhà bạn.

  • Giải cứu nhan sắc bà bầu
  • Đã có nhà văn từng ví von người phụ nữ đẹp nhất là lúc mặc áo cưới và lúc mặc áo… bầu. Cô dâu thì đương nhiên đẹp rồi nhưng còn bà bầu? Nếu… đẹp, có lẽ là nét đẹp tinh thần mà đẹp kiểu này không phải bà bầu nào cũng mãn nguyện.

  • Làm gì để môi bớt khô?
  • Tôi 23 tuổi, gần đây môi thường xuyên bị khô, cảm giác rất khó chịu, đôi khi hơi rát. Tôi phải làm gì để hạn chế tình trạng này, mong bác sĩ tư vấn. (Khánh Chi, Phú Nhuận)

  • Khi bắt đầu bước vào một chế độ ăn kiêng khắt khe, rất có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn và lúng túng vì cơ thể chưa quen với nếp ăn uống mới. Nếu không có quyết tâm và cách làm đúng, bạn sẽ sớm phải bỏ cuộc.

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h