Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
benh lien cau lon va cach phong chong
Bệnh liên cầu lợn và cách phòng, chống. (ảnh minh họa).

Người bệnh sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác... xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Bệnh liên cầu lợn và cách phòng, chốngNgười bệnh sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác... xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.Bệnh liên cầu lợn và cách phòng, chống

Bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra trên lợn là chủ yếu, ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh liên cầu lợn có thể lây cho người, vì vậy nó được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Bệnh cảnh viêm màng não ở liên cầu lợn:
 
Người bệnh sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác... xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hóa: sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run... trước khi có biểu hiện của viêm màng não.

Trường hợp nặng: Sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong.

Chẩn đoán xác định:
 
Tìm thấy S.suis gây bệnh (thường là S.suis týp II) khi nuôi cấy bệnh phẩm (máu người bệnh hoặc các mô, tổ chức bị tổn thương) hoặc tiến hành làm xét nghiệm huyết thanh học hoặc làm phương pháp sinh học phân tử (PCR). Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự viêm màng não do não mô cầu, viêm màng não do Haemophilus Influenzae, sốt xuất huyết thể nặng.

Xét nghiệm cần làm:

- Loại mẫu bệnh phẩm: máu người bệnh, các mô, tổ chức bị tổn thương.

- Phương pháp xét nghiệm:

+ Phân lập liên cầu: Cấy máu, lấy khuẩn lạc nhuộm soi thấy hình ảnh liên cầu gram (+), tiếp đó quan sát hiện tượng dung huyết alpha và beta trên môi trường thạch máu cừu và ngựa.

+ Thực hiện phản ứng kháng thể huỳnh quang phát hiện vi khuẩn tại các mô bị nhiễm.

+ Làm phản ứng PCR là phương pháp chính xác nhất.

Tác nhân gây bệnh

- Tác nhân gây bệnh liên cầu lợn là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis). Vi khuẩn gram dương, hình cầu hay hình ô van, kỵ khí tùy tiện. Ở động vật, vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi và hạch hạnh nhân. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn. Dựa vào đặc điểm của các polysaccharid ở lớp vỏ bọc vi khuẩn, người ta đã xác định vi khuẩn có 35 týp huyết thanh. Trong đó, S.suis týp II thường gây bệnh ở người. S.susi chủ yếu sống ở lợn nhà nhưng đôi khi cũng tìm thấy ở các loài lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim. S.suis có thể tồn tại lâu trong phân, nước, rác. Như vậy, môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền bệnh của vi khuẩn. S.suis dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn và tẩy rửa, có thể điều trị hiệu quả bằng kháng sinh.

Nguồn truyền nhiễm

 

- Ổ chứa: Lợn nhà, có thể cả lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim. Các véc-tơ có khả năng truyền bệnh bao gồm ruồi, gián, chuột.

- Thời gian ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ từ vài giờ đến 3 ngày.

- Thời kỳ lây truyền: Hiện nay chưa được biết đầy đủ. Khả năng khi lợn bị bệnh, vi khuẩn S.suis biến đổi và tăng độc tính mới lây nhiễm cho người. Chưa thấy có sự lây truyền bệnh từ người sang người.

Phương thức lây truyền

- Streptococcus suis có thể lây truyền qua người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín. Hiện nay, chưa có bằng chứng bệnh liên cầu khuẩn có thể lây trực tiếp từ người sang người.

- Lợn mang vi khuẩn là nguồn lây nhiễm chính. Bệnh có thể truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua kim tiêm nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể vẫn có mặt ở hạch hạnh nhân của lợn sau khi đã được điều trị bằng kháng sinh penicillin. Lợn nái có thể mang vi khuẩn trong tử cung và âm đạo. Lợn có thể bị nhiễm vi khuẩn ở bất kỳ tuổi nào. Khả năng nhiễm và gây bệnh của vi khuẩn ở lợn con cao hơn ở lợn trưởng thành. Các đàn lợn con trong trạng thái chịu stress và tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ có khả năng phát bệnh cao.

- Phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi có thể trở thành nguồn bệnh thứ cấp. Các động vật khác có khả năng truyền bệnh bao gồm ruồi, gián, chuột.

Tính cảm nhiễm và miễn dịch

- Ở lợn: Có thể bị nhiễm vi khuẩn ở bất kỳ tuổi nào. Khả năng nhiễm và gây bệnh của vi khuẩn ở lợn con cao hơn ở lợn trưởng thành.

- Ở người: Hiện nay chưa được biết đầy đủ.

- Những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao: người làm việc ở trại chăn nuôi lợn, người giết mổ gia súc, cán bộ thú y, người ăn tiết canh lợn hoặc ăn thịt lợn ốm chết.

 

*Người có nguy cơ lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh. Biểu hiện lâm sàng chính là: viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết... Tỷ lệ chết có thể tới 7%.

Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, ICD-10 B95: Streptococcus suis diseases.

* Theo một nghiên cứu gần đây của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh cho thấy bệnh này có khuynh hướng xảy ra vào mùa hè nắng nóng, 58 bệnh nhân (81%) là nam giới. Phần lớn bệnh nhân là nông dân, 38% bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với lợn hay thịt lợn, tuy nhiên chỉ có 6 bệnh nhân (8%) có tổn thương da nghi ngờ. 69 bệnh nhân (96%) biểu hiện bệnh cảnh viêm màng não như: sốt, nhức đầu, ói, cổ cứng, rối loạn tri giác là những triệu chứng thường gặp. 68% trường hợp viêm màng não mủ có triệu chứng ù tai, điếc. Một bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết bị sốc do nhiễm độc tố liên cầu. Sau 10 - 14 ngày dùng kháng sinh ceftriaxon, hầu hết bệnh nhân đều hồi phục. Tất cả các chủng vi khuẩn phân lập được còn nhạy cảm với penicillin và ceftriaxon.

Các biện pháp phòng, chống dịch

 

- Biện pháp phòng bệnh:

Đối với người giết mổ lợn phải tuân theo các quy định: Không giết mổ lợn bị bệnh; không được sử dụng thịt lợn chết làm thức ăn cho động vật khác và phải xử lý lợn bị bệnh chết triệt để, tránh gây nhiễm ra môi trường và cộng đồng; mang các dụng cụ bảo vệ cá nhân cần thiết (găng tay, khẩu trang, kính, mũ...), bảo đảm các vết xước, vết thương không tiếp xúc với lợn hay các sản phẩm của lợn; nơi giết mổ phải bảo đảm vệ sinh môi trường sạch sẽ, tách biệt với khu chế biến thức ăn.

Đối với người mua bán thịt lợn: Không mua, bán lợn bị bệnh; không mua bán lợn, thịt lợn không rõ nguồn gốc; chỉ mua lợn, thịt lợn có nguồn gốc, không bị bệnh và có dấu hiệu kiểm dịch của cơ quan thú y.

Đối với người tiêu dùng: Không ăn thịt lợn sống, không ăn tiết canh, nội tạng lợn chưa được nấu chín, không ăn thịt lợn và sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc; không tiếp xúc với sản phẩm từ lợn còn sống khi tay có vết xây xước, trừ khi mang găng bảo vệ.

Đối với người chế biến thức ăn: Giữ cho khu vực chế biến thức ăn sạch sẽ và rửa tay sau khi thao tác; khi lưu trữ, bảo quản thịt sống phải tách biệt với nơi bảo quản thịt đã qua chế biến hoặc sản phẩm ăn sẵn để tránh lây nhiễm bệnh; không dùng dụng cụ chế biến thịt sống để chế biến thịt (dao, thớt); rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi chế biến thịt; sản phẩm phải được nấu chín kỹ trước khi ăn...

- Biện pháp chống dịch: Khi nhận thấy có dịch liên cầu khuẩn xảy ra thì phải  xử lý như xử lý một ổ dịch truyền nhiễm:

+ Tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp bị nghi nhiễm liên cầu lợn, nên đưa ngay đến bệnh viện để điều trị kịp thời, đặc biệt chú ý giám sát những đối tượng có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh như người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn.

+ Khoanh vùng, phun khử trùng môi trường vùng có dịch bằng chloramin B 3-5%.

+ Nghiêm cấm hoàn toàn việc di chuyển và giết mổ lợn. Không giết mổ, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết phải tiêu hủy đúng cách.

+ Lợn ốm, chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn và tiêu hủy. Chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn. Để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại.

- Nguyên tắc điều trị: Lưu ý phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện viêm màng não và có tiếp xúc với lợn bị bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng.

Điều trị kháng sinh đặc hiệu penicillin liều cao: uống, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch, thường phải điều trị trên 10 ngày. Có thể dùng các kháng sinh khác cũng hiệu quả như: ampicillin, erythromycin hoặc nhóm cephalosporin.

Điều trị triệu chứng và áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực nếu có biến chứng nặng.

Lọc máu nếu có điều kiện.

- Kiểm dịch y tế biên giới: Thực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm dịch quốc tế khi xuất, nhập lợn qua biên giới để không đưa mầm bệnh từ nước ngoài xâm nhập vào nước ta và ngược lại.      

TS. Trần Thanh Dương
(Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng)/SK&ĐS
  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Thuốc trị cúm A/H1N1
  • Một nhóm nghiên cứu do Tiến sỹ Nguyễn Hải Nam, Trưởng khoa Hóa Dược (ĐH Dược Hà Nội) đứng đầu đã nghiên cứu và bào chế thành công loại thuốc Fludon-H1 có chứa hoạt chất Arbidol có thể phục vụ cho cả công tác dự phòng và điều trị cúm A/H1N1.

  • Ho ra máu - Dấu hiệu không thể xem thường
  • Ho ra máu là tình trạng bệnh lý thường gặp trong cấp cứu hồi sức các bệnh đường hô hấp. Mùa đông thời tiết lạnh nguyên nhân dẫn đến các bệnh đường hô hấp gia tăng. Trong đó bao gồm các bệnh là nguyên nhân gây ho ra máu cũng tăng theo.

  • Viêm tuyến mang tai dễ gặp trong mùa đông
  • Viêm tuyến mang là hiện tượng tuyến nước bọt mang tai bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virut, nấm hoặc dị ứng. Bệnh rất hay gặp trong mùa đông, gặp nhiều ở nữ hơn nam với tỷ lệ 8/1.

  • Chân ơi, dài ra!
  • Nếu ba mẹ có những đôi chân dài thẳng tắp, bạn có 80% cơ hội sở hữu một đôi chân dài đẹp tương tự.

  • Những nguy cơ từ phá thai không an toàn
  • Nhiều phụ nữ sau khi nạo, hút thai bị tai biến và để lại hậu quả xấu như vô sinh (do tắc hoặc dính buồng tử cung, vòi trứng), chửa ngoài dạ con, băng huyết, sót nhau, thủng tử cung, nhiễm trùng...

  • Các chiến thuật câu giờ khi
  • Đeo một lúc 4-5 "áo mưa" hay vừa "yêu" vừa xem TV nghe có vẻ như sẽ giúp các quý ông kiềm lại mức độ hưng phấn nên sẽ kéo dài thời gian hành sự.

  • Mục tiêu và cách xử trí tiền đái tháo đường
  • Mục tiêu thay đổi hành vi lối sống được đặt lên hàng đầu vì nó an toàn và hiệu quả trong kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

  • 8 mẹo giúp tóc đẹp khi giao mùa
  • Để có mái tóc đẹp, bóng mượt trong khúc giao mùa cũng không khó lắm đâu. Bạn có thể làm cho mái tóc óng ả chỉ bằng 8 mẹo sau đây.

  • Kiến thức cần biết cho những bà mẹ cho con bú
  • Dù bạn làm mẹ lần đầu tiên hoặc cũng có thể là lần thứ hai, thứ ba, vẫn còn nhiều "bí mật" về quá trình cho con bú sữa mà chưa chắc bạn đã nắm vững đâu nhé!

  • Những Khó chịu khi có bầu khắc phục như thế nào
  • Chứng phù, chuột rút, táo bón, đau lưng, rối loạn đường tiểu... là những khó chịu phụ nữ thường gặp trong thai kỳ. Tất cả những khó chịu này đều có thể phòng ngừa và xử lý.

  • Tai biến mạch máu não: Cần cảnh giác thời điểm nào?
  • Tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và những thói quen không tốt cho sức khỏe là những tác nhân quan trọng dẫn đến sự hình thành của tai biến mạch máu não. Tuy nhiên có một vấn đề cần được quan tâm nữa là sự chi phối của nhịp sinh học với sự tiến triển của bệnh

  • Nhận biết chứng thiếu máu ở trẻ
  • Trẻ bị thiếu máu rất khó nhận biết vì bệnh thường không có triệu chứng nào rõ rệt. Tuy nhiên, bệnh vẫn ó các dấu hiệu thấy được như: da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, khó ngủ, khó tập trung, chơi đùa mau mệt hơn những trẻ khác.

  • Nên kiêng ăn gì khi uống thuốc Đông y?
  • Kiêng cữ về ăn uống khi dùng thuốc đông y là một điều rất cần thiết. Bởi lẽ, theo quan niệm của y học cổ truyền, thức ăn cũng là những vị thuốc, cho nên nếu ăn uống không hợp lý thì sẽ có thể làm ảnh hưởng đến hiệu lực của đơn thuốc và sức khoẻ của người bệnh.

  • Trái đất nóng lên và cảnh báo về sức khỏe
  • Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng rất ấn tượng về sự biến mất đột ngột của sự đa dạng thực vật cổ xưa. Những phát hiện về thực vật cổ xưa mang lại thông điệp vượt thời gian cho con người hiện đại. Sự nóng lên của Trái đất sẽ là mối đe dọa lớn đối với loài người trong thế kỷ 21, có tác động đến toàn hành tinh, và trước mắt tác động sâu sắc nhất đến ngành y tế công cộng, làm nảy sinh nhiều vấn đề y tế - xã hội...

  • Mất ngủ - Dùng thuốc gì?
  • Tôi năm nay đã ngoài 70 tuổi, thường hay bị mất ngủ. 10 ngày nay tôi cứ thức trắng đêm, người rất mệt mỏi. Tôi hay dùng rotunda nhưng xem ra không hiệu quả.

  • Chăm sóc tóc theo người xưa
  • Không chỉ là những kinh nghiệm hay giúp tóc khoẻ, đẹp mà ông bà xưa còn đúc kết được nhiều bài thuốc trị bệnh thường gặp của tóc

  • Thời tiết lạnh, sao da lại khô?
  • Đó là câu hỏi của rất nhiều phụ nữ khi bước vào những ngày mùa Đông. Vì khi thời tiết càng lạnh, làn da càng trở nên khô và bong tróc

  • Đừng coi thường
  • Trời lạnh, sáng ngủ dậy, anh Phan Tiến Trung (Gia Lâm, Hà Nội) ra mở cửa sổ cho phòng thoáng thì đột nhiên thấy mặt tối sầm lại...

  • Làm gì khi trẻ khóc?
  • Các chuyên gia cho rằng trong hai tuần đầu, trung bình một ngày trẻ khóc 1 tiếng 45 phút và 3 tiếng một ngày khi trẻ được 6 tuần.

  • 4 động tác giúp chị em có bộ ngực như ý
  • Từ 12 tuổi, con gái bắt đầu bước vào tuổi dậy thì. Cùng với quá trình này, ngực cũng bắt đầu phát triển. Vì thế, nếu đến tuổi 16-17 rồi mà núi đôi của bạn vẫn bằng phẳng như con trai thì có lẽ bạn đã gặp phải những bất thường

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h