Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
thuc hu ve tac dung chua benh cua cay tra nhat
Thực hư về tác dụng chữa bệnh của cây trà Nhật. (ảnh minh họa).

Trà Nhật có tác dụng “mát gan, chữa bệnh tiểu đường, hạ huyết áp...” nhưng thực chất không phải như vậy.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Thực hư về tác dụng chữa bệnh của cây trà NhậtTrà Nhật có tác dụng “mát gan, chữa bệnh tiểu đường, hạ huyết áp...” nhưng thực chất không phải như vậy.Thực hư về tác dụng chữa bệnh của cây trà Nhật

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai có bày bán loại cây thảo mộc được gọi là “trà Nhật” với công dụng theo như giới thiệu của người bán có tác dụng “mát gan, chữa bệnh tiểu đường, hạ huyết áp...” nhưng thực chất không phải như vậy.

Trà Nhật có độc tính cao

Ông Nguyễn Ngọc Hinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa cho biết: Với các du khách do thiếu thông tin lại quá tin vào lời tự quảng cáo của người bán về tính năng “ưu việt” của sản phẩm trà Nhật nên rất nhiều khách du lịch mua về sử dụng hoặc làm quà cho người thân. Tuy nhiên, công dụng của loại trà Nhật này không như quảng cáo của các hộ có kinh doanh loại thảo mộc này.

Được biết, hiện nay giống trà Nhật được người dân Sa Pa trồng với sản lượng khoảng 5 tấn lá khô/năm. Nguồn gốc của cây “trà Nhật” này có tên khoa học là: Hydrangea macrophylla Seginge var thunbergii Makino, thuộc họ Tú cầu (Hydrangeareae) và được di thực trồng tại Sa Pa từ năm 1992 do Viện Dược liệu Trung ương (Bộ Y tế) ký hợp đồng theo đơn đặt hàng với Công ty Honso Nhật Bản với mục đích là thu hoạch lá cây trà Nhật để chế biến thuốc hút không có chất nicotin. Viện dược liệu Trung ương đã nhận từ ông Tanaka là đại diện Công ty Honso Nhật Bản loại cây này và đã triển khai trồng thử nghiệm ở ba địa điểm gồm huyện Sa Pa, huyện Bắc Hà ( tỉnh Lào Cai) và huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc). Kết quả, cây “trà Nhật” thích nghi và sinh trưởng tốt ở Sa Pa và đã xuất 1 tấn lá khô theo hợp đồng ký với Công ty Honso Nhật Bản. Sau đó, do bên đặt hàng đã hạ giá thu mua sản phẩm đến mức không thể thỏa thuận để sản xuất tiếp, nên Viện Dược liệu Trung ương đã quyết định ngừng sản xuất loại cây này từ năm 2001.

Tuy vậy, một số hộ gia đình tại thị trấn Sa Pa vẫn tiếp tục duy trì trồng rồi sấy khô và bán ra thị trường địa phương, tự giới thiệu “trà Nhật” với người tiêu dùng “là loại dược liệu chữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp...”.     

Khi phát hiện ra sản phẩm trà Nhật bày  bán công khai tại các chợ của huyện Sa Pa với lời giới thiệu công dụng không đúng thực tế, UBND huyện Sa Pa đã có văn bản đề nghị Viện Dược liệu Trung ương xác định tác dụng của loại cây này. Từ năm 2007, Viện Dược liệu Trung ương đã có công văn trả lời về tác dụng của cây trà Nhật. Theo kết quả nghiên cứu của Viện xác định độc tính cấp của dịch chiết lá trà Nhật là LD50 = 37,5g/kg cân nặng chuột (đường uống). Trị số LD50 xác định được cho thấy lá trà có độc tính khá cao. Viện Dược liệu Trung ương đã đề nghị nghiêm cấm việc lưu hành sản phẩm này trên thị trường.

 Cây trà Nhật khi mới ra nụ.

Không mua và sử dụng trà Nhật

Sau khi nhận được thông tin từ Viện dược liệu, trong các năm qua, UBND huyện Sa Pa đã có nhiều văn bản yêu cầu các hộ gia đình ở huyện không được trồng, chế biến và không được bán ra thị trường sản phẩm trà Nhật vì gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Lãnh đạo UBND huyện Sa Pa cũng đã chỉ đạo phòng y tế và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý tiêu hủy sản phẩm trà Nhật bày bán trên thị trường.

Ông Nguyễn Ngọc Hinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa cũng nhấn mạnh: Lâu nay người tiêu dùng và khách du lịch hay bị nhầm lẫn giữa cây trà Nhật với cây cỏ ngọt có tên khoa học là Stevia. Cây cỏ ngọt được dùng như một loại trà dành cho người bị bệnh tiểu đường, chữa chứng béo phì hoặc cao huyết áp. Tuy vậy, hiện nay cây cỏ ngọt này chưa được trồng tại Sa Pa.

Để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, UBND huyện Sa Pa khuyến cáo nhân dân địa phương và du khách không mua và dùng trà Nhật để làm thuốc hoặc làm chè uống, đồng thời yêu cầu các hộ gia đình trên địa bàn huyện Sa Pa không được lưu hành trên thị trường sản phẩm trà Nhật. UBND huyện Sa Pa sẽ có đề án phá bỏ hoàn toàn  loại cây trồng này trong hai năm tới để chuyển sang trồng các loại cây dược liệu khác có lợi cho sức khỏe và hiệu quả kinh tế.

Tiến Ngọc(SK&ĐS)

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Bỗng dưng... tắt thở
  • Sáng chủ nhật, khi đưa xe ra khỏi cổng nhà để đi bơi, một người hàng xóm níu tay tôi lại, khẩn thiết: “Bác sĩ qua xem giùm thằng em tôi. Sao từ sáng đến giờ không thấy nó thở nữa”.

  • Chiếc bát có vị ngọt : Dùng nhiều cực độc!
  • Ông Trần Trọng Cử (ở khối 4, thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh) có một chiếc bát kỳ lạ, bỏ bất cứ thứ nào vào bát khi ăn, uống đều có vị ngọt. Chiều 16/11, Viện Hóa học đã có kết luận chính thức về chiếc bát này.

  • Phòng và chăm sóc da mùa hanh khô
  • Mùa hanh khô, thời tiết se lạnh và độ ẩm cao trong không khí sẽ khiến cho làn da vốn nhạy cảm của phụ nữ châu Á dễ dàng bị khô, tróc vẩy, tê rát, không ăn phấn và rất khó trang điểm.

  • Bảo vệ tim với tỏi tươi
  • Tác dụng của tỏi tươi đối với sức khỏe không có gì mới. Tuy nhiên, những thực nghiệm hiện đại mới nhất của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ rõ: ăn bao nhiêu, ăn như thế nào sẽ giúp bảo vệ tim tốt nhất.

  • 11 lợi ích của trà cúc La Mã
  • Hoa cúc La Mã từ lâu đã được người Ai Cập cổ xem là một phương thuốc trị bách bệnh. Trà của loại dược thảo quý này đã được sử dụng hàng trăm năm qua với nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe.

  • Bệnh giao mùa ở trẻ em - Chớ coi thường!
  • Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, số trẻ em tới các bệnh viện, trung tâm y tế tăng vọt. Các bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa là tiêu chảy, cảm cúm, sốt và nhất là bệnh viêm đường hô hấp. Để thuận tiện cho việc nhận biết và điều trị bệnh, các nhà chuyên môn chia viêm đường hô hấp (VĐHH) thành 2 loại, tuỳ theo vị trí tổn thương.

  • Tính an toàn của thuốc kháng cúm trên thai kỳ
  • Nguy cơ của cúm A/H1N1 với người có thai, cho con bú thế nào? dùng thuốc kháng cúm (Tamifflu, relenza) có an toàn không? trả lời được câu hỏi này sẽ định hướng đúng, kịp thời... trong điều trị cúm cho các đối tượng này.

  • 8 mẹo tóc đẹp giao mùa
  • Để có mái tóc đẹp, bóng mượt trong khúc giao mùa cũng không khó lắm đâu. Bạn có thể làm cho mái tóc óng ả chỉ bằng 8 mẹo sau đây.

  • Máy ngâm chân thải độc: Chiêu lừa mới?
  • Hiện tượng nước ngâm chân đổi màu thể hiện tình trạng bệnh đã khiến không ít gia đình phát hoảng vì chất độc tồn tại trong cơ thể mình và sẵn sàng bỏ tiền triệu để mua máy.

  • Bệnh theo mùa tăng - Bệnh viện quá tải
  • Các bệnh nhân tăng, nhiều bệnh viện trở nên quá tải, cán bộ y tế ở hệ điều trị phải "mở hết công suất" để làm việc. Công tác tuyên truyền, vận động, dập dịch, phòng chống dịch cũng được đặt lên hàng đầu. Các cán bộ y tế dự phòng luôn tất bật ngược xuôi. Trong tình cảnh đó, mỗi người dân trang bị kiến thức về sức khỏe, thực hiện tốt các khuyến cáo của ngành y tế... là giải pháp tự bảo vệ mình hữu hiệu nhất.

  • Xu hướng make up thu đông 2009/2010
  • Trong khi xu hướng thời trang luôn được biến hóa theo từng mùa của năm, thì xu hướng trang điểm cũng vặn mình thay đổi với những nét đặc trưng riêng biệt không kém.

  • Cùng mắc cúm A/H1N1 và sốt xuất huyết: Cực kỳ nguy hiểm!
  • Trong tình hình dịch cúm A/H1N1 và sốt xuất huyết gia tăng nhanh như hiện nay thì khả năng bệnh nhân mắc đồng thời cả hai bệnh trên là rất lớn. Nếu cả hai bệnh cùng diễn biến nặng, có biến chứng thì sẽ rất khó khăn trong điều trị...

  • Chăm sóc da cho ngày cưới
  • Một làn da đẹp, tươi sáng và rạng rỡ chính là bí quyết giúp bạn trở thành một cô dâu hoàn hảo với vẻ đẹp nổi bật, đầy tự tin và quyến rũ trong ngày trọng đại nhất cuộc đời.

  • Nước tăng lực - Những hậu họa khi lạm dụng
  • Sự bùng nổ của lĩnh vực nước uống đóng hộp trong những năm trở lại đây đã góp thêm vào thị trường nước uống nhiều loại  đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, nước uống đóng hộp không hoàn toàn vô hại như nhiều người vẫn lầm tưởng. Trái lại, việc lạm dụng đồ uống đóng hộp và nhiều loại nước tăng lực đôi khi lại gây ra những rắc rối cho sức khỏe.

  • Những sai lầm đáng yêu trong lịch sử khoa học
  • Lịch sử khoa học của loài người ghi dấu không ít sai lầm trong công tác nghiên cứu và khảo sát những vấn đề đáng quan tâm nhất. Phải mất một thời gian dài sau đó người ta mới nhận ra những sai lầm này. Tuy nhiên, chính những sai lầm ấy đã trở thành tiền đề cho các thành tựu phát triển khoa học về sau.

  • Tác hại của thuốc làm tăng cơ bắp
  • Một mục tiêu của vận động viên (VĐV), đặc biệt VĐV luyện tập thể hình, là làm sao tăng khối lượng cơ bắp ngày càng nhiều càng tốt. Nếu chỉ dựa vào cơ chế dinh dưỡng hợp lý, sự vận động thể lực thích hợp để tăng thể tích cơ bắp thì không có gì để nói

  • Dấu hiệu phân biệt sốt xuất huyết và cúm H1N1
  • Nếu bị sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt chỉ được thời gian ngắn lại sốt cao thì bệnh nhân có thể bị sốt xuất huyết. Còn nếu sốt kèm theo biểu hiện viêm họng, ho thì nhiều khả năng là cúm H1N1.

  • Lưu ý đặc biệt các bệnh giao mùa
  • Trong thời gian hết hè sang thu, nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm chênh nhau rất nhiều, độ ẩm cũng giảm dần nên dẫn đến khô hanh. Đây cũng là thời điểm dễ sinh bệnh tật, vì vậy phải làm tốt những việc sau đây để phòng chống một số loại bệnh.

  • Vì sao các ca tử vong nhiễm H1N1 tăng nhanh?
  • Gần 100% ca cúm tại 15 điểm giám sát trên cả nước là A/H1N1, số người tử vong do cúm tăng nhanh... khiến dư luận hết sức lo lắng.  

  • Kê đơn thuốc: Thầy thuốc cần thực hiện đúng sứ mạng của mình
  • Ngày nay, đơn thuốc là văn bản của thầy thuốc hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc. Đơn thuốc (prescription) có nguồn gốc từ tiếng Latinh "praescriptus" bao gồm tiếp đầu ngữ "prae" có nghĩa là "trước" và "scribere" có nghĩa là "viết".

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h