Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
   Sốt xuất huyết
xu tri dung tai nha khi tre bi sot xuat huyet
Xử trí đúng tại nhà khi trẻ bị sốt xuất huyết. (ảnh minh họa).

Sốt xuất huyết là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, có thể gây tử vong nhanh sau vài ngày khởi bệnh. Đáng lo hơn là cho đến nay chưa có vắcxin phòng ngừa cũng như thuốc điều trị đặc hiệu bệnh này. Hàng năm, ngành y tế cũng tổ chức không ít các cuộc vận động phòng chống bệnh sốt xuất huyết, phổ biến thông tin, nguyên nhân, cách phòng tránh cho....


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Xử trí đúng tại nhà khi trẻ bị sốt xuất huyết style="text-align: justify"Sốt xuất huyết là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, có thể gây tử vong nhanh sau vài ngày khởi bệnh. Đáng lo hơn là cho đến nay chưa có vắcxin phòng ngừa cũng như thuốc điều trị đặc hiệu bệnh này. Hàng năm, ngành y tế cũng tổ chức không ít các cuộc vận động phòng chống bệnh sốt xuất huyết, phổ biến thông tin, nguyên nhân, cách phòng tránh cho....Xử trí đúng tại nhà khi trẻ bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, có thể gây tử vong nhanh sau vài ngày khởi bệnh. Đáng lo Xử trí đúng tại nhà khi trẻ bị sốt xuất huyết, chợ thuốc 24h, chothuoc24h.comhơn là cho đến nay chưa có vắcxin phòng ngừa cũng như thuốc điều trị đặc hiệu bệnh này.
Hàng năm, ngành y tế cũng tổ chức không ít các cuộc vận động phòng chống bệnh sốt xuất huyết, phổ biến thông tin, nguyên nhân, cách phòng tránh cho người dân, tuy nhiên, số ca mắc bệnh vẫn không hề giảm và dịch bệnh lại liên tục xảy ra mỗi năm (trước đây 3-4 năm mới bùng phát thành dịch).

Sai lầm "chết người"
BS Lê Bích Liên (Trưởng khoa Sốt xuất huyết, BV Nhi Đồng 1) cho biết: “Có trẻ bị sốt xuất huyết trong tình trạng rất nặng mới đưa vào nhập viện. Một trong những nguyên nhân sai lầm là do gia đình chủ quan, thấy con mình biểu hiện nóng sốt liền tự ý ra ngoài tiệm thuốc tây mua thuốc. Đến khi con vẫn chưa hết sốt lại đổi thuốc, hay tăng liều bằng cách dùng thêm Aspirin, Ibuprofen, Dexa… Điều này dẫn đến việc chẩn đoán sốt xuất huyết có thể bị trễ và nặng hơn vì sử dụng thuốc không đúng. Không những vậy, trẻ có thể còn gặp những biến chứng nguy hiểm như ngộ độc thuốc, xuất huyết tiêu hóa, viêm gan do thuốc…”

Ngoài việc tự ý dùng thuốc, một số gia đình còn hạ sốt cho trẻ bằng cách cắt lể lấy bớt máu độc (dùng dao lam rạch vào da). Sai lầm trên không giúp trẻ hết sốt mà còn làm vết cắt chảy máu rỉ rả, nhiễm trùng và bầm tím.
Việc bắt gió, nặn chanh, dùng rượu chà khắp người… cũng không nên áp dụng, bởi những cách này sẽ tác động mạnh đến trẻ có thể gây sặc đường thở, ngộ độc rượu.

Nguy hiểm nhất là suy nghĩ “trẻ hết sốt có nghĩa sắp khỏi bệnh”, cần nhớ rằng, trong sốt xuất huyết, hết sốt cũng là lúc bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn (lừ đừ, ói). Chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy cơ dẫn đến tử vong ở trẻ cao hơn.

Xử trí đúng cách tại nhà
Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết rất khó và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy cách tốt nhất, khi thấy trẻ có biểu hiện sốt cao từ hai ngày trở lên và xuất huyết thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh này và đưa trẻ vào bệnh viện theo dõi.

"Tuy nhiên không phải trường hợp sốt xuất huyết nào cũng phải nhập viện. 70% các trường hợp sốt xuất huyết nhẹ có thể chăm sóc, điều trị, theo dõi tại nhà", BS Liên nói.

Việc đầu tiên là hạ sốt cho trẻ bằng cách cho uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và lau mát. Khi lau mát nên chú ý lau bằng nước ấm ở các kẽ nách, háng. Lau nhanh ở ngực, lưng vì hai nơi này dễ dẫn đến viêm phổi.

Trẻ bị bệnh, cần được khuyến khích ăn, uống nhiều nước (nước sôi để nguội, cam, chanh, dừa…). Các bậc phụ huynh cũng nên nhớ đừng cho trẻ ăn, uống những thức ăn có màu sẫm vì khó phân biệt với màu máu khi trẻ ói hoặc đi ngoài.

Trường hợp trẻ sốt cao dẫn đến co giật thì xử trí thế nào? BS Liên khuyên, trước hết, cha mẹ phải thật sự bình tĩnh, để trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng mềm, không nên cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ vì trẻ sẽ bị sặc. Tiếp theo là lau mát và hạ sốt, nếu áp dụng đúng trẻ sẽ hết giật sau 2 đến 5 phút.

Luôn ở bên cạnh trẻ để theo dõi diễn biến của bệnh, có phát hiện dấu hiệu trở nặng của sốt xuất huyết không (như ói mửa nhiều, đau bụng, bứt rứt, quấy khóc, tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi; chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ói và đi tiêu ra máu. Lúc này cha mẹ phải cho trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời.

"Thủ phạm" gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn cái, thường sống trong nhà, đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước, vì vậy trẻ có thể bị muỗi chích vào ban ngày hoặc xẩm tối. Để phòng ngừa bệnh nên tích cực diệt muỗi, lăng quăng; ngủ mùng kể cả ban ngày.

Việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết không phải chỉ riêng gia đình bạn, mà cần tuyên truyền cho lối xóm, cộng đồng cùng tham gia.



Theo Tin Tức Online

Để tìm thuốc cho Sốt xuất huyết, hãy bấm vào đây
Các bài tin liên quan
 
 
 
 
 
 
 
Trang: 1  2  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h