Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
se khong dung o 114 tre chet vi tay chan mieng
Sẽ không dừng ở 114 trẻ chết vì tay chân miệng!. (ảnh minh họa).

Bộ Y tế vẫn chưa công bố dịch tay chân miệng.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Sẽ không dừng ở 114 trẻ chết vì tay chân miệng!Bộ Y tế vẫn chưa công bố dịch tay chân miệng.Sẽ không dừng ở 114 trẻ chết vì tay chân miệng!
Báo cáo mới nhất của Bộ Y tế cho thấy, đến ngày 29/9/2011, cả nước đã ghi nhận 114 trường hợp tử vong tại 24 tỉnh, thành phố trong tổng số 61.805 ca mắc tay chân trong cả nước. Bộ Y tế vẫn chưa công bố dịch tay chân miệng.
 

 
Những người có con nhỏ tại Hà Nội vô cùng lo ngại khi ca tử vong đầu tiên vì tay chân miệng ở Hà Nội được công bố. Trong ảnh, trường
mầm non số 5, phường Ngọc Hà vắng hoe sau khi trường có ca tử vong. Ảnh: N.T
 
Tay chân miệng đã lan rộng cả nước

Theo báo cáo giám sát của các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur trong tuần 39/2011 cả nước ghi nhận 2.091 trường hợp mắc tay chân miệng tại 51 địa phương, trong đó có 02 trường hợp tử vong tại Kiên Giang và Cà Mau. Các tỉnh như Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh các ca mắc mới vẫn duy trì ở mức cao với trên 200 ca mỗi tuần.

Tích luỹ từ đầu năm 2011 đến nay, cả nước ghi nhận gần 62 nghìn ca mắc tay chân miệng, trong đó có tới 114 trẻ đã bị tử vong bởi căn bệnh này. Trong khi đó, mấy tuần trở lại đây, dịch tay chân miệng vẫn tăng và duy trì ở mức cao với trên hai nghìn ca mắc/tuần.

Tại các tỉnh phí Nam, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang… là những tỉnh có số ca mắc tay chân miệng cao nhất. Còn các tỉnh, thành phố có số mắc tay chân miệng cao nhất tại khu vực miền Trung là: Quảng Ngãi, Khánh Hoà và Đà Nẵng. Tại khu vực Tây Nguyên, cả 4 tỉnh của khu vực này đều ghi nhận bệnh nhân mắc tay chân miệng tập trung chủ yếu tại tỉnh Đắk Lắk với 1.367 trường hợp mắc, 01 tử vong.

Tại miền Bắc, dịch tay chân miệng đang có xu hướng nóng dần lên với 26/28 tỉnh/thành phố đã ghi nhận bệnh nhân tay chân miệng. Trong đó, số bệnh nhân đông nhất tập trung tại tỉnh Thanh Hoá với 2.161 trường hợp mắc. Không có ổ dịch lớn tại cộng đồng, trường học, nhà trẻ.

Tính đến ngày 29/9/2011, tại các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur đã ghi nhận 1.332 mẫu xét nghiệm dương tính với vi-rút gây bệnh tay chân miệng, chiếm 75,3%, trong đó có 757 mẫu dương tính với EV71 (42,8%) và 575 mẫu dương tính với các EV khác (32,5%)

Sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp

Trong báo cáo ngày 30/9 gửi Bộ trưởng Bộ Y tế về tình hình bệnh tay chân miệng trong cả nước, Cục Y tế dự phòng nhận định, dịch bệnh tay chân miệng ở nước ta tiếp tục diễn biến phức tạp trong những tháng tới, vì thế, sẽ tiếp tục gia tăng số mắc, tử vong.

Cục Y tế đưa ra nhận định trên bởi theo quy luật hàng năm, trong thời điểm từ tháng 9-11, dịch bệnh này sẽ tăng cao. Hơn nữa, bệnh lây truyền do vi rút đường ruột đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc hiệu. Hơn nữa, bệnh dễ lây truyền qua đường tiêu hoá và tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt tỷ lệ người lành mang trùng cao nên dịch bệnh lây lan rất phức tạp.

Dù trước dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã tăng cường phòng chống dịch, sát sao kiểm tra công tác chống dịch tại các địa phương, nhưng thực tế, dịch tay chân miệng vẫn diễn biến rất phức tạp. Trong 12 tuần gần đây, số ca mắc bệnh tay chân miệng ghi nhận trên cả nước không tăng hơn tuần thứ 27, nhưng mức độ giảm rất chậm.

Theo Bộ Y tế, nguyên nhân của tình trạng này do sự thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh cho trẻ của các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ chuyển biến chậm. Hơn nữa, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại các địa phương chưa được tích cực, còn giao phó chủ yếu cho ngành y tế.

Bên cạnh việc tăng cường giám sát, truyền thông về dịch bệnh, Bộ Y tế cũng đã cấp phát 22.415 kg Chloramin B, 16 bình phun MR8, 32 máy phun MD-150 DX, 20 máy phun ULV cho các Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Pasteur Nha Trang.

Dù Bộ Y tế chỉ đạo, giám sát dịch sát sao nhưng dư luận vẫn băn khoăn, vì sao dịch càng giám sát càng lan rộng? Bệnh tay chân miệng đã lan rộng trong cả nước. Ngay với miền Bắc, vốn ít ghi nhận ca bệnh này thì nay 26/28 tỉnh/thành phố đã ghi nhận bệnh nhân tay chân miệng. Mới đây nhất, Hà Nội đã có 1 ca tử vong trong tổng số hơn 400 ca ghi nhận trong cả năm.

Bộ Y tế cho rằng, để tiếp tục giám sát dịch tay chân miệng, ngành y tế sẽ tiếp tục triển khai gắp gao việc đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bệnh tay chân miệng trong cả nước, đặc biệt tại 13 tỉnh, thành phố trọng điểm.

Bộ Y tế cũng cho rằng cần phải tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, xử lý ổ dịch tay chân miệng. Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng, chống tay chân miệng…nhằm nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ, người dân trong việc chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng. Cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch tay chân miệng. Đồng thời tăng cường lấy mẫu các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đặc biệt các trường hợp nặng, có biến chứng xác định sự lưu hành của týp vi rút gây bệnh và theo dõi sự biến đổi của vi rút...

Các biện pháp trên vẫn được Bộ Y tế tăng cường thực hiện trong suốt thời gian qua, nhưng thực tế, dịch tay chân miệng vẫn đang tiếp diễn và gia tăng phải chăng chỉ do nguyên nhân sự thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh cho trẻ của các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ chuyển biến chậm? Do sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại các địa phương chưa được tích cực, còn giao phó chủ yếu cho ngành y tế?

Tú Anh(Dantri)

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Khắc phục chứng “lắm bệnh” của nhân viên văn phòng
  • Thoái hóa cột sống cổ, nhức mỏi khớp cổ tay, ù tai, chóng mặt, mỏi mặt; nhức đầu, đau cổ, đau lưng; rồi mất ngủ, mệt mỏi, viêm tắc tĩnh mạch… làm sao hạn chế chứng “lắm bệnh” nói trên của những người làm công việc văn phòng?
     

  • Tại sao có hiện tượng mang thai giả?
  • Gần đây rộ lên hiện tượng có những phụ nữ mang thai đến gần 20 tháng, có đầy đủ các triệu chứng như một người có thai

  • Mùa xuân nói chuyện dưỡng sinh trường thọ phương Đông
  • “Dưỡng” là nuôi dưỡng, bảo vệ; “sinh” là sự sống, mạng sống; “dưỡng sinh” còn gọi là “bảo sinh”, “nhiếp sinh”, “đạo sinh”…

  • Sự thật
  • Các sự kiện "người chết sống lại" đã làm hao tốn không biết bao nhiêu bút mực, công sức tìm hiểu của nhiều người và cũng gây ra không biết bao nhiêu chuyện dở khóc dở cười cho những người còn sống. Vậy đâu là sự thật của những hiện tượng này?
     

  • Tai biến mạch máu não ở bệnh nhân đái tháo đường
  • Tai biến mạch máu não là một biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh đái tháo đường. Tăng đường huyết đã thúc đẩy quá trình hình thành các mảng xơ vữa nhanh hơn, nhiều hơn ở các bệnh nhân này. Việc phòng ngừa bệnh hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào thái độ hợp tác của bệnh nhân với thầy thuốc.

     

  • Sốt rét khỉ có thể truyền bệnh cho người?
  • Hình thể ký sinh trùng sốt rét của khỉ phát hiện được phân tích chụp ảnh bằng kính hiển vi đối pha Nikon với độ phóng đại 100x15

  • 6 kiểu chế biến thịt không nên ăn nhiều
  • Thịt là nguồn dinh dưỡng cung cấp nhiều đạm cho cơ thể nhưng ngày nay có nhiều loại thịt hoặc do chế biến có thể mang tới bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Vì vậy, bạn nên lưu ý khi ăn cácloại thịt chế biến sau.

     

  • Viêm nhiễm hô hấp trong “mùa trở gió
  • Hiện nay, đã qua “đỉnh” dịch của các bệnh nhiễm như: sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM) và viêm màng não. Tuy nhiên, các bệnh liên quan đến hô hấp lại đang gia tăng. Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 và 2 hiện đang phải tiếp nhận hàng trăm ca bệnh mỗi ngày, chủ yếu là viêm tiểu phế quản…

     

  • Chăm sóc và vệ sinh “vùng kín” đúng cách
  • Thực ra, chuyện vệ sinh phụ nữ phần lớn ai cũng có kiến thức nhưng lại rất chủ quan, thành ra những nhắc nhở thường bị quên hoặc là bị “phát huy” một cách tối đa gây hiệu ứng ngược. Vì vậy, làm thế nào để vệ sinh đúng cách khoa học không phải là chuyện đơn giản.

  • Tang phiêu tiêu ích thận, cố tinh
  • Tang phiêu tiêu là tổ con bọ ngựa trên cây dâu, có tên thuốc Cotheca Mathidis. Tên khoa học là Ootheca Manthidis. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn bộ tổ con bọ ngựa làm tổ trên cây dâu (Mantis religiosa L. thuộc họ Mantidae).

  • Chế độ ăn cho trẻ lứa tuổi tiểu học
  • Từ 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học, các chất dinh dưỡng cung cấp hàng ngày cho trẻ qua thức ăn không chỉ để trẻ phát triển về thể chất, mà còn cung cấp năng lượng cho trẻ học tập. Vì vậy, ăn uống hợp lý ở lứa tuổi này giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật.

  • Nam giới nên ăn gì hàng ngày?
  • Đặc điểm của cánh mày râu là ít khi quan tâm tới sức khỏe và càng chẳng mấy chú ý tới phòng ngừa bệnh tật. Vậy thì “đơn kê” nào sẽ giúp cải thiện sức khỏe nam giới? Dưới đây là những nhóm thực phẩm nam giới nên ăn mỗi ngày, hoặc ăn mỗi ngày, hoặc ăn thường xuyên.

  • Đừng đòi… “truyền dịch”
  • Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”. Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.

  • Món ăn làm đẹp mùa lạnh
  • Khi trời đang mát lạnh, việc bảo dưỡng làn da trước tiên chú trọng giữ ấm, tăng cường tập luyện, để tăng tuần hoàn máu, dự phòng làn da bị tổn thương do thời tiết lạnh. Điều quan trọng nhất cần lưu ý về mặt ăn uống.

  • Giải pháp nào để tránh béo phì sau khi sinh?
  • Trong những năm gần đây, đời sống xã hội đã nâng lên một bước, cho nên việc chăm sóc cho mẹ tròn con vuông, sinh con được khỏe mạnh, thông minh đã được các bậc cha mẹ chú trọng nhiều dễ dẫn đến việc lạm dụng bồi dưỡng, vì vậy việc tăng cân rồi thành béo phì sau sinh đã trở thành phổ biến.

  • Phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ
  • Mùa đông – xuân, thời tiết diễn biến bất thường, chính là điều kiện thuận lợi để nhiều loại virus phát triển mạnh khiến nhiều người thấy mệt mỏi, đau ốm, đặc biệt là trẻ em, do sức đề kháng của cơ thể cũng có phần giảm sút.

  • Phát hiện chất độc hại trong ớt bộ
  • Đối với người miền Trung, nhất là người Huế, việc dùng ớt cay trong bữa ăn hàng ngày để tạo nên một khẩu vị riêng là thói quen của hầu hết mọi gia đình. Nhưng khi toàn bộ năm mẫu ớt bột lấy từ các chợ ở TP. Huế, qua xét nghiệm đều dương tính với chất Rhodamine B đã cho thấy những mối hiểm họa khôn lường...

  • Những suy nghĩ sai về cách rửa mặt
  • Khi lựa chọn sữa rửa mặt, phái đẹp thường tìm mua loại sữa rửa mặt với nhiều tính năng kết hợp như: làm sạch, làm sáng, dưỡng ẩm da…

  • Việt Nam vẫn tiếp nhận vắc xin phòng cúm A/H1N1
  • Chiều 11/1, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho biết, Việt Nam vẫn tiếp nhận vắc xin phòng cúm A/H1N1 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) viện trợ.
     

  • Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp tại nhà
  • Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi chỉ số huyết áp thấp hơn hoặc bằng 120/80mmHg được xem là huyết áp tối ưu không gây hại cho sức khoẻ

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h