Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
mon an duong thai
Món ăn dưỡng thai. (ảnh minh họa).

Một số thực phẩm, dược phẩm chế biến thành món ăn, bài thuốc - gọi là dược thiện - có thể thúc đẩy quá trình sinh trưởng của thai, nâng cao sức đề kháng của người mẹ.

 


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Món ăn dưỡng thai<spanMột số thực phẩm, dược phẩm chế biến th&agrave;nh m&oacute;n ăn, b&agrave;i thuốc - gọi l&agrave; dược thiện - c&oacute; thể th&uacute;c đẩy qu&aacute; tr&igrave;nh sinh trưởng của thai, n&acirc;ng cao sức đề kh&aacute;ng của người mẹ.</span &nbsp;Món ăn dưỡng thai

Một số thực phẩm, dược phẩm chế biến thành món ăn, bài thuốc - gọi là dược thiện - có thể thúc đẩy quá trình sinh trưởng của thai, nâng cao sức đề kháng của người mẹ.

Trong y học cổ truyền, phép dưỡng thai và an thai rất phong phú và độc đáo. Người xưa đã khéo léo lựa chọn và phối hợp một số thực phẩm, dược phẩm để chế biến thành món ăn, bài thuốc - gọi là dược thiện - để thúc đẩy quá trình sinh trưởng của thai, lại nâng cao sức đề kháng của người mẹ. Những món dược thiện dưỡng thai này mang đậm tính tự nhiên, dễ dùng, an toàn, nên được thai phụ dễ chấp nhận và sử dụng.

Bài 1: Thịt lợn nạc 100g, nhân sâm 10g, a giao 12g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ cho vào bát, nước vừa đủ, rồi đem hầm cách thủy chừng 2 - 3 giờ là được, cho gia vị, ăn nóng. Dùng thích hợp cho thai phụ bị động thai, thể khí huyết đều hư, hay hồi hộp, đánh trống ngực, âm đạo ra huyết ít, sắc nhợt, lưng đau, gối mỏi.

Người đang sốt do cảm mạo hoặc có chứng huyết nhiệt thì không dùng bài này.

Bài 2: Thịt thỏ 250g, củ cải đỏ 250g, đảng sâm 30g, hồng táo 6 quả. Thịt thỏ rửa sạch thái miếng. Củ cải đỏ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt đoạn; hồng táo bỏ hạt; đảng sâm rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, lửa to đun sôi, rồi hầm thật nhừ bằng lửa nhỏ chừng 2 - 3 giờ, cho gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Bài 3: Cá diếc 2 con, sa nhân 6g, lá tía tô 15g, gừng tươi 6 lát. Tất cả rửa sạch. Cá diếc mổ bỏ hết nội tạng, rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, chế đủ nước, hầm thật kỹ chừng 2 - 3 giờ là được, cho gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Dùng thích hợp cho thai phụ tỳ hư khí trệ mà nôn và buồn nôn nhiều, ăn uống kém, chậm tiêu, ngực bụng đầy trướng, mệt mỏi, đại tiện lỏng nát, tiểu tiện trong, nhiều, chất lưỡi nhợt.

Bài 4: Cá chép 1 con khoảng 500g, lạc 30g, xích tiểu đậu 24g, gừng tươi 6 lát. Cá chép làm sạch, bỏ nội tạng, đem rán qua. Lạc và xích tiểu đậu rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, chế đủ nước, dùng lửa nhỏ hầm kỹ chừng 2 - 3 giờ là được, cho gia vị, ăn nóng.

Dùng thích hợp cho phụ nữ thể chất hư nhược, khó thở, ăn kém, đầu choáng mắt hoa, hồi hộp, đánh trống ngực, tiểu tiện bất lợi, phù nhẹ chi dưới. Những trường hợp tiểu tiện rối loạn, tiểu buốt, tiểu đục, tiểu rắt do thấp nhiệt không nên dùng bài này.

Bài 5: Thịt bò 250g, đảng sâm 30g, hoàng tinh 15g, gừng tươi 4 lát. Chọn thịt bò tươi (hoặc thịt bê) rửa sạch, thái mỏng. Các vị thuốc rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, chế đủ nước, đun lửa to cho sôi rồi hạ nhỏ lửa đun cho nhừ, cho gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Dùng thích hợp cho thai phụ huyết hư, biểu hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, ngủ kém, hay mê, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt, thai nhi chậm phát triển. Những thai phụ đang bị sốt do ngoại cảm hoặc đi lỏng, lỵ do thấp nhiệt thì không dùng bài này.

Bài 6: Thịt gà 250g, cao gạc hươu 15g, sâm cao ly 8g. Thịt gà rửa sạch, lọc bỏ da và mỡ rồi chặt miếng. Sâm cao ly thái phiến, cao gạc hươu cắt vụn. Tất cả đem hầm cách thủy chừng 3 - 4 giờ là được, cho gia vị, ăn vài lần trong ngày.

Dùng thích hợp cho thai phụ gầy yếu, tinh thần mệt mỏi, lưng đau gối mỏi...; động thai ra huyết ít và loãng, thiếu máu, thai nhi chậm phát triển.

Không dùng cho những trường hợp động thai thể huyết nhiệt, biểu hiện các triệu chứng tâm phiền bất an, lòng bàn tay bàn chân nóng, miệng khô họng khát, mặt đỏ, môi hồng, âm đạo ra huyết màu đỏ tươi hoặc đỏ tía, có thể có máu cục, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, ít rêu.

Bài 7: Trứng gà 2 quả, ngải cứu 20g. Trứng gà luộc chín, bóc bỏ vỏ, lá ngải cứu rửa sạch. Hai thứ cho vào nồi, chế đủ nước, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa chừng 1 - 2 giờ, cho gia vị, ăn liên tục 7 - 8 ngày.

Dùng thích hợp cho các thai phụ có chứng hư hàn như sợ lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, chân tay lạnh, lưng đau gối mỏi, hay có cảm giác khó thở hồi hộp, đánh trống ngực, miệng nhạt, chán ăn, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt, dễ sảy thai, âm đạo ra huyết, lượng ít, sắc nhợt. Những trường hợp động thai thể huyết nhiệt không dùng bài này.

Bài 8: Thịt dê 250g, ba kích thiên 15g, đỗ trọng 12g, gừng tươi 5 lát. Thịt dê rửa sạch thái miếng, các vị thuốc rửa sạch. Tất cả cho vào nồi chế đủ nước, hầm nhừ trong 2 - 3 giờ là được, cho gia vị, ăn vài lần trong ngày.

Dùng thích hợp cho thai phụ tỳ, thận hư yếu, tinh huyết không đủ làm thai nhi chậm phát triển, thai phụ hình thể gầy yếu, ăn kém, mệt mỏi, mất sức, lưng đau gối mỏi, chân tay lạnh, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi nhợt.

Lưu ý, những trường hợp động thai do huyết nhiệt hoặc thai phụ phát sốt do ngoại cảm thì không được dùng bài này.

Chothuoc24h(Theo SK&ĐS)

>>> Tìm hiểu về phụ nữ mang thai

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Sau phá thai là gì?
  • Dù do bất cứ nguyên nhân nào, việc nạo phá thai có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người phụ nữ hay có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường như sẩy thai, vô sinh... Ngay trong chuyện chăn gối, việc nạo phá thai cũng gây ra những trục trặc cho cả hai.

  • Dinh dưỡng để thai phát triển tốt
  • Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ cần tăng từ 9-12kg, trong đó 3 tháng đầu tăng 1-2kg, 3 tháng giữa tăng 3-4kg, 3 tháng cuối tăng 5-6kg

  • Thở sâu thêm “dung tích” sống
  • Càng thở nông càng dễ dẫn đến cao huyết áp (CHA). Thở sâu đến bụng dưới vừa giúp tăng dung tích sống, kiểm soát cảm xúc, chống stress vừa hình thành một cơ chế giống như quả tim thứ hai để cải thiện lưu thông khí huyết và phòng chống CHA

  • Những điều nên tránh sau khi ăn
  • Trong cuộc sống thường ngày tồn tại rất nhiều thói quen ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chúng ta. Hãy xem bạn có mắc vào những thói quen đó không nhé!

  • Vắc-xin cúm A/H1N1 an toàn với thai phụ
  • (Dân trí) - Việt Nam lại có thêm một thai phụ mang thai 27 tuần tử vong vì cúm A/H1N1. Như vậy, đã có 11/43 ca tử vong là thai phụ. Vì thế VN đang xúc tiến nhanh công tác tiêm phòng cho thai phụ và khẳng định, vắc xin là an toàn với đối tượng này.

  • Tiền đái tháo đường - Nguy cơ và cách phòng tránh
  • Tiền đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng đường huyết cao nhưng chưa cao đến mức bị ĐTĐ. Tiền ĐTĐ cũng được biết tới với cái tên rối loạn đường huyết đói (IFG) hoặc rối loạn dung nạp glucose (IGT).

  • u đúng về chống lão hoá da
  • (Dân trí) - Để xoá đi dấu ấn thời gian trên gương mặt, nhiều chị em không tiếc tiền cho các sản phẩm chống lão hoá hay cầu cứu tới dịch vụ spa, thẩm mỹ viện… Tuy nhiên, chị em lại thiếu kiến thức trầm trọng về sự tấn công lặng lẽ của quá trình này…

  • 10 nguyên tắc ăn uống giúp “tránh xa” ung thư
  • (Dân trí) - Khoảng hơn 90% trường hợp ung thư là do môi trường bên ngoài. Trong đó, khoảng 40% liên quan đến thói quen ăn uống, gia vị thức ăn và phương pháp nấu ăn; 30% có liên quan đến thói quen sinh hoạt, đặc biệt là hút thuốc,uống rượu…

  • Bí quyết phòng và chữa nẻ cho bé
  • Sau mấy hôm trời lạnh, hai má bé Nấm, 2 tuổi (Hà Đông, Hà Nội) đỏ ứng, nứt nẻ. Mỗi lần mẹ rửa mặt bé lại kêu khóc vì xót, đau. Chị Hòa, mẹ bé, không biết làm sao giữ cho da con được mềm, mịn trong thời tiết hanh khô này.

  • Nguyên tắc “ba ít bốn nhiều” với người bị cao huyết áp
  • (Dân trí) - Người mắc bệnh cao huyếtt áp luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và vận động để duy trì sức khoẻ. Nguyên tắc “ba ít vốn nhiều” dưới đây sẽ giúp bạn có được chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, giúp cải thiện bệnh

  • Sử dụng hương đuổi muỗi có hiệu quả?
  • Hương đuổi muỗi có chất diệt côn trùng xông hơi được các gia đình dùng khá phổ biến vì dễ sử dụng, có hiệu quả và không đắt tiền

  • Chăm sóc da tay khi trời hanh khô
  • Mùa đông thời tiết khô hanh làm da dễ bị khô nứt, đặc biệt là da tay hằng ngày phải tiếp xúc nhiều với hóa chất và nước nóng. Nên chăm sóc như thế nào để da tay vẫn mịn màng?

  • Nẻ da, coi chừng biến chứng!
  • Thời tiết hanh, lạnh kéo dài là nguyên nhân khiến da thường xuyên khô, nứt nẻ, chảy máu và đau rát. Nếu da không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến xây xát, nhiễm trùng.

  • Dễ viêm họng vì mũi khô
  • Do mũi khô, những cục dử khô cứng chèn kín mũi rất khó lấy, khiến đường thở bị thu hẹp, phát ra tiếng khụt khịt. Do khó thở bằng mũi nên trẻ thường há miệng, kết quả là dễ bị viêm họng.

  • Ai không được dùng cyproheptadin để trị chán ăn?
  • Cyproheptadin có tác dụng kích thích cảm giác đói, sự thèm ăn nếu dùng vào ban ngày và gây buồn ngủ khi dùng về đêm; tuy nhiên công dụng chính lại là trị dị ứng. Vì vậy, rất cần lưu ý các đặc điểm chống chỉ định của loại thuốc dễ làm tăng cân này; đặc biệt với những đối tượng chán ăn như phụ nữ có thai và người cao tuổi.

  • Chữa nứt nẻ tay, chân bằng y học cổ truyền
  • Có rất nhiều người khi mùa đông đến, ngón tay, ngón chân bị những vết nẻ da ngứa không chịu nổi. Để khắc phục tình trạng này theo quan niệm của y học cổ truyền tay chân

  • Thuốc Đông y nên uống nóng hay nguội?
  • Trong Đông y, sắc thuốc đã là một công việc khá phức tạp và công phu, nhưng sắc xong uống như thế nào cho đúng cũng là một chuyện hết sức quan trọng. Thường thì khi sắc thuốc xong, ...

  • Trà gừng thảo dược ngày lạnh
  • Loại trà này uống trong mùa đông rất hợp bởi có tinh dầu gừng giúp ấm bụng và nguyên liệu thảo mộc đem lại cảm giác thư thái.

  • Chân tay lạnh, có nên lo lắng?
  • Nhiều người các ngón tay, ngón chân vào mùa đông thường lạnh ngắt. Nhìn chung không cần lo lắng về điều này bởi có thể đó là hiện tượng thông thường, xuất phát từ cấu tạo tự nhiên của cơ thể, do điều kiện thời tiết hoặc do giữ ấm không đúng cách. Tuy nhiên lạnh buốt chân tay đi kèm với một số cảnh báo sức khỏe khác thì không nên chủ quan.

  • thuốc trị cúm A với người mang thai và trẻ bú mẹ
  • Nắm chắc tính an toàn của thuốc chống cúm khi sử dụng, nhất là đối với những trường hợp đặc biệt như người mang thai, trẻ bú mẹ... người sử dụng sẽ mạnh dạn hơn khi dùng thuốc. Hai thuốc đang được sử dụng hiện nay là tamiflu và relenza.

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h