Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
ha duong huyet nguy hiem hon tang
Hạ đường huyết nguy hiểm hơn tăng. (ảnh minh họa).

Hạ đường huyết xuất hiện cảm giác cồn cào, mạch nhanh, da tái lạnh, bủn rủn chân tay...


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Hạ đường huyết nguy hiểm hơn tăngHạ đường huyết xuất hiện cảm giác cồn cào, mạch nhanh, da tái lạnh, bủn rủn chân tay...Hạ đường huyết nguy hiểm hơn tăng

Nhắc đến bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), rất nhiều bệnh nhân, thậm chí cả thầy thuốc luôn nghĩ đến tình trạng đường huyết tăng cao và tìm mọi biện pháp  để hạ chỉ số đường máu xuống mà quên rằng đường máu xuống thấp quá mức bình thường là rất nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều và có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời.

Nguy cơ gây hạ đường huyết (HĐH)

Cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, não sử dụng glucose như một nguồn năng lượng chính. Một phần nhỏ glucose được lấy từ glycogen chứa trong các tế bào hình sao nhưng lượng glycogen này chỉ đủ dùng trong vài phút. Phần lớn glucose được lấy từ máu và khi lượng đường trong máu giảm sẽ gây các triệu chứng về thần kinh (TK). Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), Lượng đường máu an toàn lúc đói là 90 -130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l), Sau bữa ăn  1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l), trước lúc đi ngủ vào khoảng : 110 -150mg/dl (6,0 - 8,3mmol/l). Các triệu chứng TK xuất hiện khi lượng đường trong máu xuống dưới 3.6 mmol/L(65 mg/dL) và khi lượng đường máu xuống dưới 0.55 mmol/L (10 mg/dL) thì các nơ ron TK mất hoạt động điện học và bệnh nhân nhanh chóng đi vào hôn mê.

Khi đường máu xuống thấp dưới ngưỡng, cơ thể tăng sản xuất các hoóc môn làm tăng đường huyết như adrenaline, glucargon theo cơ chế tự bảo vệ. Sự gia tăng các hóc môn này gây nên các triệu chứng kinh điển của hạ đường huyết như cảm giác cồn cào, mạch nhanh, da tái lạnh, bủn rủn chân tay...

Hạ đường huyết (HĐH) là một biến chứng hay gặp ở các bệnh nhân ĐTĐ đang được theo dõi điều trị bằng thuốc uống hoặc insulin tiêm. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: Dùng liều thuốc HĐH quá cao, quá lâu; Bệnh nhân  kiêng khem quá mức; Các yếu tố làm bệnh nhân bỏ ăn (mà vẫn dùng thuốc) như cúm, nhiễm khuẩn...; Do uống quá nhiều rượu, nhất là uống rượu mà không ăn gì; Dùng liều insulin chưa thích hợp; Bệnh nhân đang dùng thêm các thuốc khác có thể gây HĐH, hoặc dùng phối hợp nhiều loại thuốc HĐH với nhau mà theo dõi không kỹ;...

Có thể tử vong do chủ quan

Bệnh nhân Nguyễn Thị H, 56 tuổi ở Hà Nội cấp cứu tại Bệnh viện E Trung ương trong tình trạng co giật hôn mê do bị hạ đường huyết. Bệnh nhân đang được điều trị đái tháo đường type 2. Hai ngày trước khi vào viện, bệnh nhân mệt, ăn uống kém, khi gia đình phát hiện bệnh nhân bệnh nhân đã rơi vào  tình trạng hôn mê. Các bác  sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị hôn mê do hạ đường huyết.

 Một bệnh nhân khác là Trần Văn Th. 76 tuổi, ở Hà Nội cũng phải cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Bệnh nhân  có tiền sử bệnh đái tháo đường typ 2 nhưng phải điều trị bằng insulin bán chậm 25 UI/ngày tiêm DD. Buổi trưa trước khi vào viện, bệnh nhân uống rượu và không ăn gì, tới chiều tối vẫn tiêm 20 UI insulin DD. 19h, gia đình phát hiện bệnh nhân đã hôn mê... Sau khi được cấp cứu và điêu trị kịp thời bệnh nhân đã qua khỏi cơn nguy hiểm...

BN Nguyễn Văn B, 58 tuổi được đưa vào cấp cứu vì chấn thương sọ não do TNGT. Làm XN đường máu xuống quá thấp. Bệnh nhân đang uống thuốc trị ĐTĐ, hai ngày trước đó có sốt, ăn uống kém, vẫn uống thuốc theo đơn. Buổi sáng bệnh nhân đi xe máy, thấy choáng váng, bủn rủn chân tay, vã mồ hôi, tự ngã gây tai nạn...

Trên thực tế tình trạng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường thường xảy ra khi bệnh nhân đang ở nhà, hoặc đang đi xa, khi đang ngủ... nên ít khi được người thân phát hiện để đưa đi cấp cứu kịp thời, nên thường dẫn đến biến chứng nặng nề như hôn mê, tử vong do hôn mê quá giai đoạn, suy hô hấp quá nặng do sặc phổi (dịch vị, thức ăn, dịch hầu họng, cá biệt có trường hợp do răng giả gây bít tắc đường hô hấp khi BN hôn mê). Nguy hiểm hơn là tình trạng HĐH xảy ra khi người bệnh đang lao động hoặc đang điều khiển các phương tiện giao thông nên rất dễ gây tai nạn.


Người bệnh ĐTĐ cần thường xuyên kiểm tra đường huyết .        

Biểu hiện HĐH ở bệnh nhân ĐTĐ

Khởi đầu, người bệnh cảm thấy mệt, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi lạnh, cảm giác cồn cào trong ruột, mạch nhanh, huyết áp tăng nhẹ, tim đập nhanh. Nặng hơn, bắt đầu xuất hiện những cơn co giật và đi vào hôn mê ở các mức độ khác nhau. Khi bệnh nhân hôn mê, các phản xạ nuốt và ho sặc rất kém hoặc mất dẫn đến tình trạng sặc dịch hầu họng, dịch vị, thức ăn... vào phổi gây viêm phổi suy hô hấp nặng, có trường hợp tử vong. Ngay cả khi đã được điều trị tích cực, các di chứng thần kinh sau hôn mê hoặc do thiếu o xy não quá lâu cũng thường gặp như chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, các cơn co giật kiểu động kinh thậm chí tổn thương não quá nặng nề khiến cho bệnh nhân tuy được cứu sống nhưng phải sống kiểu thực vật, không còn chất lượng cuộc sống.

Cần làm gì khi bị HĐH?

Ngay khi nghi ngờ hoặc có biểu hiện của HĐH, người bệnh cần uống ngay một cốc nước đường, sữa, ăn bánh kẹo, hoa quả ngọt (ví dụ: chuối) để nhanh chóng nâng đường huyết lên. Cần đặc biệt chú ý, khi người bệnh đã có biểu hiện hôn mê, không nên cho ăn uống rất dễ bị suy hô hấp do sặc, trường hợp này phải đưa đến bệnh viện ngay. Dừng tất cả các loại thuốc điều trị ĐTĐ đang dùng sau đó đến ngay cơ sở y tế kiểm tra lại đường huyết. Tại cơ sở y tế, nếu tình trạng người bệnh nặng các bác sĩ có thể tryền đường 5%, 10% hoặc tiêm glucargon hoặc corticoid để làm tăng đường huyết và điều trị các biến chứng nếu có.

Quan trọng là phòng tránh

Tâm lý chung của các bệnh nhân ĐTĐ là rất sợ đường huyết tăng. Thậm chí có người nhịn ăn cả cơm để tránh tăng đường huyết. Điều này rất nguy hiểm. Vì vậy, để tránh tình trạng HĐH xảy ra, người bệnh cần:

- Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh ĐTĐ.  Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như kiêng khem quá mức, bỏ ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác...

- Cần có chế độ tập luyện thường xuyên, phù hợp đối với từng người theo tư vấn của bác sĩ điều trị để đảm bảo sức khoẻ.

- Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế hoặc có thể tự làm kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường máu mao mạch theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.

 
                                                                        Thạc sĩ - Bác sĩ Vũ Đức Định(SK&ĐS)
  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Sau phá thai là gì?
  • Dù do bất cứ nguyên nhân nào, việc nạo phá thai có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người phụ nữ hay có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường như sẩy thai, vô sinh... Ngay trong chuyện chăn gối, việc nạo phá thai cũng gây ra những trục trặc cho cả hai.

  • Dinh dưỡng để thai phát triển tốt
  • Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ cần tăng từ 9-12kg, trong đó 3 tháng đầu tăng 1-2kg, 3 tháng giữa tăng 3-4kg, 3 tháng cuối tăng 5-6kg

  • Thở sâu thêm “dung tích” sống
  • Càng thở nông càng dễ dẫn đến cao huyết áp (CHA). Thở sâu đến bụng dưới vừa giúp tăng dung tích sống, kiểm soát cảm xúc, chống stress vừa hình thành một cơ chế giống như quả tim thứ hai để cải thiện lưu thông khí huyết và phòng chống CHA

  • Những điều nên tránh sau khi ăn
  • Trong cuộc sống thường ngày tồn tại rất nhiều thói quen ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chúng ta. Hãy xem bạn có mắc vào những thói quen đó không nhé!

  • Vắc-xin cúm A/H1N1 an toàn với thai phụ
  • (Dân trí) - Việt Nam lại có thêm một thai phụ mang thai 27 tuần tử vong vì cúm A/H1N1. Như vậy, đã có 11/43 ca tử vong là thai phụ. Vì thế VN đang xúc tiến nhanh công tác tiêm phòng cho thai phụ và khẳng định, vắc xin là an toàn với đối tượng này.

  • Tiền đái tháo đường - Nguy cơ và cách phòng tránh
  • Tiền đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng đường huyết cao nhưng chưa cao đến mức bị ĐTĐ. Tiền ĐTĐ cũng được biết tới với cái tên rối loạn đường huyết đói (IFG) hoặc rối loạn dung nạp glucose (IGT).

  • u đúng về chống lão hoá da
  • (Dân trí) - Để xoá đi dấu ấn thời gian trên gương mặt, nhiều chị em không tiếc tiền cho các sản phẩm chống lão hoá hay cầu cứu tới dịch vụ spa, thẩm mỹ viện… Tuy nhiên, chị em lại thiếu kiến thức trầm trọng về sự tấn công lặng lẽ của quá trình này…

  • 10 nguyên tắc ăn uống giúp “tránh xa” ung thư
  • (Dân trí) - Khoảng hơn 90% trường hợp ung thư là do môi trường bên ngoài. Trong đó, khoảng 40% liên quan đến thói quen ăn uống, gia vị thức ăn và phương pháp nấu ăn; 30% có liên quan đến thói quen sinh hoạt, đặc biệt là hút thuốc,uống rượu…

  • Bí quyết phòng và chữa nẻ cho bé
  • Sau mấy hôm trời lạnh, hai má bé Nấm, 2 tuổi (Hà Đông, Hà Nội) đỏ ứng, nứt nẻ. Mỗi lần mẹ rửa mặt bé lại kêu khóc vì xót, đau. Chị Hòa, mẹ bé, không biết làm sao giữ cho da con được mềm, mịn trong thời tiết hanh khô này.

  • Nguyên tắc “ba ít bốn nhiều” với người bị cao huyết áp
  • (Dân trí) - Người mắc bệnh cao huyếtt áp luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và vận động để duy trì sức khoẻ. Nguyên tắc “ba ít vốn nhiều” dưới đây sẽ giúp bạn có được chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, giúp cải thiện bệnh

  • Sử dụng hương đuổi muỗi có hiệu quả?
  • Hương đuổi muỗi có chất diệt côn trùng xông hơi được các gia đình dùng khá phổ biến vì dễ sử dụng, có hiệu quả và không đắt tiền

  • Chăm sóc da tay khi trời hanh khô
  • Mùa đông thời tiết khô hanh làm da dễ bị khô nứt, đặc biệt là da tay hằng ngày phải tiếp xúc nhiều với hóa chất và nước nóng. Nên chăm sóc như thế nào để da tay vẫn mịn màng?

  • Nẻ da, coi chừng biến chứng!
  • Thời tiết hanh, lạnh kéo dài là nguyên nhân khiến da thường xuyên khô, nứt nẻ, chảy máu và đau rát. Nếu da không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến xây xát, nhiễm trùng.

  • Dễ viêm họng vì mũi khô
  • Do mũi khô, những cục dử khô cứng chèn kín mũi rất khó lấy, khiến đường thở bị thu hẹp, phát ra tiếng khụt khịt. Do khó thở bằng mũi nên trẻ thường há miệng, kết quả là dễ bị viêm họng.

  • Ai không được dùng cyproheptadin để trị chán ăn?
  • Cyproheptadin có tác dụng kích thích cảm giác đói, sự thèm ăn nếu dùng vào ban ngày và gây buồn ngủ khi dùng về đêm; tuy nhiên công dụng chính lại là trị dị ứng. Vì vậy, rất cần lưu ý các đặc điểm chống chỉ định của loại thuốc dễ làm tăng cân này; đặc biệt với những đối tượng chán ăn như phụ nữ có thai và người cao tuổi.

  • Chữa nứt nẻ tay, chân bằng y học cổ truyền
  • Có rất nhiều người khi mùa đông đến, ngón tay, ngón chân bị những vết nẻ da ngứa không chịu nổi. Để khắc phục tình trạng này theo quan niệm của y học cổ truyền tay chân

  • Thuốc Đông y nên uống nóng hay nguội?
  • Trong Đông y, sắc thuốc đã là một công việc khá phức tạp và công phu, nhưng sắc xong uống như thế nào cho đúng cũng là một chuyện hết sức quan trọng. Thường thì khi sắc thuốc xong, ...

  • Trà gừng thảo dược ngày lạnh
  • Loại trà này uống trong mùa đông rất hợp bởi có tinh dầu gừng giúp ấm bụng và nguyên liệu thảo mộc đem lại cảm giác thư thái.

  • Chân tay lạnh, có nên lo lắng?
  • Nhiều người các ngón tay, ngón chân vào mùa đông thường lạnh ngắt. Nhìn chung không cần lo lắng về điều này bởi có thể đó là hiện tượng thông thường, xuất phát từ cấu tạo tự nhiên của cơ thể, do điều kiện thời tiết hoặc do giữ ấm không đúng cách. Tuy nhiên lạnh buốt chân tay đi kèm với một số cảnh báo sức khỏe khác thì không nên chủ quan.

  • thuốc trị cúm A với người mang thai và trẻ bú mẹ
  • Nắm chắc tính an toàn của thuốc chống cúm khi sử dụng, nhất là đối với những trường hợp đặc biệt như người mang thai, trẻ bú mẹ... người sử dụng sẽ mạnh dạn hơn khi dùng thuốc. Hai thuốc đang được sử dụng hiện nay là tamiflu và relenza.

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h