Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
ha duong huyet nguy hiem hon tang
Hạ đường huyết nguy hiểm hơn tăng. (ảnh minh họa).

Hạ đường huyết xuất hiện cảm giác cồn cào, mạch nhanh, da tái lạnh, bủn rủn chân tay...


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Hạ đường huyết nguy hiểm hơn tăngHạ đường huyết xuất hiện cảm giác cồn cào, mạch nhanh, da tái lạnh, bủn rủn chân tay...Hạ đường huyết nguy hiểm hơn tăng

Nhắc đến bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), rất nhiều bệnh nhân, thậm chí cả thầy thuốc luôn nghĩ đến tình trạng đường huyết tăng cao và tìm mọi biện pháp  để hạ chỉ số đường máu xuống mà quên rằng đường máu xuống thấp quá mức bình thường là rất nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều và có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời.

Nguy cơ gây hạ đường huyết (HĐH)

Cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, não sử dụng glucose như một nguồn năng lượng chính. Một phần nhỏ glucose được lấy từ glycogen chứa trong các tế bào hình sao nhưng lượng glycogen này chỉ đủ dùng trong vài phút. Phần lớn glucose được lấy từ máu và khi lượng đường trong máu giảm sẽ gây các triệu chứng về thần kinh (TK). Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), Lượng đường máu an toàn lúc đói là 90 -130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l), Sau bữa ăn  1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l), trước lúc đi ngủ vào khoảng : 110 -150mg/dl (6,0 - 8,3mmol/l). Các triệu chứng TK xuất hiện khi lượng đường trong máu xuống dưới 3.6 mmol/L(65 mg/dL) và khi lượng đường máu xuống dưới 0.55 mmol/L (10 mg/dL) thì các nơ ron TK mất hoạt động điện học và bệnh nhân nhanh chóng đi vào hôn mê.

Khi đường máu xuống thấp dưới ngưỡng, cơ thể tăng sản xuất các hoóc môn làm tăng đường huyết như adrenaline, glucargon theo cơ chế tự bảo vệ. Sự gia tăng các hóc môn này gây nên các triệu chứng kinh điển của hạ đường huyết như cảm giác cồn cào, mạch nhanh, da tái lạnh, bủn rủn chân tay...

Hạ đường huyết (HĐH) là một biến chứng hay gặp ở các bệnh nhân ĐTĐ đang được theo dõi điều trị bằng thuốc uống hoặc insulin tiêm. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: Dùng liều thuốc HĐH quá cao, quá lâu; Bệnh nhân  kiêng khem quá mức; Các yếu tố làm bệnh nhân bỏ ăn (mà vẫn dùng thuốc) như cúm, nhiễm khuẩn...; Do uống quá nhiều rượu, nhất là uống rượu mà không ăn gì; Dùng liều insulin chưa thích hợp; Bệnh nhân đang dùng thêm các thuốc khác có thể gây HĐH, hoặc dùng phối hợp nhiều loại thuốc HĐH với nhau mà theo dõi không kỹ;...

Có thể tử vong do chủ quan

Bệnh nhân Nguyễn Thị H, 56 tuổi ở Hà Nội cấp cứu tại Bệnh viện E Trung ương trong tình trạng co giật hôn mê do bị hạ đường huyết. Bệnh nhân đang được điều trị đái tháo đường type 2. Hai ngày trước khi vào viện, bệnh nhân mệt, ăn uống kém, khi gia đình phát hiện bệnh nhân bệnh nhân đã rơi vào  tình trạng hôn mê. Các bác  sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị hôn mê do hạ đường huyết.

 Một bệnh nhân khác là Trần Văn Th. 76 tuổi, ở Hà Nội cũng phải cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Bệnh nhân  có tiền sử bệnh đái tháo đường typ 2 nhưng phải điều trị bằng insulin bán chậm 25 UI/ngày tiêm DD. Buổi trưa trước khi vào viện, bệnh nhân uống rượu và không ăn gì, tới chiều tối vẫn tiêm 20 UI insulin DD. 19h, gia đình phát hiện bệnh nhân đã hôn mê... Sau khi được cấp cứu và điêu trị kịp thời bệnh nhân đã qua khỏi cơn nguy hiểm...

BN Nguyễn Văn B, 58 tuổi được đưa vào cấp cứu vì chấn thương sọ não do TNGT. Làm XN đường máu xuống quá thấp. Bệnh nhân đang uống thuốc trị ĐTĐ, hai ngày trước đó có sốt, ăn uống kém, vẫn uống thuốc theo đơn. Buổi sáng bệnh nhân đi xe máy, thấy choáng váng, bủn rủn chân tay, vã mồ hôi, tự ngã gây tai nạn...

Trên thực tế tình trạng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường thường xảy ra khi bệnh nhân đang ở nhà, hoặc đang đi xa, khi đang ngủ... nên ít khi được người thân phát hiện để đưa đi cấp cứu kịp thời, nên thường dẫn đến biến chứng nặng nề như hôn mê, tử vong do hôn mê quá giai đoạn, suy hô hấp quá nặng do sặc phổi (dịch vị, thức ăn, dịch hầu họng, cá biệt có trường hợp do răng giả gây bít tắc đường hô hấp khi BN hôn mê). Nguy hiểm hơn là tình trạng HĐH xảy ra khi người bệnh đang lao động hoặc đang điều khiển các phương tiện giao thông nên rất dễ gây tai nạn.


Người bệnh ĐTĐ cần thường xuyên kiểm tra đường huyết .        

Biểu hiện HĐH ở bệnh nhân ĐTĐ

Khởi đầu, người bệnh cảm thấy mệt, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi lạnh, cảm giác cồn cào trong ruột, mạch nhanh, huyết áp tăng nhẹ, tim đập nhanh. Nặng hơn, bắt đầu xuất hiện những cơn co giật và đi vào hôn mê ở các mức độ khác nhau. Khi bệnh nhân hôn mê, các phản xạ nuốt và ho sặc rất kém hoặc mất dẫn đến tình trạng sặc dịch hầu họng, dịch vị, thức ăn... vào phổi gây viêm phổi suy hô hấp nặng, có trường hợp tử vong. Ngay cả khi đã được điều trị tích cực, các di chứng thần kinh sau hôn mê hoặc do thiếu o xy não quá lâu cũng thường gặp như chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, các cơn co giật kiểu động kinh thậm chí tổn thương não quá nặng nề khiến cho bệnh nhân tuy được cứu sống nhưng phải sống kiểu thực vật, không còn chất lượng cuộc sống.

Cần làm gì khi bị HĐH?

Ngay khi nghi ngờ hoặc có biểu hiện của HĐH, người bệnh cần uống ngay một cốc nước đường, sữa, ăn bánh kẹo, hoa quả ngọt (ví dụ: chuối) để nhanh chóng nâng đường huyết lên. Cần đặc biệt chú ý, khi người bệnh đã có biểu hiện hôn mê, không nên cho ăn uống rất dễ bị suy hô hấp do sặc, trường hợp này phải đưa đến bệnh viện ngay. Dừng tất cả các loại thuốc điều trị ĐTĐ đang dùng sau đó đến ngay cơ sở y tế kiểm tra lại đường huyết. Tại cơ sở y tế, nếu tình trạng người bệnh nặng các bác sĩ có thể tryền đường 5%, 10% hoặc tiêm glucargon hoặc corticoid để làm tăng đường huyết và điều trị các biến chứng nếu có.

Quan trọng là phòng tránh

Tâm lý chung của các bệnh nhân ĐTĐ là rất sợ đường huyết tăng. Thậm chí có người nhịn ăn cả cơm để tránh tăng đường huyết. Điều này rất nguy hiểm. Vì vậy, để tránh tình trạng HĐH xảy ra, người bệnh cần:

- Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh ĐTĐ.  Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như kiêng khem quá mức, bỏ ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác...

- Cần có chế độ tập luyện thường xuyên, phù hợp đối với từng người theo tư vấn của bác sĩ điều trị để đảm bảo sức khoẻ.

- Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế hoặc có thể tự làm kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường máu mao mạch theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.

 
                                                                        Thạc sĩ - Bác sĩ Vũ Đức Định(SK&ĐS)
  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Khô miệng - Dấu hiệu của bệnh
  • Nhiều người thường có cảm giác khô nẻ ở miệng khi thức giấc vào buổi sáng. Nếu nó diễn ra dai dẳng, bạn cần phải kiểm tra sức khỏe để điều trị.

  • Có nên “cưỡng bức” vợ khi
  • Cuộc sống gối chăn buồn tẻ là đổi mới hình thức giao hoan, trong đó có chiêu “cưỡng bức” người dưới gối

  • Phòng bệnh viêm tuyến sữa sau sinh
  • Viêm tuyến sữa sau sinh là bệnh thường gặp, nhất là các sản phụ sinh con lần đầu. Bệnh xuất hiện vào khoảng 3-4 tuần đầu sau khi sản phụ cho con bú, nên bệnh mới có tên gọi là viêm tuyến sữa sau sinh.

     

  • Tía tô trừ đờm, trị ho
  • Tía tô còn gọi tử tô, cần phân (Dao), phằn cưa (Tày), hom tô (Thái). Tên khoa học: Perilla ocymoides L., họ Hoa môi (Lamiaceae).

     

  • Để nàng... tan chảy
  • Các ông thường chủ quan, phụ nữ chỉ đạt khoái cảm khi tiếp xúc với điểm G. Hoàn toàn phiến diện. Hãy nhớ rằng trên từng centimet vuông của cơ thể nàng...

  • Dùng ngón tay khi “yêu” sẽ khiến nàng thăng hoa hơn
  • Muốn tăng hưng phấn và kích thích cho chị em phụ nữ, bạn đừng quên sử dụng đến sự linh hoạt của những ngón tay.

     

  • BẠN CÓ BIẾT Khởi nguồn của mọi sự thành công?
  • Hầu hết tất cả chúng ta đều sẵn sàng từ bỏ mục tiêu và dự định của mình khi vấp phải những khó khăn đầu tiên.

  • Cây thuốc chữa viêm gan -Nhó đông
  • Dược liệu có vị đắng, màu vàng, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kiện tỳ, hoạt huyết, tiêu viêm, tán ứ, chữa viêm gan, vàng da, xơ gan...

  • Phòng, trị liệt mặt do “trúng gió”
  • Liệt mặt còn gọi là liệt dây thần kinh 7 ngoại biên. Đông y gọi là bệnh "Khẩu nhãn oa tà:, có nghĩa là miệng mắt méo lệch.

  • Để cuộc
  • Hẳn sẽ rất khó chịu khi bạn đạt được cực khoái chỉ trong một thời gian ngắn khi mà cả hai vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn đúng không nào? Vậy thì hãy cùng nhau khắc phục nó bằng những mẹo nhỏ dưới đây xem thế nào nhé.
     

  • Vì sao nàng chưa sẵn sàng
  • Có rất nhiều các nguyên nhân mà khi chàng "đòi" thì nàng tìm cách lảng ra. Sợ không thể tới “đích”, không muốn “yêu” nhưng vẫn chiều chàng, sợ mang thai… là những thủ phạm khiến nữ giới khó khăn khi nhập cuộc “yêu”.

     

  • Những phương thuốc cho người hiếm muộn
  • Một số chị em với những lý do khách quan, cũng có khi là chủ quan mà thiên chức làm mẹ đến với họ hơi muộn mằn, đôi khi lại có những khó khăn nhất định khiến cho một số chị em vì quá mong đợi dẫn đến sốt ruột, đôi khi trở nên nhẹ dạ, cả tin.

  • Tiêm thuốc qua đường động mạch, cứu sống nhiều người đột quỵ
  • Đối với bệnh lý đột quỵ vì tắc nghẽn mạch máu não do hình thành cục máu đông thì việc điều trị thường áp dụng theo phương pháp kinh điển là tiêm thuốc tiêu sợi huyết (TSH) qua đường tĩnh mạch.

  • Có những phụ nữ chưa bao giờ
  • Một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng có những phụ nữ chưa bao giờ "lên đỉnh" trong khi đó có những người lại thăng hoa 2-3 lần trong một "cuộc yêu".

  • Tạo nét mới cho
  • Màn dạo đầu đóng một vai trò quan trọng trong chuyện "yêu". Nhưng phải làm gì đây khi bạn đã chán với những màn dạo đầu thông thường?
     

  • Dùng thuốc chữa lãnh cảm: Tại sao không?
  • Lãnh cảm là lạnh nhạt, không thoải mái, không ham muốn, không dậy dục, không đạt đỉnh cực khoái. Đó là tình trạng bệnh lý (gọi chung là rối loạn hay suy giảm chức năng tình dục nữ), làm giảm chất lượng cuộc sống, cũng là lý do thầm kín, tạo ra nhiều điều không thoải mái bất hòa, thậm chí ly hôn, ngoại tình, xáo trộn đời sống gia đình.

     

  • Các cơn đau: bình thường hay bất thường?
  • Vậy những cơn đau xuất hiện ở đâu và đâu là những vấn đề thông thường về sức khỏe? Dưới đây là hướng dẫn giúp bạn nhận biết những điều bất thường và khi nào thì nên đi gặp bác sĩ.

     

  • Mong muốn của phụ nữ về cực khoái
  • Cực khoái là điều mọi phụ nữ đều mong muốn, nhưng những khát khao của họ để đạt được điều đó thì ít khi họ thổ lộ.

     

  • Cực khoái - Cảm giác được thèm muốn nhất
  • Nếu được hỏi: “Cảm giác nào tuyệt vời nhất khi yêu?”, hẳn nhiều người sẽ không ngần ngại trả lời rằng: “cực khoái”.
     

  • Những bí mật của nụ hôn
  • Khi hôn cơ thể chúng ta tiết ra một số hóa chất có khả năng khống chế các hoóc môn gây căng thẳng ở cả hai giới.

     

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h