Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
dung doi truyen dich
Đừng đòi… “truyền dịch”. (ảnh minh họa).

Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”. Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Đừng đòi… “truyền dịch”Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”. Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.Đừng đòi… “truyền dịch”

Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”. Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.

Tác hại của việc truyền dịch tùy tiện

Rõ ràng với các tác dụng dùng trong điều trị, dịch truyền là dạng thuốc rất quý, rất cần thiết trong trường hợp bệnh nặng cần được cấp cứu hoặc trong trường hợp người bệnh không thể uống thuốc. Tuy nhiên, do có nhiều loại dịch truyền, dùng loại dịch truyền nào sẽ tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể, với liều lượng truyền vào trong cơ thể sẽ được cân nhắc tính toán cho từng người, có sự theo dõi của thầy thuốc chứ không phải loại nào cũng truyền được và truyền với bất cứ liều lượng nào.

 

 Truyền dịch cho trẻ bị sốt xuất huyết Ảnh: Minh Đức.

Điều đặc biệt lưu ý là khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều cũng có thể xảy ra các tai biến, đôi khi rất trầm trọng nguy hiểm đến tính mạng. Trước hết là nguy cơ nhiễm trùng, xuất phát từ nơi đưa thuốc vào cơ thể. Các bệnh nhiễm như: HIV/ AIDS, viêm gan siêu vi B, C… đều có thể lây nhiễm qua con đường tiêm chích, đặc biệt qua truyền dịch, nếu việc truyền dịch bừa bãi không đúng quy cách, không được vô trùng. Thứ đến, do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa gây các hiện tượng phù ở tim, thận… Đặc biệt, dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không “chịu” như: hiện tượng sốt run hoặc gây sốc dịch truyền rất nguy hiểm. Chính vì vậy, khi thầy thuốc chỉ định cho dùng dịch truyền là đã có sự cân nhắc rất kỹ, thấy đó là việc rất cần thiết và khi truyền dịch, thầy thuốc phải theo dõi chặt chẽ để có tai biến xảy ra sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.

 

Trẻ em có ngoại lệ?

Trẻ em cũng là đối tượng mà một số bậc phụ huynh cũng thường nài nỉ cho vô dịch truyền. Chỉ khi bị sốt xuất huyết loại nặng, có tình trạng thất thoát nước từ máu trong cơ thể thì bác sĩ mới chỉ định vô dịch truyền. Còn nếu chỉ bị sốt thông thường chưa rõ nguyên nhân mà vội truyền dịch là rất sai. Có trường hợp đặc biệt cần phải kể là đối với trẻ tuy không được mập mạp như một số trẻ cùng trang lứa khác nhưng sức khỏe bình thường không đau yếu gì, ăn uống vẫn tốt, thế mà phụ huynh lại tìm cách tiêm truyền loại dịch truyền với mục đích à để khỏe hơn, mập mạp hơn thì rất nguy hiểm. Truyền dịch như thế chỉ lãng phí, vì thật ra đối với trẻ bình thường (xin đừng có quan niệm trẻ mập mạp là đồng nghĩa với khỏe mạnh), dịch truyền chẳng có tác dụng gọi là “khỏe hơn, mập mạp hơn” mà trẻ được tiêm luôn luôn có nguy cơ bị các tai biến đã kể ở trên do tiêm truyền gây ra. Nên lưu ý, chỉ có bác sĩ mới là người có thẩm quyền nhất trong việc quyết định có nên truyền dịch hay không. Và thông thường, chỉ khi nào không ăn uống được do bệnh, bác sĩ mới chỉ định cho tiêm dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng. Xin đừng tạo sức ép tâm lý đối với thầy thuốc để thầy thuốc cho dùng dịch truyền, trong khi xét về mặt khách quan, việc truyền dịch như thế chưa thật sự cần thiết. Trong trường hợp còn ăn uống được thì chế độ ăn thích hợp bao giờ cũng tốt hơn việc nuôi ăn bằng tiêm truyền, chứa nhiều nguy cơ tai biến.

Khi nào thì truyền dịch đúng yêu cầu điều trị?

Ta cần lưu ý, truyền dịch có nhiều loại tùy theo tác dụng, có thể chia làm 4 loại như sau: Dịch truyền cung cấp nước, các chất điện giải: dùng trong trường hợp cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải. Dung dịch loại này có dung dịch “ngọt” chứa đường glucose, dung dịch “mặn” chứa muối natri clorid, hoặc dung dịch chứa nhiều chất điện giải có tên ringer lactat. Từ “nước biển” ban đầu được dùng chính để chỉ dung dịch mặn chứa muối natri clorid giống như nước biển nhưng về sau bà con ta dùng từ “nước biển” để gọi tất cả các dịch truyền khác.

Dung dịch tái lập cân bằng kiềm toan: dùng trong trường hợp cơ thể bị bệnh hoặc thừa toan (tức dư chất acid hay còn gọi “toan huyết”) hoặc thừa kiềm (tức dư chất base). Truyền dịch loại này sẽ có tác dụng trung hòa sự thừa toan hay thừa kiềm, như khi người bệnh bị toan huyết, bác sĩ chỉ định tiêm truyền dung dịch kiềm là natri bicarbonat.

Dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng: dùng trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh không thể ăn qua đường tiêm tĩnh mạch và đây là loại dịch truyền hay bị lạm dụng. Dịch truyền loại này cung cấp các acid amin thiết yếu (là chất dinh dưỡng cơ bản lấy từ chất đạm), các vitamin và chất khoáng, một số chất béo (như dầu đậu nành tinh lọc nhằm cung cấp năng lượng).

Dịch truyền thay thế máu: dùng trong trường hợp người bệnh bị mất máu. Dịch truyền loại này là các dung dịch keo chứa các chất có phần tử lớn như dextran, có tác dụng tái lập khối lượng chất lỏng trong máu

Ngoài 4 loại dịch truyền kể trên, người ta cần dùng dịch truyền có chứa thuốc như thuốc kháng sinh để tiêm truyền trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng, vì dùng kháng sinh dạng uống sẽ không hiệu qua

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Khắc phục chứng “lắm bệnh” của nhân viên văn phòng
  • Thoái hóa cột sống cổ, nhức mỏi khớp cổ tay, ù tai, chóng mặt, mỏi mặt; nhức đầu, đau cổ, đau lưng; rồi mất ngủ, mệt mỏi, viêm tắc tĩnh mạch… làm sao hạn chế chứng “lắm bệnh” nói trên của những người làm công việc văn phòng?
     

  • Tại sao có hiện tượng mang thai giả?
  • Gần đây rộ lên hiện tượng có những phụ nữ mang thai đến gần 20 tháng, có đầy đủ các triệu chứng như một người có thai

  • Mùa xuân nói chuyện dưỡng sinh trường thọ phương Đông
  • “Dưỡng” là nuôi dưỡng, bảo vệ; “sinh” là sự sống, mạng sống; “dưỡng sinh” còn gọi là “bảo sinh”, “nhiếp sinh”, “đạo sinh”…

  • Sự thật
  • Các sự kiện "người chết sống lại" đã làm hao tốn không biết bao nhiêu bút mực, công sức tìm hiểu của nhiều người và cũng gây ra không biết bao nhiêu chuyện dở khóc dở cười cho những người còn sống. Vậy đâu là sự thật của những hiện tượng này?
     

  • Tai biến mạch máu não ở bệnh nhân đái tháo đường
  • Tai biến mạch máu não là một biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh đái tháo đường. Tăng đường huyết đã thúc đẩy quá trình hình thành các mảng xơ vữa nhanh hơn, nhiều hơn ở các bệnh nhân này. Việc phòng ngừa bệnh hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào thái độ hợp tác của bệnh nhân với thầy thuốc.

     

  • Sốt rét khỉ có thể truyền bệnh cho người?
  • Hình thể ký sinh trùng sốt rét của khỉ phát hiện được phân tích chụp ảnh bằng kính hiển vi đối pha Nikon với độ phóng đại 100x15

  • 6 kiểu chế biến thịt không nên ăn nhiều
  • Thịt là nguồn dinh dưỡng cung cấp nhiều đạm cho cơ thể nhưng ngày nay có nhiều loại thịt hoặc do chế biến có thể mang tới bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Vì vậy, bạn nên lưu ý khi ăn cácloại thịt chế biến sau.

     

  • Viêm nhiễm hô hấp trong “mùa trở gió
  • Hiện nay, đã qua “đỉnh” dịch của các bệnh nhiễm như: sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM) và viêm màng não. Tuy nhiên, các bệnh liên quan đến hô hấp lại đang gia tăng. Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 và 2 hiện đang phải tiếp nhận hàng trăm ca bệnh mỗi ngày, chủ yếu là viêm tiểu phế quản…

     

  • Chăm sóc và vệ sinh “vùng kín” đúng cách
  • Thực ra, chuyện vệ sinh phụ nữ phần lớn ai cũng có kiến thức nhưng lại rất chủ quan, thành ra những nhắc nhở thường bị quên hoặc là bị “phát huy” một cách tối đa gây hiệu ứng ngược. Vì vậy, làm thế nào để vệ sinh đúng cách khoa học không phải là chuyện đơn giản.

  • Tang phiêu tiêu ích thận, cố tinh
  • Tang phiêu tiêu là tổ con bọ ngựa trên cây dâu, có tên thuốc Cotheca Mathidis. Tên khoa học là Ootheca Manthidis. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn bộ tổ con bọ ngựa làm tổ trên cây dâu (Mantis religiosa L. thuộc họ Mantidae).

  • Chế độ ăn cho trẻ lứa tuổi tiểu học
  • Từ 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học, các chất dinh dưỡng cung cấp hàng ngày cho trẻ qua thức ăn không chỉ để trẻ phát triển về thể chất, mà còn cung cấp năng lượng cho trẻ học tập. Vì vậy, ăn uống hợp lý ở lứa tuổi này giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật.

  • Nam giới nên ăn gì hàng ngày?
  • Đặc điểm của cánh mày râu là ít khi quan tâm tới sức khỏe và càng chẳng mấy chú ý tới phòng ngừa bệnh tật. Vậy thì “đơn kê” nào sẽ giúp cải thiện sức khỏe nam giới? Dưới đây là những nhóm thực phẩm nam giới nên ăn mỗi ngày, hoặc ăn mỗi ngày, hoặc ăn thường xuyên.

  • Đừng đòi… “truyền dịch”
  • Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”. Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.

  • Món ăn làm đẹp mùa lạnh
  • Khi trời đang mát lạnh, việc bảo dưỡng làn da trước tiên chú trọng giữ ấm, tăng cường tập luyện, để tăng tuần hoàn máu, dự phòng làn da bị tổn thương do thời tiết lạnh. Điều quan trọng nhất cần lưu ý về mặt ăn uống.

  • Giải pháp nào để tránh béo phì sau khi sinh?
  • Trong những năm gần đây, đời sống xã hội đã nâng lên một bước, cho nên việc chăm sóc cho mẹ tròn con vuông, sinh con được khỏe mạnh, thông minh đã được các bậc cha mẹ chú trọng nhiều dễ dẫn đến việc lạm dụng bồi dưỡng, vì vậy việc tăng cân rồi thành béo phì sau sinh đã trở thành phổ biến.

  • Phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ
  • Mùa đông – xuân, thời tiết diễn biến bất thường, chính là điều kiện thuận lợi để nhiều loại virus phát triển mạnh khiến nhiều người thấy mệt mỏi, đau ốm, đặc biệt là trẻ em, do sức đề kháng của cơ thể cũng có phần giảm sút.

  • Phát hiện chất độc hại trong ớt bộ
  • Đối với người miền Trung, nhất là người Huế, việc dùng ớt cay trong bữa ăn hàng ngày để tạo nên một khẩu vị riêng là thói quen của hầu hết mọi gia đình. Nhưng khi toàn bộ năm mẫu ớt bột lấy từ các chợ ở TP. Huế, qua xét nghiệm đều dương tính với chất Rhodamine B đã cho thấy những mối hiểm họa khôn lường...

  • Những suy nghĩ sai về cách rửa mặt
  • Khi lựa chọn sữa rửa mặt, phái đẹp thường tìm mua loại sữa rửa mặt với nhiều tính năng kết hợp như: làm sạch, làm sáng, dưỡng ẩm da…

  • Việt Nam vẫn tiếp nhận vắc xin phòng cúm A/H1N1
  • Chiều 11/1, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho biết, Việt Nam vẫn tiếp nhận vắc xin phòng cúm A/H1N1 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) viện trợ.
     

  • Chăm sóc người bệnh tăng huyết áp tại nhà
  • Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi chỉ số huyết áp thấp hơn hoặc bằng 120/80mmHg được xem là huyết áp tối ưu không gây hại cho sức khoẻ

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h