Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
dung doi truyen dich
Đừng đòi… “truyền dịch”. (ảnh minh họa).

Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”. Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Đừng đòi… “truyền dịch”Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”. Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.Đừng đòi… “truyền dịch”

Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”. Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.

Tác hại của việc truyền dịch tùy tiện

Rõ ràng với các tác dụng dùng trong điều trị, dịch truyền là dạng thuốc rất quý, rất cần thiết trong trường hợp bệnh nặng cần được cấp cứu hoặc trong trường hợp người bệnh không thể uống thuốc. Tuy nhiên, do có nhiều loại dịch truyền, dùng loại dịch truyền nào sẽ tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể, với liều lượng truyền vào trong cơ thể sẽ được cân nhắc tính toán cho từng người, có sự theo dõi của thầy thuốc chứ không phải loại nào cũng truyền được và truyền với bất cứ liều lượng nào.

 

 Truyền dịch cho trẻ bị sốt xuất huyết Ảnh: Minh Đức.

Điều đặc biệt lưu ý là khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều cũng có thể xảy ra các tai biến, đôi khi rất trầm trọng nguy hiểm đến tính mạng. Trước hết là nguy cơ nhiễm trùng, xuất phát từ nơi đưa thuốc vào cơ thể. Các bệnh nhiễm như: HIV/ AIDS, viêm gan siêu vi B, C… đều có thể lây nhiễm qua con đường tiêm chích, đặc biệt qua truyền dịch, nếu việc truyền dịch bừa bãi không đúng quy cách, không được vô trùng. Thứ đến, do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa gây các hiện tượng phù ở tim, thận… Đặc biệt, dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không “chịu” như: hiện tượng sốt run hoặc gây sốc dịch truyền rất nguy hiểm. Chính vì vậy, khi thầy thuốc chỉ định cho dùng dịch truyền là đã có sự cân nhắc rất kỹ, thấy đó là việc rất cần thiết và khi truyền dịch, thầy thuốc phải theo dõi chặt chẽ để có tai biến xảy ra sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.

 

Trẻ em có ngoại lệ?

Trẻ em cũng là đối tượng mà một số bậc phụ huynh cũng thường nài nỉ cho vô dịch truyền. Chỉ khi bị sốt xuất huyết loại nặng, có tình trạng thất thoát nước từ máu trong cơ thể thì bác sĩ mới chỉ định vô dịch truyền. Còn nếu chỉ bị sốt thông thường chưa rõ nguyên nhân mà vội truyền dịch là rất sai. Có trường hợp đặc biệt cần phải kể là đối với trẻ tuy không được mập mạp như một số trẻ cùng trang lứa khác nhưng sức khỏe bình thường không đau yếu gì, ăn uống vẫn tốt, thế mà phụ huynh lại tìm cách tiêm truyền loại dịch truyền với mục đích à để khỏe hơn, mập mạp hơn thì rất nguy hiểm. Truyền dịch như thế chỉ lãng phí, vì thật ra đối với trẻ bình thường (xin đừng có quan niệm trẻ mập mạp là đồng nghĩa với khỏe mạnh), dịch truyền chẳng có tác dụng gọi là “khỏe hơn, mập mạp hơn” mà trẻ được tiêm luôn luôn có nguy cơ bị các tai biến đã kể ở trên do tiêm truyền gây ra. Nên lưu ý, chỉ có bác sĩ mới là người có thẩm quyền nhất trong việc quyết định có nên truyền dịch hay không. Và thông thường, chỉ khi nào không ăn uống được do bệnh, bác sĩ mới chỉ định cho tiêm dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng. Xin đừng tạo sức ép tâm lý đối với thầy thuốc để thầy thuốc cho dùng dịch truyền, trong khi xét về mặt khách quan, việc truyền dịch như thế chưa thật sự cần thiết. Trong trường hợp còn ăn uống được thì chế độ ăn thích hợp bao giờ cũng tốt hơn việc nuôi ăn bằng tiêm truyền, chứa nhiều nguy cơ tai biến.

Khi nào thì truyền dịch đúng yêu cầu điều trị?

Ta cần lưu ý, truyền dịch có nhiều loại tùy theo tác dụng, có thể chia làm 4 loại như sau: Dịch truyền cung cấp nước, các chất điện giải: dùng trong trường hợp cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải. Dung dịch loại này có dung dịch “ngọt” chứa đường glucose, dung dịch “mặn” chứa muối natri clorid, hoặc dung dịch chứa nhiều chất điện giải có tên ringer lactat. Từ “nước biển” ban đầu được dùng chính để chỉ dung dịch mặn chứa muối natri clorid giống như nước biển nhưng về sau bà con ta dùng từ “nước biển” để gọi tất cả các dịch truyền khác.

Dung dịch tái lập cân bằng kiềm toan: dùng trong trường hợp cơ thể bị bệnh hoặc thừa toan (tức dư chất acid hay còn gọi “toan huyết”) hoặc thừa kiềm (tức dư chất base). Truyền dịch loại này sẽ có tác dụng trung hòa sự thừa toan hay thừa kiềm, như khi người bệnh bị toan huyết, bác sĩ chỉ định tiêm truyền dung dịch kiềm là natri bicarbonat.

Dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng: dùng trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh không thể ăn qua đường tiêm tĩnh mạch và đây là loại dịch truyền hay bị lạm dụng. Dịch truyền loại này cung cấp các acid amin thiết yếu (là chất dinh dưỡng cơ bản lấy từ chất đạm), các vitamin và chất khoáng, một số chất béo (như dầu đậu nành tinh lọc nhằm cung cấp năng lượng).

Dịch truyền thay thế máu: dùng trong trường hợp người bệnh bị mất máu. Dịch truyền loại này là các dung dịch keo chứa các chất có phần tử lớn như dextran, có tác dụng tái lập khối lượng chất lỏng trong máu

Ngoài 4 loại dịch truyền kể trên, người ta cần dùng dịch truyền có chứa thuốc như thuốc kháng sinh để tiêm truyền trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng, vì dùng kháng sinh dạng uống sẽ không hiệu qua

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Đàn ông cũng có chu kỳ
  • Trong chuyện phòng the ông xã tôi có những biểu hiện rất thất thường. Có những ngày ổng sôi sùng sục, lại có khi cả tuần ổng lạnh tanh.

  • Chăm trẻ ốm mau khỏe
  • Nhiều bậc phụ huynh do chưa có kinh nghiệm nuôi con nên thường rất hoang mang và đôi khi không biết làm gì cho đúng khi con ốm bệnh. Trong khi đó, vì nhiều lý do mà giữa bác sĩ và phụ huynh chưa có sự trao đổi thoả đáng khi khám bệnh.

  • Những thói quen khiến ông xã chán vợ
  • Cằn nhằn không ngừng nghỉ chỉ là một trong những thói quen của chị em khiến các ông chồng chán gia đình.

     

  • Các bài thuốc chữa đau đầu, mất ngủ
  • Theo khoa sinh hóa, cơ thể mỗi con người trong một ngày thường chịu tác động: 8 giờ lao động, 8 giờ ngủ và 8 giờ ăn uống, giải trí.

  • Khó 'gần vợ' vì dị tật lỗ tiểu thấp
  • Lần nào "quan hệ" với vợ đạt khoái cảm mạnh, anh Hùng (40 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) lại thấy "thằng nhỏ" sưng tướng, đau buốt. Một lúc sau thì tự khỏi và hết đau mà không dùng một loại thuốc nào.

  • Bí quyết làm vợ tốt
  • Cho dù chồng bạn chỉ là thợ xây hay người bán thịt, bạn cũng cần trân trọng nghề nghiệp của chồng. Có thể bạn không vừa lòng với công việc của chồng nhưng hãy xem xét mục đích của nó (kiếm tiền cho vợ, con). Điều tốt nhất bạn cần làm là thông cảm và động viên chồng.

  • Bị chồng nghi vì quá nồng nhiệt khi 'yêu'
  • Đêm tân hôn, nghĩ vợ sẽ e dè và sợ đau, Long đã chuẩn bị tâm lý và học hỏi nhiều "chiêu" để giảm lo lắng cho nàng. Nhưng cuối cùng, anh lại sốc bởi vị hôn thê tỏ ra rất thoải mái, thậm chí còn chủ động khiêu khích.

  • “Chuyện ấy” sau khi bị ung thư vú
  • Ngực không chỉ có chức năng tiết sữa, nuôi con. Chúng còn là một biểu tượng của nữ tính. Vì thế, cắt bỏ một bên ngực do ung thư không đơn thuần chỉ là mất đi một phần cơ thể.

  • Cách chăm sóc phụ nữ sau khi sinh
  • 6 giờ đầu sau đẻ thời gian dễ có biến chứng chảy máu nên sản phụ cần được cán bộ y tế chăm sóc, theo dõi. Thời gian này, sản phụ nghỉ tuyệt đối tại giường, ăn thức ăn dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, uống nước hoa quả để bổ sung vitamin, chất khoáng.

     

  • Các bài tập thể dục giải tỏa căng thẳng
  • Phần lớn mọi người thường xuyên đến các phòng tập thể dục vì để cải thiện hình dáng cơ thể hoặc là tăng cường sức khỏe. Một điều quan trọng khác mà có thể bạn chưa nhận ra, đó là các bài tập thể dục còn có thể giảm bỏ căng thẳng.

     

  • Thuốc nào để giảm ho?
  • Có rất nhiều nguyên nhân gây ho và phản xạ ho là cơ chế tự vệ sinh lý quan trọng của cơ thể để tống ra ngoài các dị vật ở phần trên của đường hô hấp có thể gây tắc đường thở ra ngoài. Tuy nhiên, nếu ho quá mức thì việc điều trị triệu chứng ho là rất cần thiết.

     

  • Giấc ngủ của người cao tuổi
  • Đối với người cao tuổi (NCT) thì giấc ngủ là vô cùng quan trọng. Khi bị mất ngủ sẽ kèm theo nhiều điều bất lợi đối với họ.

     

  • Nhận biết chứng trầm cảm khi mang thai
  • Niềm vui biết mình có thai chưa được bao lâu, bỗng dưng bạn cảm thấy buồn. Tình hình ngày càng tồi tệ hơn, thai phụ cảm thấy mình có lỗi về tâm trạng của bản thân và càng khiến sự chán nản tăng lên. Liệu có vấn đề gì chăng?

     

  • Điều trị béo phì bằng sibutramine
  • Béo phì hiện không còn là căn bệnh cùa riêng các nước phát triển có điều kiện sống tiện nghi, no đủ mà đã trở thành vấn nạn của cả các nước đang phát triển. Việc điều trị và các dược phẩm điều trị béo phì do đó cũng ngày càng được quan tâm.

     

  • Hướng mới trong điều trị bệnh đái tháo đường
  • Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường do hormon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Đây là căn bệnh trầm trọng của thời đại vì ngày càng nhiều người mắc bệnh và việc chữa trị hết sức nan giải. Gần đây các công trình nghiên cứu ghép tế bào gốc để điều trị bệnh ĐTĐ đã mang lại một hy vọng mới rất sáng sủa.

     

  • Các độc chiêu làm lành với bạn đời
  • Đi làm về, vẫn giận vợ từ tối hôm trước, Đăng chẳng nói gì, cũng không thèm nhìn vợ. Nhưng khi thấy mâm cơm toàn các món mình thích, bên cạnh là mẩu giấy nhắn: "Đừng giận em nữa, mình ơi...", anh thấy lòng chùng lại.

     

  • Thống kinh có nên chịu đựng?
  • Thống kinh (TK) là hiện tượng đau khi hành kinh, đau từ hạ vị lan lên ức, lan xuống đùi và có khi đau khắp bụng, đôi lúc bị đau đầu, cương vú… TK ảnh hưởng đến khả năng lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày. Phần lớn phụ nữ chịu đựng nỗi đau này mà ít đi khám bệnh hoặc không dùng thuốc giảm đau.

     

  • Tại sao bạn nên khám sức khỏe tình dục định kỳ ?
  • Một việc cần thiết bởi chuyện giường chiếu cũng thọ bệnh theo tiến trình không khác những cơn đau đầu, tiểu khó mở đường cho bệnh cao huyết áp hay phì đại tiền liệt tuyến, nghĩa là phát hiện càng sớm điều trị càng dễ. Tuy nhiên, thực tế việc dành cho tình dục một “cái hẹn” gặp khá nhiều khó khăn:

     

  • Bạn có biết những nguyên nhân dẫn đến thất bại của các nhà lãnh đạo ?
  • Nghiên cứu những sai lầm hay mắc phải nhất của các nhà lãnh đạo để biết được điều gì không nên làm cũng cần thiết như biết việc gì nên làm.

     

  • Bạn có mắc những sai lầm này khi chăm sóc da ?
  • Chăm sóc da đòi hỏi sự khéo léo, vì làn da của chúng ta rất nhạy cảm. Da của bạn sẽ dễ bị dị ứng, ngứa, nổi mụn khi tiếp xúc với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tác nhân gây hại cho da. Tuy nhiên, có những điều căn bản về chăm sóc da bạn cần phải biết. Dưới đây là những điều kiêng kị khi chăm sóc da và những hướng dẫn bổ ích khi chăm sóc da.

     

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h