Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
benh tay chan mieng phia bac nong vi sao
Bệnh Tay-chân-miệng: Phía Bắc “nóng” - Vì sao?. (ảnh minh họa).

Sự “nóng” lên ở miền Bắc có nguyên nhân từ sự lo sợ thái quá của nhiều người dân


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Bệnh Tay-chân-miệng: Phía Bắc “nóng” - Vì sao?Sự “nóng” lên ở miền Bắc có nguyên nhân từ sự lo sợ thái quá của nhiều người dânBệnh Tay-chân-miệng: Phía Bắc “nóng” - Vì sao?

Trong khi bệnh tay - chân - miệng (TCM) ở khu vực phía Nam đang có chiều hướng chững lại, thậm chí giảm ở một số nơi thì ở phía Bắc lại đang có xu hướng tăng số lượng bệnh nhân đến khám. Sự “nóng” lên ở miền Bắc có nguyên nhân từ sự lo sợ thái quá của nhiều người dân chứ không phải vì bệnh đã thực sự gia tăng trong cộng đồng.

Khám tay - chân - miệng ra… dị ứng nước mắm

Bé M., 3 tuổi được mẹ đưa đi khám TCM tại BV Nhi TW ngay khi bé vừa ăn tối xong vì mẹ phát hiện xung quanh miệng bé đỏ lên mặc dù bé không sốt và vẫn chơi bình thường. Sau khi thăm khám, bác sĩ giải thích, bé không có biểu hiện bệnh TCM như người mẹ lo sợ mà chỉ vì trong bữa ăn bé ăn hơi nhiều nước mắm, lại dây ra quanh mép làm đỏ lên. Lúc này, chị H.A., mẹ bé mới vỡ lẽ và trước khi đưa bé về nhà, chị còn được các bác sĩ giải thích rõ những triệu chứng của bệnh TCM và khi nào thì nên đưa trẻ đến khám tại BV.


Những trường hợp đưa con đến khám tại BV vì lo sợ TCM như chị H.A. ở thời điểm này không phải là hiếm. Hiện mỗi ngày có khoảng 1.500 trẻ đến khám bệnh tại BV Nhi TW, trong khi ngày thường chỉ có 900 - 1.000 ca khám/ngày. Có cháu trên người chỉ bị vài chấm, ban nhỏ, dù trẻ vẫn chơi bình thường mà bố mẹ vẫn đưa đến khám. Thậm chí có người còn hỏi bác sĩ xem gia đình có phải đi… ngoáy họng để lấy bệnh phẩm xét nghiệm vì nghe đài báo nói nhiều đến trường hợp có người lành mang trùng nên sợ.

TS. Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi TW cho biết, trước thông tin miền Bắc đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do TCM ở Hà Nội vào ngày 20/9 vừa qua, nhiều phụ huynh đã lo lắng, thậm chí lo thái quá nên chỉ một vài biểu hiện nhỏ đã đưa con đi khám bệnh, khiến BV rơi vào tình trạng quá tải. Trên thực tế, trong gần 5.000 trẻ đến khám TCM chỉ có 3 trường hợp phải nhập viện.

Bắc “nóng” - Nam “hạ nhiệt”

Phú Thọ cũng đang là một “điểm nóng” ở phía Bắc khi mà ngành y tế tỉnh báo cáo số ca mắc tăng lên hơn 100 ca/tuần, trong khi những tuần trước đó chỉ khoảng 60-70 ca/tuần, thậm chí ít hơn. Tỉnh cũng đã ghi nhận ca bệnh TCM rải rác ở 141/277 xã, phường thuộc 12/12 huyện, thị với 570 trường hợp mắc. Tuy nhiên, hầu hết ca mắc đều ở mức độ nhẹ, chỉ có 1 ca được xác định dương tính với EV71, không có bệnh nhân tử vong, chưa có ổ dịch tập trung trong các khu dân cư, nhà trẻ hoặc trường học. Mặc dù vậy, theo TS. Trần Thanh Dương, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, địa phương không nên chủ quan và cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để người dân nắm rõ tính chất của bệnh và các biện pháp phòng bệnh cho trẻ.


 
 Đoàn kiểm tra liên ngành Y tế - Giáo dục & Đào tạo đang kiểm tra công tác vệ sinh đồ chơi tại Trường mầm non Họa Mi, phường Thanh Miếu, TP.  Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.   Ảnh: PV

Trong khi người dân ở Hà Nội và một số địa phương phía Bắc đang tự làm nóng lên vấn đề bệnh TCM thì tình hình ở TP.HCM lại đang có chiều hướng giảm. Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết, từ đầu tháng 9 trở lại đây, bệnh TCM trên địa bàn thành phố đã giảm đáng kể, chỉ còn lại 40% so với lúc cao điểm. Hiện trung bình mỗi ngày BV thành phố tiếp nhận 40-50 trường hợp mắc bệnh TCM (trước đó con số này lên đến 100 ca). Theo BS. Phạm Việt Thanh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, đến thời điểm hiện nay bệnh TCM chỉ lây lan ở cộng đồng còn các trường học thì thực hiện rất tốt khâu phòng, chống bệnh TCM. Tuy nhiên, bệnh TCM các tỉnh lại tăng cao chiếm tỷ lệ 60%. Do đó, trong thời gian tới, Sở Y tế sẽ chỉ đạo các quận, huyện tiếp tục kiểm tra, giám sát phòng chống bệnh TCM cùng với việc đẩy mạnh phòng chống ngăn ngừa bệnh SXH gia tăng.

Dự báo của Cục Y tế dự phòng, bệnh TCM còn tiếp tục diễn biến phức tạp trong những tháng tới (tháng 10-11). Đây là bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp do virut đường ruột gây nên, chưa có vaccin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, tỉ lệ người lành mang trùng cao nên nếu dịch bệnh lây lan sẽ rất phức tạp. Do đó người dân cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng nghi nhiễm bệnh. 

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, khi thấy trẻ có các dấu hiệu bị sốt và xuất hiện các nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị. Trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác. Thu gom xử lý phân của trẻ bằng cloramin B, vôi bột hoặc tro bếp… Tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ.

  Hạ Hiền - Tuân Nguyễn(SK&ĐS)

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h