Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
benh giao mua o tre em cho coi thuong
Bệnh giao mùa ở trẻ em - Chớ coi thường!. (ảnh minh họa).

Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, số trẻ em tới các bệnh viện, trung tâm y tế tăng vọt. Các bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa là tiêu chảy, cảm cúm, sốt và nhất là bệnh viêm đường hô hấp. Để thuận tiện cho việc nhận biết và điều trị bệnh, các nhà chuyên môn chia viêm đường hô hấp (VĐHH) thành 2 loại, tuỳ theo vị trí tổn thương.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Bệnh giao mùa ở trẻ em - Chớ coi thường! style="text-align: justify;"Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, số trẻ em tới các bệnh viện, trung tâm y tế tăng vọt. Các bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa là tiêu chảy, cảm cúm, sốt và nhất là bệnh viêm đường hô hấp. Để thuận tiện cho việc nhận biết và điều trị bệnh, các nhà chuyên môn chia viêm đường hô hấp (VĐHH) thành 2 loại, tuỳ theo vị trí tổn thương.Bệnh giao mùa ở trẻ em - Chớ coi thường!

Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, số trẻ em tới các bệnh viện, trung tâm y tế tăng vọt. Các bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa là tiêu chảy, cảm cúm, sốt và nhất là bệnh viêm đường hô hấp. Để thuận tiện cho việc nhận biết và điều trị bệnh, các nhà chuyên môn chia viêm đường hô hấp (VĐHH) thành 2 loại, tuỳ theo vị trí tổn thương.

Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm các trường hợp viêm mũi - họng, VA, viêm amidan, viêm tai giữa, ho và cảm lạnh. VĐHH trên thường gặp và diễn biến nhẹ. VĐHH dưới ít gặp hơn nhưng thường là nặng bao gồm các trường hợp viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Những virut thường gặp gây VĐHH ở trẻ em gồm: virut hợp bào hô hấp (RSV), virut cúm, virut á cúm, virut sởi, Adenovirus (còn gọi là virut hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus... Ở các nước đang phát triển như nước ta, căn nguyên nhiễm khuẩn vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) ở trẻ em là: hemophilus influenzae, liên cầu, tụ cầu, Bordetella, Klebsiella pneumoniae, Chlamydia trachomatis...

Viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên được chia làm 2 loại là cấp tính và mạn tính. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính sẽ diễn biến trong vòng vài ba ngày với các dấu hiệu sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng. Ở trẻ em dưới 1 tuổi đôi khi nôn nhiều, quấy khóc. Khi khám họng lúc đó sẽ thấy niêm mạc họng đỏ rực, sau đó các dấu hiệu trên mất đi. Khi bị bội nhiễm các vi khuẩn trên, bệnh sẽ diễn biến nặng lên, trẻ hay bị viêm phế quản, viêm phổi. Khi bị VĐHH cấp tính mà không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm thì rất dễ chuyển thành mạn tính. Triệu chứng của VĐHH mạn tính là ho thúng thắng, rát họng, nuốt thấy hơi vướng như có vật gì nằm trong họng, đặc biệt ở trẻ em là chảy nước mũi thường xuyên (một hoặc cả hai bên mũi).

Một số trẻ em bị VA mạn tính kéo dài mà căn nguyên do vi khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) thì chất nhày chảy ra ở mũi thường có màu xanh. Ngoài chảy mũi, trẻ ngủ thường thở bằng miệng.

Viêm tai giữa cấp cũng là một biến chứng hay gặp của nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây thủng màng nhĩ, giảm thính lực hoặc nặng có thể gây biến chứng nội sọ do viêm tai.

Viêm đường hô hấp dưới

Viêm phế quản phổi là tổn thương viêm cấp tính lan tỏa cả phế nang, mô kẽ lẫn phế quản, khởi đầu thường do các tác nhân virut, sau đó bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai.

Bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn nhẹ đường hô hấp trên như ho, sổ mũi, rất dễ bị viêm phế quản phổi. Trẻ viêm phế quản phổi ở giai đoạn khởi phát chỉ bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém. Ở giai đoạn toàn phát trẻ sốt cao hoặc có thể bị hạ nhiệt độ, ho khan, chảy nước mũi và bắt đầu xuất hiện đờm. Lúc này trẻ thấy khó thở, cách mũi phập phồng, thở nhanh. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ đang còn bú có những triệu chứng và dấu hiệu: trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ...

Thái độ xử trí

Điều quan trọng trong thái độ xử trí VĐHH là lựa chọn được cách điều trị thích hợp cho trẻ. Không phải bất cứ trường hợp VĐHH nào cũng được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hay cho nhập viện điều trị nội trú. Nhưng cũng không phải vì coi nhẹ VĐHH mà mọi trường hợp VĐHH đều được tự điều trị tại nhà và theo dõi qua loa.

- Các trường hợp trẻ chỉ có ho, chảy mũi, không thở nhanh, không có rút lõm lồng ngực, không có các dấu hiệu nặng khác như co giật, li bì, bỏ bú... thì được nhận định là không viêm phổi. Các biện pháp điều trị bao gồm khuyến khích sử dụng các loại thuốc ho an toàn sẵn có như hoa hồng bạch hấp đường phèn, húng chanh hấp mật ong... dùng thuốc hạ sốt nếu có sốt cao. Hướng dẫn cho người chăm trẻ biết cách chăm trẻ tại nhà.

- Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn mức độ vừa. Trẻ có dấu hiệu thở nhanh nhưng chưa có các dấu hiệu nặng và biến chứng. Lúc này thuốc kháng sinh bắt đầu được sử dụng. Chỉ cần cho trẻ uống liều thuốc đầu tiên tại các cơ sở y tế (trạm y tế, phòng khám ngoại trú...) rồi hướng dẫn cho người chăm trẻ biết cách cho trẻ uống thuốc tại nhà và chăm sóc trẻ. Hẹn đưa trẻ đến khám lại sau 2 ngày.

- Trường hợp nặng, trẻ có các dấu hiệu như rút lõm lồng ngực, thở rít hay có các dấu hiệu nặng kèm theo: li bì, co giật, bỏ bú... Đây là các trường hợp cần được cấp cứu. Cần phải tìm mọi cách đưa trẻ đến ngay bệnh viện, các trung tâm y tế có đủ phương tiện tốt để cấp cứu và điều trị cho trẻ.

Theo Suckhoe&Doisong

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Những điều nên tránh khi
  • Hạnh phúc chỉ đến khi cả hai tôn trọng và biết cách "yêu" nhau. Để cuộc sống tình dục được thuận hòa như ý muốn, đàn ông nên tránh 8 điều dưới đây.

     

  • 5 điều cần tránh sau khi vợ chồng “gặp gỡ”
  • “Trận chiến” kết thúc không có nghĩa là hết “thăng hoa”. Ngược lại, cả hai đều có thể tận hưởng cảm xúc tuyệt vời khi đứng trên đỉnh vinh quang. Muốn vậy, cả hai cần tránh xa những lỗi sau.

  • Khúc dạo đầu bao lâu là đủ?
  • Người chơi nhạc đánh chệnh một hai nốt là coi như hỏng bản nhạc, nhưng "đêm hòa nhạc" của khúc dạo đầu thì người nghệ sĩ có thể tấu lên 1.000 cung bậc khác nhau mà "thính giả" vẫn thấy đê mê. Ẩn số ấy không phải ai cũng tìm được lời giải đích đáng.

     

  • Bí quyết giữ lửa yêu
  • Ngay cả tình yêu đích thực cũng có thể héo tàn do cuộc sống đơn điệu... Thời gian đã làm cho cuộc sống tình dục của vợ chồng chỉ còn như con thuyền trôi trên một dòng sông phẳng lặng, có lúc tiếc nuối những cuộc vật lộn với sóng to, gió lớn... Đó là những tâm sự của nhiều cặp vợ chồng.

     

  • 5 cách mặc giúp bạn eo ót hơn
  • 5 cách mặc giúp bạn eo ót hơn! Nếu biết cách ăn mặc, bạn có thể ngay lập tức giảm đi vài cân trong mắt người đối diện mà không cần phải ăn kiêng vất vả.

     

  • Mùa hè tới, xử trí bệnh sốt virus ở bé con
  • Bé thường bị sốt cao, mệt mỏi. Các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol chỉ giúp bé hạ nhiệt độ trong thời gian ngắn rồi lại tăng lên. Khi hạ sốt, trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường.
     

  • Một số bệnh về da do thiếu chất
  • Cũng như các bộ phận khác, da tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ máu. Da sẽ phát triển lành mạnh nếu có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ngược lại, thiếu chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến một số bệnh về da.

     

  • Những nguy cơ khi lạm dụng kháng sinh
  • Dùng KS không có chỉ định của bác sĩ dẫn đến một số vi khuẩn còn sống sót tạo ra chất chống lại KS đó, gọi là hiện tượng kháng KS.

     

  • Trái ngon chống cúm
  • Tạp chí Nhãn Khoa của Hoa Kỳ đầu năm 2009 khuyến cáo mọi người ăn cà rốt, đu đủ để phòng thoái hóa điểm vàng. Acid folic trong đu đủ làm chuyển hóa homocystein (phá hủy thành mạch) thành cystein hoặc methionin là những acid amin có lợi cho cơ thể.

  • Món ăn, bài thuốc trị yếu sinh lý
  • Yếu sinh lý là chứng trạng hay gặp ở nam giới dưới nhiều hình thức khác nhau như xuất tinh sớm, không tự xuất tinh được, loãng tinh, rối loạn cương, liệt dương, di tinh... do nhiều nguyên nhân bệnh sinh khác nhau.

  • Yoga cho vòng ba căng tròn
  • Không cần phải là người tập luyện yoga chuyên nghiệp hay lâu năm, bạn vẫn có thể tự rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai, đặc biệt là làm cho vòng ba căng tròn bằng những động tác yoga đơn giản sau.

     

  • Món ăn tốt cho người bệnh tiểu đường
  • Từ trước đến nay, bên cạnh chế độ thuốc men, chữa bệnh tiểu đường bằng ăn uống rất quan trọng, đó là thực hiện chế độ ăn uống theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu.

  • Tôm đồng chữa liệt dương
  • Tôm xào lá hẹ: tôm 125g, rau hẹ 200g thêm gia vị, xào chín. Dùng cho các trường hợp liệt dương giảm dục tính.
     

  • “Quân không nghe tướng”, phải làm sao?
  • Một vấn đề phổ biến nhất hiện nay khiến các quý ông tìm đến các phòng khám nam học hoặc các chuyên gia tâm lý đó là các rối loạn về chức năng sinh dục, trong đó rối loạn xuất tinh.

     

  • Nguy cơ đái tháo đường trong thai kỳ
  • Một số thai phụ thường phát triển một hình thức của đái tháo đường (ĐTĐ) trong giai doạn mang thai và được gọi chung là ĐTĐ thai kỳ. Không như các dạng ĐTĐ khác, ĐTĐ thai kỳ thường tự biến mất sau khi bé chào đời.

  • Những thói quen thú vị bảo vệ sức khỏe
  • Sức khỏe là vốn quý nhất đối với mỗi con người. Có những thói quen bạn cho rằng nó vô hại đối với sức khỏe nhưng có thể nó lại tiềm tàng nhiều nguy cơ gây hại. Hãy tự bảo vệ chính mình bằng những thói quen tốt dưới đây nhé !

  • Những thiếu sót hay gặp khi dùng thuốc
  • Dùng thuốc cho người cao tuổi (NCT) không máy móc theo phác đồ mà cần có cách vận dụng linh hoạt. Đó là một nghệ thuật… người bệnh cần tham khảo, hợp tác tốt với thầy thuốc.

  • Ăn CHUỐI để giảm cân!
  • Một quả chuối và một cốc nước ấm cho bữa ăn sáng có thể giúp bạn giảm cân nhanh chóng. Đây là phương pháp giảm cân đang gây “sốt” tại Nhật bởi tính hiệu quả và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.

  • Ăn uống ở người viêm dạ dày
  • Theo lương y Vũ Quốc Trung, y học cổ truyền chia viêm dạ dày ra các thể bệnh khác nhau: tỳ vị hư hàn, tỳ suy vị thấp, vị âm bất túc. Với mỗi thể bệnh có những món ăn thích hợp hỗ trợ điều trị:

  • Hỏi đáp về thuốc hỗ trợ cai nghiện BÔNG SEN
  • Dùng thuốc BÔNG SEN bệnh nhân sẽ tỉnh táo, không vật vã, cắt cơn và hết hẳn thèm ma tuý trong một thời gian dài.

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h