Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
ai khong duoc dung cyproheptadin de tri chan an
Ai không được dùng cyproheptadin để trị chán ăn?. (ảnh minh họa).

Cyproheptadin có tác dụng kích thích cảm giác đói, sự thèm ăn nếu dùng vào ban ngày và gây buồn ngủ khi dùng về đêm; tuy nhiên công dụng chính lại là trị dị ứng. Vì vậy, rất cần lưu ý các đặc điểm chống chỉ định của loại thuốc dễ làm tăng cân này; đặc biệt với những đối tượng chán ăn như phụ nữ có thai và người cao tuổi.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Ai không được dùng cyproheptadin để trị chán ăn? style="text-align: justify;"Cyproheptadin có tác dụng kích thích cảm giác đói, sự thèm ăn nếu dùng vào ban ngày và gây buồn ngủ khi dùng về đêm; tuy nhiên công dụng chính lại là trị dị ứng. Vì vậy, rất cần lưu ý các đặc điểm chống chỉ định của loại thuốc dễ làm tăng cân này; đặc biệt với những đối tượng chán ăn như phụ nữ có thai và người cao tuổi.Ai không được dùng cyproheptadin để trị chán ăn?

Cyproheptadin có tác dụng kích thích cảm giác đói, sự thèm ăn nếu dùng vào ban ngày và gây buồn ngủ khi dùng về đêm; tuy nhiên công dụng chính lại là trị dị ứng. Vì vậy, rất cần lưu ý các đặc điểm chống chỉ định của loại thuốc dễ làm tăng cân này; đặc biệt với những đối tượng chán ăn như phụ nữ có thai và người cao tuổi.

Tác dụng của cyproheptadin

Cyproheptadin (trước đây có biệt dược Periactin, Périactine, Peritol, nay có Ciplactin, Ciprodin) là thuốc kháng histamin ở thụ thể H1. Ở người bị dị ứng, có sự phóng thích histamin tự do gắn vào các thụ thể H1 nằm ở da, hệ hô hấp, mắt... gây các biểu hiện dị ứng như nổi mề đay, ngứa, sổ mũi, co thắt phế quản, viêm kết mạc mắt... Vì vậy, chỉ định chính của cyproheptadin là trị, cải thiện các biểu hiện dị ứng nói trên.

Bên cạnh đó, cyproheptadin còn có tác dụng kích thích sự thèm ăn do có tính chất kháng serotonin. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến cảm giác no, đói; nếu chất sinh học này bị cyproheptadin đối kháng, người dùng thuốc sẽ có cảm giác đói, muốn ăn. Vì vậy, từ khá lâu, cyproheptadin được dùng trị chứng chán ăn nhiều hơn là dùng trị dị ứng.

Hơn nữa, như nhiều thuốc kháng histamin cổ điển, cyproheptadin có tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Cho nên, một số người kém ăn lại thêm khó ngủ thường thích sử dụng cyproheptadin; uống vào ban đêm để dễ ngủ và uống vào ban ngày để cảm thấy thèm ăn, ăn uống được nhiều hơn.

Ai không được dùng cyproheptadin?

- Thuốc không được dùng cho phụ nữ có thai (do ảnh hưởng đến thai), phụ nữ đang cho con bú (vì thuốc ức chế sự tiết sữa, dùng thuốc có thèm ăn, ăn thêm nhiều nhưng lại mất sữa). Cyproheptadin cũng không được chỉ định dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi vì có tác dụng kháng tiết cholin gây khô miệng, táo bón, nhìn mờ, khó tiểu tiện, lại ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương gây tình trạng ngầy ngật trong thời gian dài. Người cao tuổi cũng cần đặc biệt thận trọng, tốt nhất là nên tránh dùng Cyproheptadin.

- Tác dụng gây thèm ăn của cyproheptadin chỉ xuất hiện trong thời gian dùng thuốc; khi ngừng uống có thể bị tác dụng ngược lại là ăn mất ngon như trước và bị sụt cân trở lại. Chứng chán ăn do nhiều nguyên nhân gây ra (như bệnh lao phổi, bệnh ở đường tiêu hóa, rối loạn tâm thần...). Đặc biệt, có thể do nguyên nhân tâm lý (có trẻ không chịu ăn chỉ vì muốn bố mẹ quan tâm, chú ý đến mình nhiều hơn). Vì vậy, cần phải xác định đúng nguyên nhân để chữa trị.

Theo Suckhoe&Doisong

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h