Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
   Suy Tim
suy tim phong va dieu tri
Suy tim: Phòng và điều trị. (ảnh minh họa).

Suy tim - Biện pháp phòng và điều trị


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Suy tim: Phòng và điều trịSuy tim - Biện pháp phòng và điều trịSuy tim: Phòng và điều trị

NHỮNG BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ CHUNG

Chế độ nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là một việc khá quan trọng vì nó góp phần làm giảm công của tim. Nói chung bệnh nhân cần giảm hoặc bỏ hẳn các hoạt động gắng sức. Trong trường hợp suy tim nặng thì phải nghỉ ngơi tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi.

Khi hoàn cảnh cho phép, chúng ta nên khuyến khích bệnh nhân xoa bóp và làm một số động tác, lúc đầu là thụ động, sau đó là chủ động ở các chi, nhất là ở 2 chi dưới để làm cho máu tĩnh mạch trở về tim dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ tắc nghẽn mạch thường hay gặp trong suy tim.

Chế độ ăn nhạt: Chế độ ăn nhạt là cần thiết, vì muối ăn (NaCl) làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, do đó làm tăng khối lượng tuần hoàn gây tăng gánh nặng cho tim. Với các trường hợp suy tim nặng, phù nhiều, chỉ được dùng tới 0,5g muối/ngày. Trong các trường hợp khác, cũng chỉ dùng rất hạn chế muối (1 - 2g muối/ngày).

Thuốc lợi tiểu: Các thuốc lợi tiểu sẽ tăng cường đào thải muối và nước, do đó sẽ làm giảm bớt tiền gánh. Có rất nhiều các loại lợi tiểu khác nhau, nhưng trong suy tim người ta thường dùng một trong ba loại lợi tiểu sau:

Nhóm thiazid:(Chlorothiazide).

Là thuốc có tác dụng lợi tiểu vừa phải và kéo dài, nên hay được dùng trong các trường hợp suy tim mạn tính.

Thuốc gây đào thải nhiều kali ra nước tiểu, nên khi dùng thuốc này phải cho uống thêm Kali clorua.

Tác dụng phụ: gây nổi ban (ít gặp); tăng calci, acid uric máu, tăng cholesterol xấu. Có thể gây thiếu kali, kèm theo thiếu magiê, dẫn tới loạn nhịp tim. Khi dùng cần chọn liều thích hợp để không làm hạ quá ngưỡng kali, calci máu. Theo dõi điện giải đồ, urê và creatinin máu. Cần bù kali hay bổ sung thuốc lợi tiểu giữ kali (spironolacton).

Nhóm lợi tiểu quai: (Furosemid, bumetamid )

Là một loại lợi tiểu mạnh, tác dụng nhanh, nên thường được dùng trong trường hợp suy tim trái cấp và trong các thể suy tim không hồi phục đã kháng lại thuốc lợi tiểu khác.

Thuốc cũng gây đào thải nhiều kali, nên cần phải cho thêm Kali clorua, để tránh bị hạ kali máu.

Tác dụng phụ: gây dị ứng (hay gặp) khi suy tim nặng hấp thu đường uống kém, cần dùng dạng tiêm. Có thể gây thiếu kali, kèm theo thiếu magiê, dẫn tới loạn nhịp tim. Khi dùng cần chọn liều thích hợp để không làm hạ quá ngưỡng kali, calci máu. Theo dõi điện giải đồ, urê và creatinin máu. Cần bù kali hay bổ sung thuốc lợi tiểu giữ kali (spironolacton).

Aldactone (Spironolactone).

Là loại thuốc lợi tiểu trung bình, có đặc điểm là không làm mất kali như nhiều thuốc lợi tiểu khác.

Thường dùng loại này khi có phù kéo dài hoặc điều trị bằng các loại thuốc lợi tiểu khác không thấy có kết quả.

Hiện nay người ta còn hay dùng một số loại thuốc phối hợp cả lợi tiểu nhóm Thiazid với Spironolactone (Aldactazine) hoặc với một loại lợi tiểu giữ kim (Moduretic), tương đối dễ sử dụng và có kết quả tốt.

Thuốc trợ tim: Người ta thường sử dụng các glucozid trợ tim thuộc nhóm Digitalis và Strophantus. Các loại trợ tim thuộc nhóm Digitalis có những đặc tính sau: làm tăng sức co bóp của cơ tim, làm chậm nhịp tim, làm giảm dẫn truyền các xung động ở tim và làm tăng tính kích thích của cơ tim.

Trong trường hợp suy tim cấp tính, người ta dùng một số loại thuốc trợ tim có tác dụng nhanh, tiêm tĩnh mạch như: Uabain (Ouabaine) hoặc thường hơn cả là lanatosid C, mà biệt dược thường dùng là Isolanid, Cedilanide...

Trong trường hợp suy tim mạn tính, người ta thường dùng một trong hai loại thuốc trợ tim sau: digitoxin, digoxin làm chậm dẫn truyền thần kinh nội tại nên làm tim đập chậm và mạnh. Thuốc dùng trong suy tim nhịp nhanh và loạn, đặc biệt có hiệu quả khi suy tim có kèm theo loạn nhịp nhĩ (rung nhĩ, cuồng nhĩ) hoặc suy chức năng tâm thu kèm giãn buồng tim trái.

Digoxin đào thải bởi thận, digitoxin đào thải bởi gan. Cần giảm liều hay tránh dùng các thuốc này nếu có các bệnh tương ứng.

Thuốc có tính tích luỹ, nên dùng liều duy trì ở mức thấp. Nếu dùng liều duy trì cao thì mỗi tuần nên nghỉ dùng 1-2 ngày.

Có thể xảy ra ngộ độc: loạn nhịp, nhịp đôi, ngoại tâm thu (do làm giảm quá mức dẫn truyền nhĩ thất), chán ăn, buồn nôn, ảo giác, kích động hoặc lừ đừ. Ngừng thuốc và nhờ thầy thuốc chuyên khoa xử lý.

Digoxin đào thải bởi thận, digitoxin đào thải bởi gan. Cần giảm liều hay tránh dùng các thuốc này nếu có các bệnh tương ứng.

Thuốc có tính tích luỹ, nên dùng liều duy trì ở mức thấp. Nếu dùng liều duy trì cao thì mỗi tuần nên nghỉ dùng 1-2 ngày.

Có thể xảy ra ngộ độc: loạn nhịp, nhịp đôi, ngoại tâm thu (do làm giảm quá mức dẫn truyền nhĩ thất), chán ăn, buồn nôn, ảo giác, kích động hoặc lừ đừ. Ngừng thuốc và nhờ thầy thuốc chuyên khoa xử lý.

Thường người ta thích dùng loại digoxin hơn vì thuốc đào thải tương đối nhanh nên đỡ gây nhiễm độc mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị.

Các thuốc giãn mạch: Gần đây, bên cạnh các thuốc kinh điển như thuốc trợ tim, lợi tiểu, người ta đã dùng thuốc giãn mạch trong điều trị suy tim và đã thấy có hiệu quả trong nhiều trường hợp mà các thuốc kinh điển tỏ ra ít hoặc không có tác dụng.

Các thuốc giãn mạch làm giảm trương lực tĩnh mạch hay tiểu động mạch, do đó làm giảm tiền gánh, bớt ứ đọng máu trong tâm thất hay giảm hậu gánh để cải thiện hoạt động của tim, tăng thể tích tâm thu, giúp cho tim bị suy yếu lại được hoạt động trong các điều kiện thuận lợi hơn. Nói chung, không được dùng các thuốc giãn mạch khi huyết áp động mạch tối đa dưới 90 mmHg. Người ta thường chia ra làm 3 loại thuốc giãn mạch:

Nhóm Nitrat: thường dùng nitroglycerin, isosorbid làm giãn mạch, chống đau thắt ngực, làm dễ thở. Người bệnh ngoại trú có thể dùng dưới dạng viên đặt dưới lưỡi (tự cấp cứu), viên nén uống, hay viên có hiệu lực kéo dài. Dạng tiêm (dùng trong suy tim thất trái ở giai đoạn cấp của nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực khó chữa ở thể nặng), dạng phun mù vào dưới lưỡi (dùng phòng cơn đau thắt ngực, hay trước khi gắng sức). Chỉ dùng tối đa mỗi ngày 3 lần (dạng dinitrat) và 2 lần (dạng mononitrat).

Hydralazin: Loại tác dụng chủ yếu lên động mạch, làm giảm hậu gánh: Nepressol (Dihydralazin): làm giãn cơ trơn thành động mạch, đặc biệt là các tiểu động mạch. Các thuốc ức chế calci: có tác động đến hoạt động của kênh calci, làm cho tế bào thiếu hẳn calci cần thiết cho quá trình co cơ, do đó sẽ làm giãn cơ trơn thành động mạch. Tuyệt đối không dùng Isoptin (Verapamil) trong trường hợp suy tim, vì thuốc làm giảm nhiều sức co bóp của cơ tim, nên rất nguy hiểm.

Thuốc đối kháng với hệ renin- aldosteron-angiotensin :
Nhóm ức chế men chuyển ( catopril, enalapril, ramipril). Đây là thuốc hàng đầu trong suy tim kể cả khi chưa có triệu chứng cơ năng. Do làm giãn cả động mạch, tĩnh mạch nên làm tăng cung lượng tim mà không thay đổi huyết áp, tần số tim. Làm giảm đáng kể tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ tử vong (mức giảm tuỳ biệt dược). Thuốc không giảm hiệu quả khi phối hợp với aspirin (mỗi ngày 80mg), không bị nhờn thuốc.

Khi dùng thuốc cần chú ý, thuốc làm suy thận ở người bệnh hẹp động mạch thận hai bên, gây ho khan dai dẳng, dị ứng (phù, nổi ban với một số người), mất cảm giác một phần hay hoàn toàn khi ăn, gây protein niệu, tăng kali máu, giảm bạch cầu (cần theo dõi chức năng thận, xét nghiệm nước tiểu, đếm bạch cầu), gây hạ huyết áp tư thế đứng với liều khởi đầu cao (khởi đầu bằng liều thấp rồi tăng dần đến mức đạt yêu cầu).

Nhóm chẹn angioten sin II (losartan, valsartan, ibesartan, telmisartan, candesartan, eposartan): Hiệu lực nhanh, mạnh, hoàn toàn hơn ức chế men chuyển. Tuy nhiên trong thực hành chỉ nên dùng chẹn angiotensin II khi người bệnh không dung nạp ức chế men chuyển. Khi dùng chẹn angiotensin II cần có các lưu ý như ức chế men chuyển.

Thuốc chẹn beta (metoprolol, carvediol, bisoprolol): có tính giãn mạch, cải thiện triệu chứng cơ năng và chức năng thất ở người suy do giãn cơ tim. Làm giảm nhập viện, giảm tỷ lệ tử vong (mức giảm tùy mức bệnh, tùy biệt dược). Thuốc được dùng cho người bệnh suy tim. Nên dùng ngay cả khi đã ổn định với các thuốc khác. Cần khởi đầu liều thấp (tùy biệt được) rồi tăng dần đến mức cần.

Các Amin giống giao cảm (Les amines sympathomimetiques):

Thường dùng loại Dopamine hay tốt hơn cả là Dobutamine (Dobutrex).

Dobutamin làm tăng sức co bóp của cơ tim, làm tăng cung lượng tim, nên cũng hay được dùng trong các trường hợp sốc do nguyên nhân tim hay suy tim lâu ngày đã trơ với các thuốc khác.

Thuốc chống đông:
Trong suy tim, máu thường ứ lại ở các cơ quan ngoại biên nên rất dễ tạo thành những cục máu đông trong hệ thống tuần hoàn và từ đó dễ gây ra những tai biến tắc nghẽn mạch. Vì vậy, người ta phải dùng các thuốc chống đông không những trong những trường hợp cấp tính như tắc động mạch phổi, não, chi... mà còn phải điều trị dự phòng trong các trường hợp suy tim, tim to, nhất là trong trường hợp có thêm loạn nhịp hoàn toàn do rung nhĩ.

Bên cạnh heparin, được sử dụng trong những trường hợp có tắc mạch cấp, người ta còn sử dụng các loại thuốc chống đông thuộc nhóm kháng vitamin K.

ĐIỀU TRỊ THEO NGUYÊN NHÂN
Ngoài những biện pháp điều trị chung, ta còn cần phải áp dụng một số biện pháp đặc biệt, tuỳ theo từng loại nguyên nhân đã gây ra suy tim.

Trường hợp suy tim do cường tuyến giáp: phải điều trị bằng kháng giáp trạng tổng hợp hoặc nếu cần phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.

Trong trường hợp suy tim do thiếu vitamin B1 thì cần phải dùng vitamin B1 liều cao.

Trường hợp suy tim do rối loạn nhịp tim kéo dài thì cần điều trị những loạn nhịp tim đó bằng thuốc, bằng sốc điện hoặc bằng đặt máy tạo nhịp tim. Trường hợp suy tim do nhồi máu cơ tim: Người ta có thể can thiệp trực tiếp vào chỗ tắc của động mạch vành bằng cách bơm thuốc làm tan cục máu đông tại nơi tắc mạch, nong và đặt Stent động mạch vành hoặc phẫu thuật làm cầu nối chủ - vành.

Đối với một số bệnh van tim hoặc một số dị tật bẩm sinh của tim đã gây ra suy tim thì người ta sẽ đặt vấn đề phẫu thuật (nong van bằng bóng, thay van hay sửa chữa các dị tật) khi đã điều trị nội khoa cho bớt suy tim để phòng các đợt suy tim tái phát.

Cuối cùng, trong một số thể suy tim đặc biệt như các cơn hen tim, cơn phù phổi cấp... thì chúng ta sẽ phải xử trí ngay như những phác đồ kinh điển đã biết.

Bấm vào đây để tìm các bài thuốc nam http://bit.ly/aqT7zt

 

Để tìm thuốc cho Suy Tim, hãy bấm vào đây
Các bài tin liên quan
 
 
 
 
 
 
 
Trang: 1  2  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h