Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
   Rối loạn tiêu hóa
roi loan tieu hoa cau hoi thuong gap
Rối loạn tiêu hóa: Câu hỏi thường gặp. (ảnh minh họa).

Câu hỏi thường gặp


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Rối loạn tiêu hóa: Câu hỏi thường gặpCâu hỏi thường gặpRối loạn tiêu hóa: Câu hỏi thường gặp

1.Tại sao bạn bị đầy hơi?

Đầy hơi, đau bụng, chợ thuốc 24hNgười bệnh thường nhầm lẫn giữa đầy hơi (có nhiều hơi trong dạ dày, ruột) với chậm tiêu (thức ăn chậm được tiêu hóa). Có rất nhiều nguyên nhân gây đầy hơi. Sau đây là các yếu tố khiến hơi tích nhiều trong đường tiêu hóa của bạn:

Hơi đi ngược:Bình thường, thực quản, dạ dày, ruột co bóp hướng về phía dưới và hơi được tống ra qua hậu môn. Bình thường khi ăn, cơ thực quản dưới giãn ra, hơi theo thức ăn xuống dạ dày. Ở người bị bệnh, do cơ thắt thực quản dưới bị giãn hơi bị tống ngược lên, từ dạ dày qua thực quản ra miệng. Một số thức ăn làm lỗ thực quản dưới đóng không kín, dễ gây ợ hơi như hành, khoai tây, bạc hà. Ở người lo âu, căng thẳng, cơ thực quản trên giãn ra, áp suất lồng ngực giảm xuống, hơi được hít vào theo thực quản, dạ dày. Ợ hơi còn gặp trong bệnh trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh phổi, viêm túi mật, sau mổ thực quản.

Quá nhiều hơi: Ở người bình thường, hơi chứa trong ruột khoảng 200 ml và thoát ra qua trung tiện khoảng 600 ml/ngày. Ở người bệnh, lượng hơi tăng lên, gây chướng bụng. Các loại hơi này gồm có nitrogen, oxy, carbon dioxit, hydrogen và methan. Hơi tăng lên trong ống tiêu hóa là do rối loạn chuyển hóa tinh bột, do sự lên men của vi trùng. Các chất tinh bột, glycoprotein xuống đến đại tràng bị vi trùng làm lên men, gây ra khí hydrogen, carbon dioxit, methan. Các loại tinh bột dễ gây đầy hơi là đậu, thực phẩm họ đậu, đường fructo, sorbitol trong trái cây...Đầy hơi cũng thường gặp trong rối loạn vận động ống tiêu hóa và bệnh chuyển hóa, hội chứng đại tràng kích thích, rối loạn hấp thu tinh bột...Nếu đầy hơi kéo dài, lặp lại gây khó chịu, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra tìm nguyên nhân, từ đó có cách khắc phục phù hợp.

2.Phòng tránh táo bón bằng cách nào?

uống nhiều nước, chợ thuốc 24hThông thường căn nguyên gây táo bón có thể do ăn quá ít chất xơ, uống ít nước, ít vận động cơ thể, tác dụng phụ khi uống thuốc điều trị một số bệnh... Vì thế, để phòng và tránh táo bón, bạn nên thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Uống nhiều nước, trung bình cần uống 1-2,5 lít nước/ngày, có thể uống nước trắng, nước quả ép, trà, nước ngọt... Uống nước ngay cả khi không khát.

Tăng cường ăn nhiều rau, trái cây. Chất xơ giúp cho quá trình tiêu hóa và đào thải các chất cặn bã trong cơ thể. Mỗi ngày nên ăn 25-30g chất xơ tức khoảng 300g rau, trái cây.

Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày, không nên nhịn lâu, nên tự tập cho mình một thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đều đặn.

Sự kiên trì tập luyện tay chân như đi bộ, hít thở bằng bụng, chạy chậm... giúp ăn uống ngon miệng, sảng khoái tinh thần, tăng nhu động ruột và tăng trương lực cơ.

Thư giãn tinh thần, tránh buồn bực lo âu.

3.Người có thai dùng thuốc táo bón nào?

Folax là thuốc chống táo bón thuộc loại thuốc cao phân tử hút nước và làm trương nở phân. Đây là thuốc an toàn dùng cho phụ nữ có thai (bởi vì nó không hấp thu). Tuy nhiên khi dùng cần chú ý, thuốc sẽ hút nước làm cho khối phân to lên, kích thích vào đại tràng sích-ma làm cho dễ đi ngoài hơn, nên khi dùng các thuốc này phải uống với nhiều nước. Nếu không cung cấp đủ nước thuốc sẽ hút nước ở trong lòng ruột, từ tế bào ra sẽ rất nguy hiểm). Ngoài ra có thể dùng sorbitol... Không nên dùng các thuốc kích thích trực tiếp nhu động ruột (bisacodyl) và các thuốc thụt tại chỗ. Ngoài thuốc ra việc điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp cũng có tác dụng tốt trong việc cải thiện tình trạng táo bón này.

4.Vì sao người cao tuổi hay bị táo bón?cách phòng bệnh

táo bón, cao tuổi, chợ thuốc 24hTáo bón gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người cao tuổi hay mắc nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới táo bón ở người cao tuổi đó là: ăn thiếu chất sợi, uống không đủ nước, ít hoạt động thể chất và ngại đi đại tiện. Ngoài ra các bắp thịt, vùng xương chậu của người cao tuổi cũng ngày một yếu đi khiến sự di chuyển của phân trong đại tràng khó khăn. Hơn nữa, người cao tuổi hay mắc các bệnh như tai biến mạch máu não, trầm cảm, Parkinson nên phải dùng thuốc điều trị cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Để phòng ngừa táo bón, người cao tuổi phải tăng cường uống nước (1,5 lít nước/ngày), ăn nhiều rau, trái cây, thực phẩm có chứa chất xơ; hằng ngày nên đi bộ và tập thói quen đi đại tiện mỗi sáng thức dậy.
 

 


 

Để tìm thuốc cho Rối loạn tiêu hóa, hãy bấm vào đây
Các bài tin liên quan
 
 
 
 
 
 
 
Trang: 1  2  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h