Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
mua dong xuan va benh duong ho hap
Mùa đông xuân và bệnh đường hô hấp. (ảnh minh họa).

Mùa đông xuân thời tiết lạnh và ẩm, cơ thể con người, nhất là người già và trẻ nhỏ kém thích nghi với nhiệt độ thay đổi, giảm sức đề kháng nên rất dễ mắc bệnh. Thời tiết lạnh và ẩm còn là cơ hội cho các bệnh dịch bùng phát như dịch cúm A/H1N1, cúm mùa, bệnh đường hô hấp.

 


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Mùa đông xuân và bệnh đường hô hấpMùa đông xuân thời tiết lạnh và ẩm, cơ thể con người, nhất là người già và trẻ nhỏ kém thích nghi với nhiệt độ thay đổi, giảm sức đề kháng nên rất dễ mắc bệnh. Thời tiết lạnh và ẩm còn là cơ hội cho các bệnh dịch bùng phát như dịch cúm A/H1N1, cúm mùa, bệnh đường hô hấp.  Mùa đông xuân và bệnh đường hô hấp

Mùa đông xuân thời tiết lạnh và ẩm, cơ thể con người, nhất là người già và trẻ nhỏ kém thích nghi với nhiệt độ thay đổi, giảm sức đề kháng nên rất dễ mắc bệnh. Thời tiết lạnh và ẩm còn là cơ hội cho các bệnh dịch bùng phát như dịch cúm A/H1N1, cúm mùa, bệnh đường hô hấp.

Cúm A/H1N1 và các bệnh cúm mùa “trăm hoa đua nở”

Trong bối cảnh dịch cúm A/H1N1 vẫn xuất hiện, nay kết hợp thêm thời tiết lạnh ẩm, có khi cả rét đậm và rét hại nên bệnh dịch ngày càng trở nên nguy hiểm. Bệnh cúm dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt trong các môi trường kín, tập trung đông người như phòng học, phòng họp, nhà ga, chợ, siêu thị... Nguy hiểm nhất hiện nay là bệnh cúm A/H1N1 đồng nhiễm trên bệnh nhân bị sốt xuất huyết thì bệnh sẽ rất nặng. Vì vậy các biện pháp phòng chống dịch bệnh mà mọi người cần thực hiện là: thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường, đến nơi công cộng, cơ quan, trường học; tăng cường rửa tay mỗi khi tiếp xúc với ngoại cảnh; giữ ấm cơ thể: mọi người cần mặc ấm, chú ý giữ ấm vùng cổ ngực khi trời lạnh, tránh bị ướt, tránh dầm nước trong thời tiết lạnh; súc miệng, họng bằng nước sát khuẩn hàng ngày hoặc làm theo hướng dẫn của cơ quan y tế;  tránh hoặc hạn chế tập trung đông người tại những nơi có dịch xảy ra và đang lây lan; nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa nhất là bữa sáng, không uống nhiều rượu bia; không nên thức khuya, tránh bị mất ngủ, bổ sung vitamin C hàng ngày qua ăn uống hoặc uống uống vitamin C tổng hợp. Khi có triệu chứng bệnh cần đi khám ở cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

 

 

Hen phế quản:  người bị hen rất nhạy cảm với mọi kích thích gây bệnh như nhiệt độ lạnh, hóa chất, bụi hữu cơ, nấm, mốc, vi khuẩn, bụi vô cơ; các yếu tố nội tại trong cơ thể như: nội tiết tố, dị ứng nguyên như vi khuẩn, thức ăn, thuốc chữa bệnh, những thay đổi của môi trường bên trong cơ thể... Các thể hen cần chú ý để xử lý kịp thời gồm: hen phế quản thể khó thở kịch phát, thường gặp ở trẻ nhỏ; thể khó thở liên tục xuất hiện ngay từ đầu thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử hen lâu ngày; thể hen có tràn khí màng phổi xảy ra ở người phế nang đã bị giãn; thể hen ác tính, hen do sử dụng aspirin; thể hen có cơn tăng huyết áp kèm theo...

Phòng tránh bệnh chủ yếu là phải tránh hay loại trừ được các yếu tố gây bệnh như: tránh bị nhiễm lạnh, tránh hít thở phải bụi, ký sinh vật, nấm mốc... bằng cách đeo khẩu trang. Khi cơn hen đã xảy ra bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả, nhanh chóng cắt cơn hen, ngăn ngừa cơn hen phát triển thành ác tính.

       Mùa đông xuân là mùa các bệnh phổi, phế quản xảy ra nhiều do ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết: độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, khả năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các vi khuẩn gây bệnh, virut, nấm, ký sinh trùng phát triển mạnh. Khi cơ thể nhiễm lạnh, đường hô hấp trên bị tổn thương gây ra viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, từ đó nhiễm khuẩn lan xuống dưới gây viêm phế quản, viêm phổi.

Viêm  phế quản cấp: mầm bệnh  gây viêm phế quản cấp mùa đông thường là virut cúm influenza A và B, hiện nay có thể là virut cúm A/H1N1 và H5N1,  các virut parainfluenza, virut hợp bào hô hấp... khi bị bệnh cơ thể giảm sức đề kháng nên dễ bị bội nhiễm bởi  các loại vi khuẩn thường trú ở đường hô hấp. Phòng bệnh viêm phế quản chủ yếu là phải mặc ấm, giữ ấm vùng hầu họng cả ngày. Ăn uống đầy đủ để nâng cao sức chịu rét, sức đề kháng cho cơ thể. Khi đã mắc bệnh cần điều trị tích cực bằng kháng sinh chống bội nhiễm, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân để phòng tránh các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.

 

Đợt cấp của tâm phế mạn: mùa lạnh, bệnh tim phổi mạn tính gây ra bởi các bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn tính, hen, giãn phế quản, giãn phế nang, lao phổi... rất dễ bị nhiễm khuẩn tạo nên những đợt bệnh cấp tính. Bệnh nhân thường đột ngột diễn biến nặng, khó thở nhiều, có khi chỉ sau vài đợt bệnh cấp là dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc phòng chống không để xảy ra đợt cấp của tâm phế mạn trong mùa lạnh là vấn đề sống còn mà bệnh nhân phải được biết rõ và có biện pháp tự bảo vệ mình. Bệnh nhân phải bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Đeo khẩu trang hoặc dùng các phương tiện phòng hộ khi làm việc trong môi trường nhiều khói bụi. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để có một bộ máy hô hấp khỏe mạnh. Người mắc bệnh phổi mạn tính và có những thương tổn khác nên làm việc nhẹ, không phải gắng sức. Không nên ăn mặn.  Nơi ở và phòng ngủ cần thoáng khí, môi trường trong lành. Nếu đã có suy tim phải nên nghỉ ngơi hoàn toàn, tuyệt đối tránh gắng sức. Luôn luôn giữ ấm cơ thể. Tránh tắm nước lạnh, không ăn thức ăn lạnh, không uống nước đá.

Giãn phế quản: mùa đông xuân là mùa giãn phế quản ướt hay còn gọi là giãn phế quản xuất tiết biểu hiện rõ nhất, với triệu chứng chủ yếu là ho khạc nhiều đờm, nguyên nhân thường do vi khuẩn gây bội nhiễm. Thời tiết lạnh là yếu tố kích thích phế quản xuất tiết niêm dịch gây ứ đọng trong các phế quản tạo môi trường thuận lợi cho nhiễm khuẩn phát triển. Phòng chống bệnh bằng cách chống lạnh, ăn uống đầy đủ, đảm bảo giấc ngủ hàng ngày, giữ vệ sinh tai mũi họng, răng miệng chống nhiễm khuẩn phải được bệnh nhân chú ý thực hiện.

Áp-xe phổi: viêm phổi, giãn phế quản, nhiễm khuẩn không được phát hiện và điều trị  sẽ biến chứng thành áp-xe phổi. Vì vậy áp-xe phổi cần điều trị nội khoa tích cực kết hợp với phẫu thuật.         

BS. Đinh Lan Anh(SK&ĐS)

 Hình ảnh áp-xe phổi (x) trên phim Xquang.

Nhận diện thủ phạm của bệnh đường hô hấp

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Khô miệng - Dấu hiệu của bệnh
  • Nhiều người thường có cảm giác khô nẻ ở miệng khi thức giấc vào buổi sáng. Nếu nó diễn ra dai dẳng, bạn cần phải kiểm tra sức khỏe để điều trị.

  • Có nên “cưỡng bức” vợ khi
  • Cuộc sống gối chăn buồn tẻ là đổi mới hình thức giao hoan, trong đó có chiêu “cưỡng bức” người dưới gối

  • Phòng bệnh viêm tuyến sữa sau sinh
  • Viêm tuyến sữa sau sinh là bệnh thường gặp, nhất là các sản phụ sinh con lần đầu. Bệnh xuất hiện vào khoảng 3-4 tuần đầu sau khi sản phụ cho con bú, nên bệnh mới có tên gọi là viêm tuyến sữa sau sinh.

     

  • Tía tô trừ đờm, trị ho
  • Tía tô còn gọi tử tô, cần phân (Dao), phằn cưa (Tày), hom tô (Thái). Tên khoa học: Perilla ocymoides L., họ Hoa môi (Lamiaceae).

     

  • Để nàng... tan chảy
  • Các ông thường chủ quan, phụ nữ chỉ đạt khoái cảm khi tiếp xúc với điểm G. Hoàn toàn phiến diện. Hãy nhớ rằng trên từng centimet vuông của cơ thể nàng...

  • Dùng ngón tay khi “yêu” sẽ khiến nàng thăng hoa hơn
  • Muốn tăng hưng phấn và kích thích cho chị em phụ nữ, bạn đừng quên sử dụng đến sự linh hoạt của những ngón tay.

     

  • BẠN CÓ BIẾT Khởi nguồn của mọi sự thành công?
  • Hầu hết tất cả chúng ta đều sẵn sàng từ bỏ mục tiêu và dự định của mình khi vấp phải những khó khăn đầu tiên.

  • Cây thuốc chữa viêm gan -Nhó đông
  • Dược liệu có vị đắng, màu vàng, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kiện tỳ, hoạt huyết, tiêu viêm, tán ứ, chữa viêm gan, vàng da, xơ gan...

  • Phòng, trị liệt mặt do “trúng gió”
  • Liệt mặt còn gọi là liệt dây thần kinh 7 ngoại biên. Đông y gọi là bệnh "Khẩu nhãn oa tà:, có nghĩa là miệng mắt méo lệch.

  • Để cuộc
  • Hẳn sẽ rất khó chịu khi bạn đạt được cực khoái chỉ trong một thời gian ngắn khi mà cả hai vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn đúng không nào? Vậy thì hãy cùng nhau khắc phục nó bằng những mẹo nhỏ dưới đây xem thế nào nhé.
     

  • Vì sao nàng chưa sẵn sàng
  • Có rất nhiều các nguyên nhân mà khi chàng "đòi" thì nàng tìm cách lảng ra. Sợ không thể tới “đích”, không muốn “yêu” nhưng vẫn chiều chàng, sợ mang thai… là những thủ phạm khiến nữ giới khó khăn khi nhập cuộc “yêu”.

     

  • Những phương thuốc cho người hiếm muộn
  • Một số chị em với những lý do khách quan, cũng có khi là chủ quan mà thiên chức làm mẹ đến với họ hơi muộn mằn, đôi khi lại có những khó khăn nhất định khiến cho một số chị em vì quá mong đợi dẫn đến sốt ruột, đôi khi trở nên nhẹ dạ, cả tin.

  • Tiêm thuốc qua đường động mạch, cứu sống nhiều người đột quỵ
  • Đối với bệnh lý đột quỵ vì tắc nghẽn mạch máu não do hình thành cục máu đông thì việc điều trị thường áp dụng theo phương pháp kinh điển là tiêm thuốc tiêu sợi huyết (TSH) qua đường tĩnh mạch.

  • Có những phụ nữ chưa bao giờ
  • Một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng có những phụ nữ chưa bao giờ "lên đỉnh" trong khi đó có những người lại thăng hoa 2-3 lần trong một "cuộc yêu".

  • Tạo nét mới cho
  • Màn dạo đầu đóng một vai trò quan trọng trong chuyện "yêu". Nhưng phải làm gì đây khi bạn đã chán với những màn dạo đầu thông thường?
     

  • Dùng thuốc chữa lãnh cảm: Tại sao không?
  • Lãnh cảm là lạnh nhạt, không thoải mái, không ham muốn, không dậy dục, không đạt đỉnh cực khoái. Đó là tình trạng bệnh lý (gọi chung là rối loạn hay suy giảm chức năng tình dục nữ), làm giảm chất lượng cuộc sống, cũng là lý do thầm kín, tạo ra nhiều điều không thoải mái bất hòa, thậm chí ly hôn, ngoại tình, xáo trộn đời sống gia đình.

     

  • Các cơn đau: bình thường hay bất thường?
  • Vậy những cơn đau xuất hiện ở đâu và đâu là những vấn đề thông thường về sức khỏe? Dưới đây là hướng dẫn giúp bạn nhận biết những điều bất thường và khi nào thì nên đi gặp bác sĩ.

     

  • Mong muốn của phụ nữ về cực khoái
  • Cực khoái là điều mọi phụ nữ đều mong muốn, nhưng những khát khao của họ để đạt được điều đó thì ít khi họ thổ lộ.

     

  • Cực khoái - Cảm giác được thèm muốn nhất
  • Nếu được hỏi: “Cảm giác nào tuyệt vời nhất khi yêu?”, hẳn nhiều người sẽ không ngần ngại trả lời rằng: “cực khoái”.
     

  • Những bí mật của nụ hôn
  • Khi hôn cơ thể chúng ta tiết ra một số hóa chất có khả năng khống chế các hoóc môn gây căng thẳng ở cả hai giới.

     

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h