Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
kien thuc can biet cho nhung ba me cho con bu
Kiến thức cần biết cho những bà mẹ cho con bú. (ảnh minh họa).

Dù bạn làm mẹ lần đầu tiên hoặc cũng có thể là lần thứ hai, thứ ba, vẫn còn nhiều "bí mật" về quá trình cho con bú sữa mà chưa chắc bạn đã nắm vững đâu nhé!


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Kiến thức cần biết cho những bà mẹ cho con búDù bạn làm mẹ lần đầu tiên hoặc cũng có thể là lần thứ hai, thứ ba, vẫn còn nhiều "bí mật" về quá trình cho con bú sữa mà chưa chắc bạn đã nắm vững đâu nhé! Kiến thức cần biết cho những bà mẹ cho con bú

Dù bạn làm mẹ lần đầu tiên hoặc cũng có thể là lần thứ hai, thứ ba, vẫn còn nhiều "bí mật" về quá trình cho con bú sữa mà chưa chắc bạn đã nắm vững đâu nhé!

Khi nào sữa về?

Trong những ngày đầu tiên kể về từ lúc em bé vừa được sinh ra, cơ thể của bạn đã tiết ra một loại sữa non rất bổ dưỡng đối với trẻ sơ sinh. Với nhiều bà mẹ, sữa non tiết ra nhiều và có màu vàng nhạt. Nhưng ở một số bà mẹ khác, sữa non loãng và có màu trắng.
Thực tế, không phải bà mẹ nào cũng biết hết tác dụng của loại sữa non này, có người còn vắt sữa non rồi đổ đi vì cho rằng dòng sữa ban đầu không có nhiều chất bổ. Sự thực là, sữa non của mẹ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, kháng sinh khác nhau, giúp cơ thể bé chống lại những vi khuẩn có hại xâm nhập và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Dòng chảy của sữa non điều tiết từ từ giúp bé làm quen với việc bú sữa và biết làm thế nào để cân bằng yếu tố cùng một lúc trong việc bú như: nuốt, thở và bú một cách hài hòa, hỗ trợ nhau.

Sau khoảng ba đến bốn ngày cho con bú, hai bầu ngực của bạn sẽ trở nên căng và chắc hơn vì sữa trong cơ thể bạn đã bắt đầu thay đổi sang một dạng khác. Từ mười đến mười bốn ngày, dòng sữa dần được hoàn thiện và đủ tiêu chuẩn chất lượng để trở thành nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bé hằng ngày.

Trong khoảng thời gian này, lượng sữa trong cơ thể của bạn tăng dần để đáp ứng nhu cầu của bé. Lượng sữa được quyết định bởi sự kích thích tuyến vú. Điều này cho thấy bé bú càng nhiều thì lượng sữa càng lớn. Trong trường hợp bé chưa quen với việc bú sữa, bạn nên có tác động kích thích tuyến vú thường xuyên và vắt sữa ra ngoài để sữa vẫn tiếp tục về.

Với những mẹ đẻ mổ, sữa mẹ sẽ về muộn hơn một chút. Bạn đừng quá lo lắng khi những ngày đầu chưa thấy sữa đâu. Kể cả lúc chưa có sữa, bạn vẫn nên cho con tập bú bằng cách để bé ngậm ti mẹ từ hai đến ba giờ một lần. Sự kích thích này giúp sữa mẹ mau về hơn.
Nếu trong vòng 72 giờ sau khi sinh mà sữa vẫn chưa về, bạn nên thông báo với bác sĩ để bác sĩ cố vấn cho bạn một chế độ dinh dưỡng bên ngoài mà không bị giảm cân nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng đừng ngạc nhiên và quá lo lắng nếu bỗng dưng em bé bị... xọp đi. Hầu hết, trẻ sơ sinh thường mất khoảng 7% trọng lượng trong những ngày đầu tiên.

Khi nào nên bắt đầu cho trẻ bú sữa?

Nếu có thể, hãy cho em bé bú sữa ngay từ giờ đầu tiên vừa được sinh ra. Đây là khoảng thời gian bé rất... tỉnh táo và chính bản năng tự nhiên của trẻ sẽ giúp trẻ biết cách bú sữa cho dù đây là lần đầu tiên. Sau đó, em bé cần rất nhiều thời gian để ngủ (khoảng 24 giờ). Vì vậy, việc đánh thức bé để bú trong lúc này là điều rất khó. Cho dù bé chịu thức dậy, bé cũng không tỉnh táo như trong giờ đầu tiên và khó tập trung vào công việc bú mẹ.

Ban đầu, nhiều bé chưa quen với việc ngậm ti, nhưng việc luyện tập ngay từ khi sinh ra như thế này sẽ giúp bé làm quen với việc bú sữa và... phấn khởi hơn trong những lần bú kế tiếp. Tất nhiên những lần bú đầu sẽ khiến bé lúng túng, nhưng điều quan trọng nhất chính là bé mở to miệng và ngậm được sâu vào vú của mẹ. Nếu trong lúc bú mà bé ngủ quên, mẹ nên đánh thức bé bằng cách cù nhẹ vào chân để bé tỉnh dậy và tiếp tục làm quen với việc bú sữa.

Có nên cho bé bú bình và sử dụng núm vú giả?

Thực ra, nếu có thể cho bé bú trực tiếp từ mẹ thì đó là cách tốt nhất để đảm bảo cả về chất lượng sữa lẫn sức khỏe của bé. Vì một lý do nào đó mà bạn đã cho bé ngậm vú giả hoặc bú bình ngay từ những ngày đầu tiên thì rất khó để bé dứt ra và làm quen với ti mẹ.

Bé sẽ "nghiện" vú giả và cho rằng ngậm vú giả dễ ti hơn và việc bú diễn ra nhanh chóng hơn. Tốt nhất, hãy cho bé làm quen với nhiều cách bú khác nhau bé sẽ lẫn lộn và không tập trung vào một loại ti nhất định nào, điều đó sẽ dẫn đến việc bé lười bú ti mẹ.

Làm thế nào biết bé đói?

Khóc là dấu hiệu cuối cùng cho biết bé đang đói. Hãy phát hiện điều đó ngay từ những "tín hiệu" đầu tiên để bạn có thể kịp thời đáp ứng nhu cầu cần được ăn của trẻ:

Ngọ nguậy đầu liên tục từ phải qua trái.

Mở to miệng.

Nắm chặt tay lại và đặt lên miệng

Môi chun lại như khi đang bú thật

Muốn rúc vào ngực mẹ khi mẹ lại gần.

Làm thế nào để biết rằng bạn đang có sữa?

Mỗi người mẹ có những dấu hiệu "xuống sữa" không giống nhau. Trong những ngày đầu, có thể bạn sẽ cảm thấy co thắt ở vùng dạ con khi sữa đang xuống. Việc kích thích tuyến sữa bằng cách cho bé bú "thô" (chỉ ngậm ti nhưng mẹ chưa có sữa) cũng giúp cho việc sữa diễn ra dễ dàng hơn.

Mẹ có sữa cũng biểu hiện bằng việc cảm thấy ngực mình căng, tức hoặc cũng có thể xuất hiện những cảm giác ngứa ran ở đầu vú. Nhiều mẹ còn nhìn được cả sữa ứa ra từ ngực mình. Dù không có những dấu hiệu kể trên. Nhưng nếu bạn nghe thấy những tiếng con nuốt sữa khi cho bé bú, điều đó cũng chứng tỏ bạn đang có nhiều sữa.

Làm thế nào để biết được em bé bú đúng cách hay không?

Hãy chắc chắn rằng con bạn mở to miệng và vị trí lưỡi của bé ở phía dưới ti mẹ.

Hỗ trợ bé bú bằng việc dùng tay nâng ngực lên để bé đút miệng vào ti mẹ dễ dàng hơn. Chú ý để bé ngậm hết quầng vú mẹ.

Trong lúc bé đang bú, thỉnh thoảng, mẹ cần kéo nhẹ ti ra khỏi miệng bé rồ chạm ti vào cằm con để ra hiệu cho bé mở to miệng.

Khi con mở to miệng rồi, hãy nhanh chóng đưa con tới gần ti mẹ (chứ không phải là kéo ti mẹ xích vào hướng con). Nhờ đó, bé yêu sẽ dễ dàng ngậm sâu vào vú mẹ hơn.

Hãy chắc chắn rằng mũi em bé chạm gần vào ngực của bạn trong lúc đang bú và bạn còn có thể nghe được tiếng bé "tộp tộp" nữa. Việc bé bú sữa đúng cách cũng có thể quan sát được bằng cách nhìn vào sự chuyển động của các cơ dọc miệng bé, thậm chí là cả tai và thái dương.
Khi bé bú đúng cách, bạn sẽ có cảm giác hơi đau ở đầu vú trong khoảng từ 30 đến 60 giây đầu tiên. Sau đó, cơn đau sẽ dịu bớt. Bạn còn cảm thấy bị giật mạnh ở vú vì em bé đang bú. Nếu vẫn tiếp tục đau, bạn nên tạm thời ngừng lại và chuyển bé nằm bú ở tư thế khác.

Tạo sự thoải mái

Đừng quá căng thẳng trong lúc cho bé bú. Bạn cũng có thể tự tạo sự thoải mái, dễ chịu cho mình trong lúc cho con bú bằng cách:

Để cạnh chỗ bạn nằm cho con bú một chiếc giỏ lớn, trong giỏ chứa đầy đủ những vật dụng cần thiết như tã, khăn sữa, bỉm, thậm chí là cả chai nước sách báo, điều khiển vô tuyến, máy nghe nhạc, điện thoại để mẹ có thể sử dụng trong lúc bé bú mà không cần phải đứng lên nhiều lần để lấy các vật dụng đó.

Vị trí cho con bú hằng ngày cũng rất quan trọng. Các bà mẹ nên chọn một chỗ nằm, chỗ ngồi thoải mái và nên ít thay đổi vì bé cũng sẽ quen với chỗ ngồi này. Khi đã có một vị trí "an toàn", bé sẽ yên tâm hơn trong lúc bú, còn mẹ luôn có cảm giác thoải mái, dễ chịu vì đã có một vị trí phù hợp.
Thỉnh thoảng, các mẹ cũng nên quan tâm tới bàn chân và lưng của mình trong lúc cho con bú. Thay đổi vị trí của chân để chân không bị tê hoặc chuột rút. Ngoài ra, cũng có thể kê lưng mẹ bằng một chiếc gối để ít có cảm giác đau lưng.

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường
  • Đái tháo đường (ĐTĐ) là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu chu kỳ...

  • Nỗi ám ảnh của nam giới chốn phòng the
  • Trong đời sống sinh lý, gãy dương vật, đứt dây thắng, thượng mã phong; vẫn còn là nỗi ám ảnh cho nam giới vì bệnh để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến cả tâm lý cũng như hạnh phúc gia đình.

     

  • Viêm khớp do... thuốc
  • Nhiều loại thuốc có thể gây viêm khớp, với các biểu hiện tại chỗ hay kèm theo các biểu hiện hệ thống. Việc giải quyết viêm khớp nguyên nhân do thuốc rất thuận lợi: chỉ cần ngừng thuốc đang dùng...

     

  • Bí quyết giữ vitamin trong rau xanh khi chế biến
  • Làm thế nào giữ được các vitamin có trong rau khi chế biến, nấu nướng và bảo quản là việc quan trọng, vì rau xanh cung cấp và thoả mãn tới 80% nhu cầu về vitamin hàng ngày của cơ thể.

  • 9 cách thúc đẩy quá trình trao đổi chất
  • Tăng cân hay giảm cân đều liên quan chặt chẽ với quá trình trao đổi chất. Nếu ăn nhiều mà vẫn “mi nhon” thì quá trình này hẳn đang gặp trục trặc đấy.

  • Phụ nữ và hội chứng suy nhược thần kinh
  • Cuộc sống càng nhiều áp lực, càng đòi hỏi người phụ nữ phải cố gắng nhiều hơn trong công việc và gia đình. Do đó, ngày càng nhiều phụ nữ rơi vào trạng thái trầm cảm, bị stress và đặc biệt ngày càng nhiều phụ nữ mắc hội chứng suy nhược thần kinh (SNTK).

  • Điều chỉnh tư thế ngồi máy tính
  • Tư thế ngồi hay cách bố trí bàn phím, màn hình, chuột của máy tính đều ẩn chứa nguy cơ đau lưng, cổ, thậm chí là đau xương cổ tay đối với người sử dụng máy tính quá lâu. Để tránh những tổn thương không đáng có này, bạn lưu ý một số quy tắc sau:

  • Điều trị tăng huyết áp bằng thảo mộc
  • Vỏ rễ dâu chữa phù thũng, bụng chướng to, tiểu tiện không thông, tăng huyết áp.

  • Có nên lau trong tai mỗi ngày không?
  • Nhiều người có thói quen, mỗi ngày sau khi tắm dùng que tăm bông lau tai vì sợ bị nước vào tai. Thói quen này tưởng giữ vệ sinh tốt cho tai nhưng thật ra lại là thói quen không tốt.

     

  • Thuốc tránh thai khẩn cấp, sử dụng như thế nào cho hiệu quả
  • Thuốc được chỉ định dùng khi hai người nam nữ mới có quan hệ tình dục với nhau không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc có sử dụng bao cao su nhưng bao cao su bị thủng hay bị rách.

  • Móng và sức khỏe
  • Bạn có biết móng tay chân có thể tiết lộ những bí mật của sức khỏe? Những vấn đề ở gan, phổi và tim có thể “ngầm báo” qua dấu hiệu của móng. Dưới đây là những biểu hiệu không nên bỏ qua.

  • Đạt
  • Trước đây “chuyện chăn gối” vẫn được xem như một loại “thần dược” dành cho sức khoẻ, nhưng mới đây, một nghiên cứu còn chỉ ra rằng với phụ nữ, nếu mỗi ngày đạt được cảm giác thăng hoa một lần sẽ giúp đẩy lùi bệnh tật.

  • Béo phì có thể hủy hoại ham muốn
  • Các nhà nghiên cứu Australia phát hiện thấy rằng việc thừa quá nhiều cân có thể phá hủy những khao khát trong chuyện chăn gối và dẫn đến sụt giảm chức năng tình dục.

  • Sử dụng thuốc an toàn tại nhà
  • Bên cạnh những tác dụng dược lý hữu ích trong điều trị bệnh, hầu như bao giờ thuốc cũng có những tác dụng không mong muốn. Nếu không thực hiện đúng cách thức sử dụng thuốc theo đơn, nhất là khi dùng thuốc tại gia đình, có thể gây tổn thương các bộ phận hoặc gây nguy hiểm cho cơ thể người dùng thuốc.

  • Nguy cơ nhiễm khuẩn trong nhà bếp
  • Mọi người ai cũng cho rằng các bệnh lý nhiễm khuẩn thức ăn đều bắt đầu từ nguồn thực phẩm bị nhiễm. Thế nhưng, ít ai biết đến yếu tố gây nhiễm khuẩn không chỉ phát sinh từ thực phẩm, mà còn nằm ở các khâu khác như dụng cụ làm bếp không sạch hoặc bản thân người làm bếp mang mầm bệnh lây.

  • Xử lý vùng nách thâm và sần
  • Nách đen một phần là do cơ địa nhưng phần lớn lại là do chủ quan, thói quen dùng nhíp để nhổ các sợi lông ở nách đã tác động không tốt đến biểu bì da, làm cho nách bị thâm đen và nổi cục.

  • Mẹo nhỏ để có bộ ngực đẹp
  • Một bộ ngực đẹp không phải là có số đo thật chuẩn, mà còn phải khỏe. Cách bạn massage vú, chăm sóc vệ sinh núm vú thường xuyên sẽ giúp bạn phòng ngừa viêm vú khi cho con bú...

  • Những điều cấm kị trước khi đi ngủ
  • Việc trùm đầu hay nằm ngửa trong giấc ngủ sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng và đau đầu khi thức dậy vào ngày hôm sau.

  • Mệt mỏi từ đâu ra?
  • “Mệt quá!” - Không biết từ lúc nào, từ này ngày càng trở nên thông dụng trong cuộc sống hiện đại. Thực ra, mệt mỏi không chỉ là do làm việc quá nhiều gây ra...

  • Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp
  • Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn, đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm ở đó và giảm sút lượng dịch nhày giúp bôi trơn, vì vậy gây đau và cứng khớp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người trên 40 tuổi, nhất là sau 60 tuổi.

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h