Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
khi nao ca n lam ca c xe t nghiem sinh sa n
Khi nào cần làm các xét nghiệm sinh sản?. (ảnh minh họa).

Theo các chuyên gia sinh sản Mỹ, những bộ test khả năng sinh sản thường chỉ được dùng cho những phụ nữ đang theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Khi nào cần làm các xét nghiệm sinh sản? style="text-align: justify"Theo các chuyên gia sinh sản Mỹ, những bộ test khả năng sinh sản thường chỉ được dùng cho những phụ nữ đang theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệmKhi nào cần làm các xét nghiệm sinh sản?

Theo các chuyên gia sinh sản Mỹ, những bộ test khả năng sinh sản thường chỉ được dùng cho những phụ nữ đang theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, chứ không phải là dành cho những phụ nữ có khả năng sinh sản bình thường.

Các cặp vợ chồng nôn nóng về khả năng sinh sản bởi con cái luôn là tài sản vô giá và là sợi dây gắn kết 2 người bên nhau
 

Bạn có thể làm xét nghiệm về khả năng sinh sản tại bệnh viện?

Hoàn toàn có thể. Nếu thấy xuất hiện bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sinh sản, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm. Ngược lại, không thể thực hiện các xét nghiệm nếu không có bất kỳ dấu hiệu nào cụ thể.

Khi nào thì nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn đã cố gắng trong vòng 1 năm mà không thể thụ thai và người phụ nữ ở độ tuổi dưới 35, thì cần đi khám chuyên khoa. Nếu trên 35 tuổi thì cần bắt đầu kiểm tra bộ máy sinh sản ngay sau 6 tháng lên kế hoạch.

Cố gắng thụ thai là khi thường xuyên sinh hoạt tình dục, khoảng 3 lần/tuần mà không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào.

Nhìn chung, 84% cặp đôi sẽ thụ thai thành công trong năm đầu tiên, kể từ khi quyết định sẽ sinh con, và khoảng một nửa trong số còn lại sẽ thụ thai tự nhiên ở năm thứ 2.

Cả 2 vợ chồng có cần thiết phải cùng làm xét nghiệm?

Có. Nếu bạn cảm thấy mình cần nhận được sự ủng hộ. Nhưng thực sự là cả vợ và chồng đều nên đi khám để bác sĩ hiểu rõ về tiền sử bệnh tật cũng như có được những chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng vô sinh.

Các bác sĩ sẽ làm gì?

Lúc đầu, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát, xem người phụ nữ có đang uống thuốc gì và vòng kinh của bạn có đều không.

Điều quan trọng cần biết là bạn đã từng cấn thai lần nào chưa và liệu bạn đã từng bị sẩy thai hay không.

Xét nghiệm đầu tiên sẽ là kiểm tra máu. Các chỉ số xét nghiệm máu sẽ cho biết về tình trạng rụng trứng và liệu có bất kỳ bệnh tật nào như buồng trứng có vách ngăn, mãn kinh sớm hay có vấn đề ở tuyến giáp….

Vai trò của người chồng?

Sẽ lại có một cuộc trò chuyện về tiền sử bệnh tật và lối sống, chẳng hạn như chồng bạn có hút thuốc, uống chất cồn không. Bác sĩ có thể hỏi nhiều câu hỏi sâu và có thể làm những xét nghiệm mang tính chất giới tính nếu thấy cần như xét nghiệm tinh dịch (xem số lượng, chất lượng tinh trùng…). Điều này sẽ giúp bác sĩ hình dung rõ ràng hơn về tình trạng vô sinh là do ai.

Ngay cả khi trên 40 tuổi, xét nghiệm sinh sản vẫn sẽ được thực hiện?

Đúng vậy. Mặc dù có những hạn chế về sinh sản đối với phụ nữ sau tuổi 40 nhưng về mặt sinh lý, họ vẫn hoàn toàn có thể sinh nở tự nhiên cũng như điều trị vô sinh thành công. Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm cho cả vợ và chồng như các cặp vợ chồng ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, rất tiếc là các cặp vợ chồng ngoài 40 tuổi sẽ không được phép thực hiện thụ tinh nhân tạo.

Con đầu lòng là thụ thai tự nhiên nhưng không thể mang thai lần tiếp theo. Có vấn đề gì vậy?

Nếu đã có con mà không thể mang thai tiếp thì đây gọi là hiện tượng vô sinh thứ phát. Khả năng sinh sản thay đổi do bạn mắc những bệnh sau khi sinh nở, làm ảnh hưởng tới vòng kinh…. Mọi kiểm tra, xét nghiệm để tìm ra vấn đề thực sự sẽ giống như những người vô sinh nguyên phát.

Theo Dantri / Dailymail

>>> Tìm hiểu phụ nữ mang thai

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h