Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
dung doi truyen dich
Đừng đòi… “truyền dịch”. (ảnh minh họa).

Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”. Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Đừng đòi… “truyền dịch”Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”. Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.Đừng đòi… “truyền dịch”

Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”. Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.

Tác hại của việc truyền dịch tùy tiện

Rõ ràng với các tác dụng dùng trong điều trị, dịch truyền là dạng thuốc rất quý, rất cần thiết trong trường hợp bệnh nặng cần được cấp cứu hoặc trong trường hợp người bệnh không thể uống thuốc. Tuy nhiên, do có nhiều loại dịch truyền, dùng loại dịch truyền nào sẽ tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể, với liều lượng truyền vào trong cơ thể sẽ được cân nhắc tính toán cho từng người, có sự theo dõi của thầy thuốc chứ không phải loại nào cũng truyền được và truyền với bất cứ liều lượng nào.

 

 Truyền dịch cho trẻ bị sốt xuất huyết Ảnh: Minh Đức.

Điều đặc biệt lưu ý là khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều cũng có thể xảy ra các tai biến, đôi khi rất trầm trọng nguy hiểm đến tính mạng. Trước hết là nguy cơ nhiễm trùng, xuất phát từ nơi đưa thuốc vào cơ thể. Các bệnh nhiễm như: HIV/ AIDS, viêm gan siêu vi B, C… đều có thể lây nhiễm qua con đường tiêm chích, đặc biệt qua truyền dịch, nếu việc truyền dịch bừa bãi không đúng quy cách, không được vô trùng. Thứ đến, do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa gây các hiện tượng phù ở tim, thận… Đặc biệt, dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không “chịu” như: hiện tượng sốt run hoặc gây sốc dịch truyền rất nguy hiểm. Chính vì vậy, khi thầy thuốc chỉ định cho dùng dịch truyền là đã có sự cân nhắc rất kỹ, thấy đó là việc rất cần thiết và khi truyền dịch, thầy thuốc phải theo dõi chặt chẽ để có tai biến xảy ra sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.

 

Trẻ em có ngoại lệ?

Trẻ em cũng là đối tượng mà một số bậc phụ huynh cũng thường nài nỉ cho vô dịch truyền. Chỉ khi bị sốt xuất huyết loại nặng, có tình trạng thất thoát nước từ máu trong cơ thể thì bác sĩ mới chỉ định vô dịch truyền. Còn nếu chỉ bị sốt thông thường chưa rõ nguyên nhân mà vội truyền dịch là rất sai. Có trường hợp đặc biệt cần phải kể là đối với trẻ tuy không được mập mạp như một số trẻ cùng trang lứa khác nhưng sức khỏe bình thường không đau yếu gì, ăn uống vẫn tốt, thế mà phụ huynh lại tìm cách tiêm truyền loại dịch truyền với mục đích à để khỏe hơn, mập mạp hơn thì rất nguy hiểm. Truyền dịch như thế chỉ lãng phí, vì thật ra đối với trẻ bình thường (xin đừng có quan niệm trẻ mập mạp là đồng nghĩa với khỏe mạnh), dịch truyền chẳng có tác dụng gọi là “khỏe hơn, mập mạp hơn” mà trẻ được tiêm luôn luôn có nguy cơ bị các tai biến đã kể ở trên do tiêm truyền gây ra. Nên lưu ý, chỉ có bác sĩ mới là người có thẩm quyền nhất trong việc quyết định có nên truyền dịch hay không. Và thông thường, chỉ khi nào không ăn uống được do bệnh, bác sĩ mới chỉ định cho tiêm dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng. Xin đừng tạo sức ép tâm lý đối với thầy thuốc để thầy thuốc cho dùng dịch truyền, trong khi xét về mặt khách quan, việc truyền dịch như thế chưa thật sự cần thiết. Trong trường hợp còn ăn uống được thì chế độ ăn thích hợp bao giờ cũng tốt hơn việc nuôi ăn bằng tiêm truyền, chứa nhiều nguy cơ tai biến.

Khi nào thì truyền dịch đúng yêu cầu điều trị?

Ta cần lưu ý, truyền dịch có nhiều loại tùy theo tác dụng, có thể chia làm 4 loại như sau: Dịch truyền cung cấp nước, các chất điện giải: dùng trong trường hợp cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải. Dung dịch loại này có dung dịch “ngọt” chứa đường glucose, dung dịch “mặn” chứa muối natri clorid, hoặc dung dịch chứa nhiều chất điện giải có tên ringer lactat. Từ “nước biển” ban đầu được dùng chính để chỉ dung dịch mặn chứa muối natri clorid giống như nước biển nhưng về sau bà con ta dùng từ “nước biển” để gọi tất cả các dịch truyền khác.

Dung dịch tái lập cân bằng kiềm toan: dùng trong trường hợp cơ thể bị bệnh hoặc thừa toan (tức dư chất acid hay còn gọi “toan huyết”) hoặc thừa kiềm (tức dư chất base). Truyền dịch loại này sẽ có tác dụng trung hòa sự thừa toan hay thừa kiềm, như khi người bệnh bị toan huyết, bác sĩ chỉ định tiêm truyền dung dịch kiềm là natri bicarbonat.

Dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng: dùng trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh không thể ăn qua đường tiêm tĩnh mạch và đây là loại dịch truyền hay bị lạm dụng. Dịch truyền loại này cung cấp các acid amin thiết yếu (là chất dinh dưỡng cơ bản lấy từ chất đạm), các vitamin và chất khoáng, một số chất béo (như dầu đậu nành tinh lọc nhằm cung cấp năng lượng).

Dịch truyền thay thế máu: dùng trong trường hợp người bệnh bị mất máu. Dịch truyền loại này là các dung dịch keo chứa các chất có phần tử lớn như dextran, có tác dụng tái lập khối lượng chất lỏng trong máu

Ngoài 4 loại dịch truyền kể trên, người ta cần dùng dịch truyền có chứa thuốc như thuốc kháng sinh để tiêm truyền trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng, vì dùng kháng sinh dạng uống sẽ không hiệu qua

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Chữa ho bằng hoa đu đủ đực
  • Hoa đu đủ đực là một vị thuốc được dùng phổ biến theo kinh nghiệm dân gian để chữa ho, nhất là ở trẻ em. Khi dùng, hái hoa đã nở ngay tại cây 20 - 30g, để tươi, trộn với đường trắng hay mật ong, hấp cơm rồi nghiền nát, uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Có thể dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

     

  • “Dọn dẹp” những gam màu lạ trên da
  • Bỗng dưng một ngày nào đó, da của bạn xuất hiện những gam màu lạ mà người ta thường “chỉ mặt đặt tên” là: nám, bớt sắc tố, tàn nhang, đồi mồi, tăng sắc tố sau viêm hay quầng thâm mi mắt dưới. Trong y khoa, tất cả đều được gom chung vào một mối, đó là: tăng sắc tố. Đây là tình trạng một vùng da nào đó của cơ thể tăng lượng sắc tố đen (melanin) một cách bất thường.

     

  • Người bệnh tăng huyết áp có nên chơi thể thao?
  • Người tăng huyết áp (THA) cần tập thể dục thể thao đều đặn, nhưng không phải môn nào cũng tập được, cường độ nặng mấy cũng tập được, bởi mọi cố gắng quá sức đều đi ngược lại tác dụng. Vậy người tăng huyết áp cần tập luyện mức độ nào?

     

  • Bạn đã có 11 nhân tố chính của nhà lãnh đạo mới chưa ?
  • Nhìn chung, trên thế giới có hai kiểu người. Kiểu thứ nhất là NGƯỜI LÃNH ĐẠO, kiểu thứ hai là NGƯỜI THỪA LỆNH. Bạn cần quyết định mình thuộc kiểu nào-lãnh đạo hay thừa lệnh. Họ hưởng mức thu nhập rất khác nhau.

  • 5 “hiểu biết” sai lầm về bệnh cao huyết áp
  • HA sẽ tăng tỷ lệ thuận với độ tuổi, đặc biệt là vào giai đoạn lão hóa, HA tối đa tăng rõ rệt nhất. Tuy nhiên, đây cũng không phải là một hiện tượng bình thường, mà rất có hại sức khỏe. Người cóHA tối đa cao có nguy cơ gặp phải các tai biến nguy hiểm cao hơn từ 3 – 6 lần so với người có HA tối đa bình thường, cần có biện pháp điều trị để phòng ngừa các bệnh về tim và mạch máu não.

     

  • Kiếm một triệu đô trong một phút ?
  • Một phút. Một triệu đôla. Đó là một số tiền lớn trong khoảng thời gian rất ngắn. Chỉ có một phương tiện kinh doanh duy nhất trên thê giới sinh ra khá nhanh loại lợi tức đó – mạng Internet
     

  • Làm thế nào để trông trẻ hơn?
  • Có ai là không muốn mình trẻ hơn tuổi thực? Đối với những người có tuổi một chút thì càng mong muốn mình trông trẻ hơn. Sau đây là một số mẹo nhỏ về cách ăn mặc giúp trẻ hơn tuổi thật.

  • Ba không, tám lợi khi yêu
  • “Âm dương là đạo của trời đất vậy”, ý muốn nói mọi sự vật trên thế gian, kể cả hoạt động tình dục, đều phải dùng âm dương làm phép tắc để phân tích và nhận thức.

  • Cúm A/H5N1 vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao trong cộng đồng
  • Trong vòng một tháng qua, Bộ Y tế liên tục thông báo 3 trường hợp mắc mới cúm A/H5N1 tại Khánh Hòa, Tiền Giang và Tuyên Quang, trong đó có một trẻ em mới 3 tuổi và một đã tử vong.

  • Vì sao viêm âm đạo hay tái phát?
  • Thời gian gần đây tôi thấy vùng kín ngứa nhiều, khí hư màu vàng và có mùi hôi, trước đây tôi đã từng bị viêm âm đạo trong thời gian mang thai.

  • Bạn có biết cách chăm sóc trẻ bị viêm da dị ứng
  • Thời tiết lạnh và khô hanh là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ phát triển. Đây là bệnh lý ngoài da phổ biến nhất ở trẻ em, một dạng viêm da mạn tính, tái phát, ngứa dữ dội xảy ra ở những trẻ có làn da nhạy cảm, khi các chức năng bảo vệ da trở nên yếu ớt.

     

  • Hắt hơi báo hiệu điều gì?
  • Thật bất tiện khi đang giao tiếp với đối tác, đang nói chuyện với người yêu... lại dừng giữa chừng, che tay lên mũi để hắt xì hơi!

  • Bệnh thủy đậu đừng nên coi thường!
  • Bệnh thủy đậu còn gọi là bệnh trái rạ hay phỏng rạ, là bệnh sốt phát ban có bóng nước gây ngứa toàn thân, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng 90% bệnh nhân là trẻ em nên được gọi là bệnh trẻ em.

  • Đầu xuân, luận đàm về “Xuân dược”
  • Thời xưa, ở phương Tây, loại thuốc này có tên là “Aphrodisiacs”, bắt nguồn từ chữ “Aphrodite”, là tên của Nữ thần tình dục và tình yêu, trong thần thoại Hy Lạp cổ đại.

     

  • Bí quyết biến ước mơ thành hiện thực
  • Tất cả những suy nghĩ được tình cảm cảm hóa và kết hợp với NIỀM TIN ngày lập tức sẽ biến thành hành động hay giá trị tương đương.

     

  • Bạn có hay bị đau vai gáy ?
  • Đau vai gáy thường xuất hiện vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy hoặc ngồi làm việc ở bàn giấy nhiều thời gian như đánh máy,cúi xuống đọc văn bản hoặc sửa chữa văn bản, soạn giáo án (các thầy cô giáo) trong một thời gian dài trong một buổi hoặc trong một ngày và có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng...

  • Sức khỏe cảu Bạn sau những ngày tết ra sao?
  • Việc ăn uống thất thường như: ăn quá nhiều, quá ít, không đúng bữa, nhiều mỡ, nhiều đạm... uống nhiều rượu bia đều là các tác nhân chính gây ra rối loạn tiêu hóa

  • Bạn có phạm những sai lầm này khi muốn giữ eo
  • Nhịn ăn, kiêng thịt, giảm ăn các thực phẩm có đường, giàu chất béo... được cho là cách giúp chị em giữ dáng. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là những "bí quyết" sai.

     

  • Bệnh nhân đột quỵ nghe hát phục hồi khả năng giao tiếp
  • Những bệnh nhân đột quỵ bị mất khả năng giao tiếp có thể nói trở lại bằng cách nghe hát, sau đó nhắc lại những từ, cụm từ theo giai điệu của bài hát.
     

  • Chữa viêm mũi dị ứng theo kinh nghiệm dân gian
  • Viêm mũi dị ứng là một bệnh rất thường gặp với cơ chế bệnh sinh là tình trạng mẫn cảm đặc biệt của cơ thể, phản ứng bất thường và quá mức sau khi tiếp xúc với một dị nguyên nhất định, biểu hiện trên lâm sàng bằng ba triệu chứng chính là hắt hơi, sổ mũi và tắc mũi.

     

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h