Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
dung doi truyen dich
Đừng đòi… “truyền dịch”. (ảnh minh họa).

Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”. Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Đừng đòi… “truyền dịch”Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”. Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.Đừng đòi… “truyền dịch”

Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”. Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.

Tác hại của việc truyền dịch tùy tiện

Rõ ràng với các tác dụng dùng trong điều trị, dịch truyền là dạng thuốc rất quý, rất cần thiết trong trường hợp bệnh nặng cần được cấp cứu hoặc trong trường hợp người bệnh không thể uống thuốc. Tuy nhiên, do có nhiều loại dịch truyền, dùng loại dịch truyền nào sẽ tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể, với liều lượng truyền vào trong cơ thể sẽ được cân nhắc tính toán cho từng người, có sự theo dõi của thầy thuốc chứ không phải loại nào cũng truyền được và truyền với bất cứ liều lượng nào.

 

 Truyền dịch cho trẻ bị sốt xuất huyết Ảnh: Minh Đức.

Điều đặc biệt lưu ý là khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều cũng có thể xảy ra các tai biến, đôi khi rất trầm trọng nguy hiểm đến tính mạng. Trước hết là nguy cơ nhiễm trùng, xuất phát từ nơi đưa thuốc vào cơ thể. Các bệnh nhiễm như: HIV/ AIDS, viêm gan siêu vi B, C… đều có thể lây nhiễm qua con đường tiêm chích, đặc biệt qua truyền dịch, nếu việc truyền dịch bừa bãi không đúng quy cách, không được vô trùng. Thứ đến, do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa gây các hiện tượng phù ở tim, thận… Đặc biệt, dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không “chịu” như: hiện tượng sốt run hoặc gây sốc dịch truyền rất nguy hiểm. Chính vì vậy, khi thầy thuốc chỉ định cho dùng dịch truyền là đã có sự cân nhắc rất kỹ, thấy đó là việc rất cần thiết và khi truyền dịch, thầy thuốc phải theo dõi chặt chẽ để có tai biến xảy ra sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.

 

Trẻ em có ngoại lệ?

Trẻ em cũng là đối tượng mà một số bậc phụ huynh cũng thường nài nỉ cho vô dịch truyền. Chỉ khi bị sốt xuất huyết loại nặng, có tình trạng thất thoát nước từ máu trong cơ thể thì bác sĩ mới chỉ định vô dịch truyền. Còn nếu chỉ bị sốt thông thường chưa rõ nguyên nhân mà vội truyền dịch là rất sai. Có trường hợp đặc biệt cần phải kể là đối với trẻ tuy không được mập mạp như một số trẻ cùng trang lứa khác nhưng sức khỏe bình thường không đau yếu gì, ăn uống vẫn tốt, thế mà phụ huynh lại tìm cách tiêm truyền loại dịch truyền với mục đích à để khỏe hơn, mập mạp hơn thì rất nguy hiểm. Truyền dịch như thế chỉ lãng phí, vì thật ra đối với trẻ bình thường (xin đừng có quan niệm trẻ mập mạp là đồng nghĩa với khỏe mạnh), dịch truyền chẳng có tác dụng gọi là “khỏe hơn, mập mạp hơn” mà trẻ được tiêm luôn luôn có nguy cơ bị các tai biến đã kể ở trên do tiêm truyền gây ra. Nên lưu ý, chỉ có bác sĩ mới là người có thẩm quyền nhất trong việc quyết định có nên truyền dịch hay không. Và thông thường, chỉ khi nào không ăn uống được do bệnh, bác sĩ mới chỉ định cho tiêm dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng. Xin đừng tạo sức ép tâm lý đối với thầy thuốc để thầy thuốc cho dùng dịch truyền, trong khi xét về mặt khách quan, việc truyền dịch như thế chưa thật sự cần thiết. Trong trường hợp còn ăn uống được thì chế độ ăn thích hợp bao giờ cũng tốt hơn việc nuôi ăn bằng tiêm truyền, chứa nhiều nguy cơ tai biến.

Khi nào thì truyền dịch đúng yêu cầu điều trị?

Ta cần lưu ý, truyền dịch có nhiều loại tùy theo tác dụng, có thể chia làm 4 loại như sau: Dịch truyền cung cấp nước, các chất điện giải: dùng trong trường hợp cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải. Dung dịch loại này có dung dịch “ngọt” chứa đường glucose, dung dịch “mặn” chứa muối natri clorid, hoặc dung dịch chứa nhiều chất điện giải có tên ringer lactat. Từ “nước biển” ban đầu được dùng chính để chỉ dung dịch mặn chứa muối natri clorid giống như nước biển nhưng về sau bà con ta dùng từ “nước biển” để gọi tất cả các dịch truyền khác.

Dung dịch tái lập cân bằng kiềm toan: dùng trong trường hợp cơ thể bị bệnh hoặc thừa toan (tức dư chất acid hay còn gọi “toan huyết”) hoặc thừa kiềm (tức dư chất base). Truyền dịch loại này sẽ có tác dụng trung hòa sự thừa toan hay thừa kiềm, như khi người bệnh bị toan huyết, bác sĩ chỉ định tiêm truyền dung dịch kiềm là natri bicarbonat.

Dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng: dùng trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh không thể ăn qua đường tiêm tĩnh mạch và đây là loại dịch truyền hay bị lạm dụng. Dịch truyền loại này cung cấp các acid amin thiết yếu (là chất dinh dưỡng cơ bản lấy từ chất đạm), các vitamin và chất khoáng, một số chất béo (như dầu đậu nành tinh lọc nhằm cung cấp năng lượng).

Dịch truyền thay thế máu: dùng trong trường hợp người bệnh bị mất máu. Dịch truyền loại này là các dung dịch keo chứa các chất có phần tử lớn như dextran, có tác dụng tái lập khối lượng chất lỏng trong máu

Ngoài 4 loại dịch truyền kể trên, người ta cần dùng dịch truyền có chứa thuốc như thuốc kháng sinh để tiêm truyền trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng, vì dùng kháng sinh dạng uống sẽ không hiệu qua

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Truyền dịch nước hoa quả làm đẹp da: Đùa với sinh mạng!
  • Không chỉ truyền dịch với nhu cầu làm đẹp, nhiều phụ huynh cũng đưa con em mình đến các phòng khám tư để truyền một vài chai “đạm hoa quả” những mong tăng cường sức khoẻ cho con em họ trước kì thi.

  • Kinh nghiệm chữa bệnh đổ mồ hôi chân tay bằng lá lốt
  • Thật bất ngờ, một tuần sau khi dùng thuốc, bệnh của tôi đã thuyên giảm hẳn.

  • Vị thuốc từ cá mè
  • Cá mè còn có tên khác là : liên ngư, bạch cước liên, phường ngư. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả.

  • Hà Nội: Xuất hiện bọ xít hút máu người

  • Ở nước ta, các vùng hiện có nhiều bọ xít hút máu người là khu Tam Đảo, Ba Vì, Vĩnh Phúc. Ở Hà Nội, các vùng có bọ xít hút máu là: Nghĩa Đô (Cầu Giấy), dọc bờ sông Hồng...

  • Bệnh liên cầu lợn tái xuất: Vẫn là bệnh từ miệng...
  • Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng đã tiếp nhận 4 bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lây nhiễm từ lợn bệnh sang người.

  • Ăn gì để giải nhiệt cho cơ thể?
  • Thời tiết nóng bức khiến ai nấy đều cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Một vài giải pháp trong ăn uống và sinh hoạt sẽ giúp bạn giải nhiệt cho cơ thể.

  • Những người 'hành sự' khi ngủ
  • Cặp vợ chồng đến gặp bác sĩ tư vấn. Họ nhìn nhau giây lát rồi anh chồng bảo: “em nói đi”. Chị vợ than thở “chúng em lấy nhau đã 4 năm, bác xem trên người em đầy những vết sẹo…”. Chị khóc nấc lên còn anh chồng cúi mặt như kẻ phạm tội.

  • Một ngày cho người đang giảm cân
  • Nếu muốn giảm cân, hãy chú ý sử dụng 24h trong ngày sao cho đạt được hiệu quả cao nhất trong trao đổi chất, đốt cháy calo và làm tan bụng mỡ.

  • Giấc ngủ của những người thức khuya
  • Giấc ngủ không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp cho tinh thần được hồi phục. Trong thời gian này, não tiến hành dọn dẹp: xóa những thông tin không cần thiết, lưu trữ những kỷ niệm và ghi nhớ những gì ta thu thập trước giấc ngủ.

  • Không nên tự dùng thuốc “kéo dài tuổi xuân”!
  • Hiện nay, có một số phụ nữ nghe nói đến việc dùng thuốc chứa hormone sinh dục nữ estrogen ở phụ nữ mãn kinh giúp sửa chữa những rối loạn và hiểu lầm là thuốc loại này làm cho tươi trẻ, duy trì mãi nét xuân thì, nên tự ý sử dụng thuốc một cách bừa bãi,

  • Những “tuyệt chiêu” nhỏ bài độc trong cuộc sống
  • Mỗi sáng thức dậy lập tức đi đại tiện, bài ra những “độc tố” tích lũy cả một đêm qua. Các chất bẩn, chất bã trong ruột cần không ngừng làm sạch kịp thời, bài ra ngoài cơ thể thì mới không “giữ độc”, đảm bảo các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.

  • Đông y chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
  • Đông y gọi tiêu chảy trẻ em là bệnh tiết tả. Trẻ em từ 1-5 tuổi hay mắc bệnh. Nguyên nhân gây bệnh là do ăn uống không hợp vệ sinh hoặc bị cảm nhiễm trong và ngoài đường ruột. Bệnh ở trong đường ruột là do vi khuẩn.

  • Cỏ nhọ nồi, lương huyết cầm máu
  • Cỏ nhọ nồi còn gọi là cỏ mực, hạn liên thảo, mặc thái, mặc hạn liên. Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có tác dụng tư bổ can thận, lương huyết cầm máu, ngoài ra còn làm đen râu tóc...

  • Miếng trầu phòng và trị nhiều chứng bệnh
  • Ngay từ thời các Vua Hùng, nhân dân ta đã có tục "nhai trầu", vì sau khi nhai người ta lại nhả cả nước và bã đi.

  • Bạc thau có phải là thần dược?
  • Hiện nay, người dân ở nhiều địa phương lân cận đang đổ xô đi săn lùng cây thuốc bạc thau đá tại vùng núi Sập (Thoại Sơn - An Giang) xem đó là thần dược chữa bách bệnh, trong đó có tác dụng điều trị ung thư.

  • Nắng nóng - Da cũng “khát”
  • Mùa hè, khí hậu nóng bức, cộng thêm thời tiết mưa ẩm bất thường dễ làm da bị thay đổi trạng thái đột ngột. Có lúc da bị khô vì mất nước, có lúc lại bóng nhờn vì khí hậu ẩm bên ngoài. Vậy, trong mùa nóng cần chăm sóc da thế nào?

  • Làm đẹp bằng cây cỏ
  • Ngoài công dụng chữa bệnh, một số loại thảo mộc còn rất tốt cho làn da. Mà những loại cây cỏ này đều có sẵn quanh ta, ai cũng có thể dùng nó để làm đẹp.

  • Dậy thì muộn ở bạn gái
  • Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của con người không ngừng được nâng cao nên sự phát triển về tâm sinh lý của bạn gái cũng diễn ra sớm hơn trước.

  • Hiện tượng kinh nguyệt
  • Các bạn nữ khi đến tuổi dậy thì, mỗi tháng âm đạo thường ra máu vài ngày, hiện tượng đó được gọi là kinh nguyệt. 

  • 5 phút để có chân thon
  • Chẳng tự tin chút nào khi bạn trót sở hữu đôi chân và hai cánh tay không được thon thả, săn chắc. Những nhược điểm này có nguy cơ bị “phơi bày” khi bạn mặc váy đồng phục đến lớp.

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h