Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
dung doi truyen dich
Đừng đòi… “truyền dịch”. (ảnh minh họa).

Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”. Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Đừng đòi… “truyền dịch”Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”. Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.Đừng đòi… “truyền dịch”

Một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền dịch. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì, chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin truyền “nước biển”, truyền “đạm” hay truyền “mỡ”. Thời gian gần đây đã có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.

Tác hại của việc truyền dịch tùy tiện

Rõ ràng với các tác dụng dùng trong điều trị, dịch truyền là dạng thuốc rất quý, rất cần thiết trong trường hợp bệnh nặng cần được cấp cứu hoặc trong trường hợp người bệnh không thể uống thuốc. Tuy nhiên, do có nhiều loại dịch truyền, dùng loại dịch truyền nào sẽ tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể, với liều lượng truyền vào trong cơ thể sẽ được cân nhắc tính toán cho từng người, có sự theo dõi của thầy thuốc chứ không phải loại nào cũng truyền được và truyền với bất cứ liều lượng nào.

 

 Truyền dịch cho trẻ bị sốt xuất huyết Ảnh: Minh Đức.

Điều đặc biệt lưu ý là khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều cũng có thể xảy ra các tai biến, đôi khi rất trầm trọng nguy hiểm đến tính mạng. Trước hết là nguy cơ nhiễm trùng, xuất phát từ nơi đưa thuốc vào cơ thể. Các bệnh nhiễm như: HIV/ AIDS, viêm gan siêu vi B, C… đều có thể lây nhiễm qua con đường tiêm chích, đặc biệt qua truyền dịch, nếu việc truyền dịch bừa bãi không đúng quy cách, không được vô trùng. Thứ đến, do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa gây các hiện tượng phù ở tim, thận… Đặc biệt, dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không “chịu” như: hiện tượng sốt run hoặc gây sốc dịch truyền rất nguy hiểm. Chính vì vậy, khi thầy thuốc chỉ định cho dùng dịch truyền là đã có sự cân nhắc rất kỹ, thấy đó là việc rất cần thiết và khi truyền dịch, thầy thuốc phải theo dõi chặt chẽ để có tai biến xảy ra sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.

 

Trẻ em có ngoại lệ?

Trẻ em cũng là đối tượng mà một số bậc phụ huynh cũng thường nài nỉ cho vô dịch truyền. Chỉ khi bị sốt xuất huyết loại nặng, có tình trạng thất thoát nước từ máu trong cơ thể thì bác sĩ mới chỉ định vô dịch truyền. Còn nếu chỉ bị sốt thông thường chưa rõ nguyên nhân mà vội truyền dịch là rất sai. Có trường hợp đặc biệt cần phải kể là đối với trẻ tuy không được mập mạp như một số trẻ cùng trang lứa khác nhưng sức khỏe bình thường không đau yếu gì, ăn uống vẫn tốt, thế mà phụ huynh lại tìm cách tiêm truyền loại dịch truyền với mục đích à để khỏe hơn, mập mạp hơn thì rất nguy hiểm. Truyền dịch như thế chỉ lãng phí, vì thật ra đối với trẻ bình thường (xin đừng có quan niệm trẻ mập mạp là đồng nghĩa với khỏe mạnh), dịch truyền chẳng có tác dụng gọi là “khỏe hơn, mập mạp hơn” mà trẻ được tiêm luôn luôn có nguy cơ bị các tai biến đã kể ở trên do tiêm truyền gây ra. Nên lưu ý, chỉ có bác sĩ mới là người có thẩm quyền nhất trong việc quyết định có nên truyền dịch hay không. Và thông thường, chỉ khi nào không ăn uống được do bệnh, bác sĩ mới chỉ định cho tiêm dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng. Xin đừng tạo sức ép tâm lý đối với thầy thuốc để thầy thuốc cho dùng dịch truyền, trong khi xét về mặt khách quan, việc truyền dịch như thế chưa thật sự cần thiết. Trong trường hợp còn ăn uống được thì chế độ ăn thích hợp bao giờ cũng tốt hơn việc nuôi ăn bằng tiêm truyền, chứa nhiều nguy cơ tai biến.

Khi nào thì truyền dịch đúng yêu cầu điều trị?

Ta cần lưu ý, truyền dịch có nhiều loại tùy theo tác dụng, có thể chia làm 4 loại như sau: Dịch truyền cung cấp nước, các chất điện giải: dùng trong trường hợp cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải. Dung dịch loại này có dung dịch “ngọt” chứa đường glucose, dung dịch “mặn” chứa muối natri clorid, hoặc dung dịch chứa nhiều chất điện giải có tên ringer lactat. Từ “nước biển” ban đầu được dùng chính để chỉ dung dịch mặn chứa muối natri clorid giống như nước biển nhưng về sau bà con ta dùng từ “nước biển” để gọi tất cả các dịch truyền khác.

Dung dịch tái lập cân bằng kiềm toan: dùng trong trường hợp cơ thể bị bệnh hoặc thừa toan (tức dư chất acid hay còn gọi “toan huyết”) hoặc thừa kiềm (tức dư chất base). Truyền dịch loại này sẽ có tác dụng trung hòa sự thừa toan hay thừa kiềm, như khi người bệnh bị toan huyết, bác sĩ chỉ định tiêm truyền dung dịch kiềm là natri bicarbonat.

Dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng: dùng trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh không thể ăn qua đường tiêm tĩnh mạch và đây là loại dịch truyền hay bị lạm dụng. Dịch truyền loại này cung cấp các acid amin thiết yếu (là chất dinh dưỡng cơ bản lấy từ chất đạm), các vitamin và chất khoáng, một số chất béo (như dầu đậu nành tinh lọc nhằm cung cấp năng lượng).

Dịch truyền thay thế máu: dùng trong trường hợp người bệnh bị mất máu. Dịch truyền loại này là các dung dịch keo chứa các chất có phần tử lớn như dextran, có tác dụng tái lập khối lượng chất lỏng trong máu

Ngoài 4 loại dịch truyền kể trên, người ta cần dùng dịch truyền có chứa thuốc như thuốc kháng sinh để tiêm truyền trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng, vì dùng kháng sinh dạng uống sẽ không hiệu qua

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Dược thiện trị sốt trong mùa hè
  • Sốt mùa hè là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi và có liên quan mật thiết tới khí hậu thời tiết, đặc biệt bệnh hay xảy ra ở những vùng có khí hậu nắng nóng

  • Có hay không thuốc tăng cường trí nhớ mùa thi?
  • Mỗi năm đến mùa thi, tình hình kinh doanh các thuốc “tăng cường trí nhớ” lại nóng lên. Phụ huynh tự động đến nhà thuốc mùa các thuốc được rỉ tai nhau để “bồi bổ” cho sĩ tử ở nhà

  • Để phát huy rượu thuốc cổ truyền
  • Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra nhiều cái chết liên quan đến rượu… độc mà người bán thường gán cho cái mác tin cậy nhằm lòe các bợm nhậu là: "rượu thuốc". Như vậy, danh xưng "rượu thuốc" đang bị lạm dụng nghiêm trọng.

  • Đẹp rạng ngời với 6 điều cần nhớ
  • Bạn muốn biến mình thành "nàng công chúa lọ lem" một cách nhanh nhất? Hãy tìm đến "trợ thủ đắc lực" của sắc đẹp - trang điểm. Tuy nhiên, để việc "hóa phép" thực sự cơ hiệu quả, bạn cần nhớ những quy tắc trang điểm sau đây.

  • Vẽ đôi mắt sắc sảo
  • Trang điểm mắt to và tròn tưởng như khó nhưng sẽ trở nên hết sức đơn giản nếu bạn thực hiện theo các bước Tạp chí làm đẹp hướng dẫn!

  • Loại trừ chứng đau lưng
  • Đau lưng có hai loại nguyên nhân cơ bản sau đây: đau lưng do tác động cơ học và đau lưng do hiện tượng viêm.

     

  • “Săn lùng” lá sa-kê chữa bệnh
  • Lá sa-kê đang được truyền tai nhau là có tác dụng chữa được nhiều bệnh, cả những bệnh khó, đặc biệt là bệnh gút khiến nhiều người đi lùng tìm sử dụng cho bằng được.

     

  • Những vị thuốc quí cho bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não
  • Bạch quả từ lâu đã được dùng vào việc chữa bệnh đặc biệt là bệnh lão suy

  • Bí quyết bảo vệ gan khỏe mạnh
  • Nếu thực hiện được theo 10 điều sau đây, chắc chắn bạn sẽ giảm bớt mối lo lắng về bệnh gan.

  • Những Đông dược cấm dùng trong thực phẩm chức năng
  • Hiện nay, trong nhiều loại thực phẩm chức năng (TPCN) người ta thường bổ sung một số thảo dược. Vì thảo dược cũng là thuốc, nên tất nhiên cũng có thể dẫn tới tác dụng phụ ngoài sự mong muốn.

  • Món ăn giải độc
  • Trong Đông y có rất nhiều món ăn có tác dụng giải độc thật đơn giản...

  • Chữa bệnh thường gặp trong mùa hè
  • Ngứa lở ngoài da, cảm nắng, zona, tiêu chảy, kiết lỵ, ho hen, sốt phát ban...

  • Đổi tư thế làm tăng 50% cơ hội có thai
  • Phụ nữ nằm ngửa và kê cao chân trong vòng 15 phút sau khi được thụ tinh nhân tạo sẽ làm tăng 50% cơ hội có thai, một nghiên cứu mới tiết lộ.

  • Người mẹ nên thường xuyên giao lưu với thai nhi
  • Mang thai gần 10 tháng không phải là khoảng thời gian dễ dàng đối với các bà mẹ, đặc biệt là thời kỳ cuối. Nhất cử nhất động của thai nhi trong bụng đều kích thích thần kinh của người mẹ.

  • Nỗi khổ của người gầy
  • Để có thân hình mũm mĩm, các bạn cùng hội gầy thường hướng dẫn nhau cách ăn uống cho lên cân, và cụ thể là làm ngược lại những điều mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người thừa cân.

  • Ăn gì để đẻ con xinh?
  • Ít ai biết rằng thói quen ăn uống của người mẹ trong thời gian mang bầu có ảnh hưởng phần nào đến “nhan sắc” của đứa con sau này

  • Chữa viêm họng không dùng kháng sinh
  • Theo các chuyên gia y tế, không nhất thiết phải dùng ngay kháng sinh khi chớm viêm họng mà có thể dùng cây nhà, lá vườn trị bệnh.

  • 9 thói quen xấu ảnh hưởng tới giấc ngủ
  • Cáu giận trước khi đi ngủ, nằm gối quá cao hay trùm chăn qua đầu là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó ngủ, hoặc nếu có ngủ được thì giấc ngủ cũng không sâu.

  • Sữa chua cũng là mỹ phẩm
  • Lâu nay nhiều người đã biết đến lợi ích của việc ăn sữa chua, bởi lẽ trong quá trình lên men có sự tham gia của hàng triệu các vi khuẩn có lợi, cho nên sữa chua là một trong những thức ăn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt cho hệ tiêu hoá.

  • Bệnh liên cầu lợn và cách phòng, chống
  • Người bệnh sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác... xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h