Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
co tich lang tri benh gay dan
Cổ tích làng “trị bệnh gảy đàn”. (ảnh minh họa).

Cái ngứa khủng khiếp như lặn vào trong, cứa lên từng thớ thịt đến không chịu nổi... Khắp nơi, đâu đâu cũng thấy cảnh dân hàng tổng tụm năm tụm ba để... gãi cho nhau.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Cổ tích làng “trị bệnh gảy đàn”Cái ngứa khủng khiếp như lặn vào trong, cứa lên từng thớ thịt đến không chịu nổi... Khắp nơi, đâu đâu cũng thấy cảnh dân hàng tổng tụm năm tụm ba để... gãi cho nhau.Cổ tích làng “trị bệnh gảy đàn”

Trong bóng chiều nhập nhoạng ngày cuối năm, một chiếc ôtô láng coóng dừng lại vệ đường vào làng Rí. Đẩy cửa xe bước xuống, hai cặp nam nữ ăn mặc lịch sự, tay chỉ trỏ, mắt ngó nghiêng quan sát tứ phía. Bà cụ chủ quán nước thở dài: "Chắc lại sắp phá vườn thuốc chứ gì? Nhìn ngữ kia, rõ là người mua đất từ thành phố về. Nghề thuốc làng Rí sắp mạt vận rồi...".

Huyền sử nghề

Chiếc xe ôtô chở những vị khách sang trọng đi rồi, tiếp thêm cho tôi cốc chè xanh đặc sánh, bà cụ chủ quán thong thả kể về "lịch sử phát triển" của cái nghề mà người khắp nơi đã mệnh danh một cách hài ước là chuyên "trị bệnh gảy đàn" của người làng Rí: Từ lâu lắm, khi Tổng Đông Quan, trấn Thái Bình (huyện Đông Hưng - Thái Bình ngày nay) chỉ là những cánh đồng ngút ngát lau sậy, dân cư trú thưa thớt, bỗng phát một trận dịch ghẻ lở, hắc lào... Cả tổng ngứa. Cái ngứa khủng khiếp như lặn vào trong, cứa lên từng thớ thịt đến không chịu nổi... Khắp nơi, đâu đâu cũng thấy cảnh dân hàng tổng tụm năm tụm ba để... gãi cho nhau. Đây đó đã có kẻ chết vì gãi quá nhiều làm máu chảy, vết thương bị nhiễm trùng. Đúng lúc đó, một người họ Nguyễn ở làng Rí bỗng được tiên ông báo mộng cho cách tận dụng cây cỏ quanh nhà để chữa căn bệnh quái ác này. Từ đó đến nay, trải qua bao biến cố thăng trầm, họ Nguyễn ở Rí vẫn cố giữ lấy cái nghề "trời cho", xem đó như một thứ "vũ khí" trị bệnh cứu người, cũng là để trị "căn bệnh" túng thiếu vốn hiện hữu kinh niên ở xứ đồng chiêm nước trũng...

 

 Cụ Nguyễn Thị Sửu đang kê đơn thuốc cho khách.

Chẳng rõ lời bà cụ bán nước kể thực hư thế nào, còn theo một tài liệu viết về Rí mà tôi có được thì đây là một làng cổ thuộc xã Đông La, huyện Đông Hưng, có lịch sử hình thành và phát triển vào loại lâu đời nhất nhì tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, cũng như nhiều người già cả khác trong làng, cụ Nguyễn Thị Sửu, năm nay đã 87 tuổi, là chủ hộ có 6 đời sinh sống bằng nghề chữa bệnh ngoài da lại không biết gốc gác của cái nghề vốn đã nuôi sống bao thế hệ trong dòng họ mình. Ngồi tiếp khách trên chiếc sập gụ kê giữa ngôi nhà năm gian cổ, vẫn giữ nguyên lối xưng hô cũ, cụ bảo tôi: "Các cụ ngày trước kể thuốc chữa ghẻ lở, hắc lào của Rí do thần tiên phù hộ mà cho, em nghĩ chắc chả phải đâu ông nhỉ!..." Rồi với giọng buồn buồn, cụ kể: Không rõ nghề này có từ khi nào. Chỉ biết rằng khi sinh ra, lớn lên đã thấy ông cụ thân sinh bấy giờ là tiên chỉ làng sống bằng nghề bán thuốc đặc trị các bệnh ngoài da cho thiên hạ rồi... Thời xưa, do cuộc sống sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn đủ bề, những căn bệnh dạng xuất ngứa ngoài da sẵn lắm. Có nghề, có kinh nghiệm do cha ông truyền lại cùng với sự cần cù, kiên nhẫn từ hai bàn tay trắng, nhiều hộ gia đình ở Rí đã xây dựng nên cơ nghiệp không lớn nhưng cũng đủ để người ngoài làng, trong tổng nể vì. Trong làng có một luật lệ nghiêm ngặt đã được ghi trong gia phả của mỗi dòng họ: Công thức bí truyền chế biến ra thuốc đặc trị các bệnh xuất ngứa ngoài da chỉ được truyền cho đàn ông trong nhà. Mỗi gia đình có con trai đến tuổi trưởng thành đều phải thề trước bàn thờ tổ tiên là sẽ tiếp tục nối nghề do cha ông truyền lại. Chính vì thế, dù đã trải qua hàng chục đời kể từ khi có nghề gia truyền, người làng Rí không chỉ giữ được nghề đặc trị các bệnh "tủ" thông thường như ghẻ lở, hắc lào, lang ben, nấm... mà còn có thể chữa các chứng bệnh nổi tiếng khó chữa như vảy nến, á sừng, tổ đỉa, eczema...

 

Những tiếng thở dài

Học cha làm thuốc trị "bệnh gảy đàn" từ hồi tóc còn để chỏm, đến nay, ông Nguyễn Văn Chương đã sang tuổi 76. Nhưng tuổi cao, sức yếu cũng không làm ông lẫn, trái lại, rất minh mẫn trong khi điều khiển "dây chuyền" làm thuốc trong nhà. Cứ mỗi sáng sớm, ông lại chân đất, tha thẩn bên mảnh vườn rộng để "nghe" những cây thuốc cựa mình trong sương, để rồi đến "giờ làm việc", lại thung dung ngồi ở tràng kỷ sai bảo lũ con cháu, đứa ủ thuốc, pha chế, đứa gói hàng "phân phối" cho những "bệnh nhân" từ xa đến cắt thuốc. Ông bảo, người làng Rí chỉ bằng những loại cây, lá đơn giản, trong đó chủ yếu là chế phẩm của cây uy linh tiên... nhưng do có công thức bí truyền, cách chưng cất, sao tẩm công phu nên có thể cho ra lò nhiều loại thuốc ở dạng cao có thể trị tiệt nọc nhiều căn bệnh ngoài da. Có lẽ, đến lúc "xuống lỗ", ông cũng không bỏ cái nghiệp cha ông truyền lại. Rồi chép miệng, ông thở dài nói với tôi trong hoang hoải, xa xót: "Những người chúng tôi rồi cũng sẽ đến lúc về trời, chẳng biết lớp trẻ có giữ được nghề cho đời sau không. Nghề làm thuốc là một công việc tỉ mỉ, cẩn thận và hết sức vất vả. Bọn trẻ bây giờ không thích nghề thuốc dù đó là nghề gia truyền kiếm sống bao đời...". Và trong nỗi niềm thổ lộ với tôi, ông tỏ rõ sự tiếc nuối khi phải chứng kiến sự hưng thịnh của nghề đang ngày càng "xuống dốc". Theo ông, mươi năm trở về trước, phần lớn hộ gia đình làm nghề bốc thuốc nam chữa các căn bệnh xuất ngứa ngoài da ở Rí đều thuộc diện gia đình có của ăn của để. Dăm năm trở lại đây, vì nhiều lý do, người làng Rí chỉ coi nghề làm thuốc như một nghề tay trái. Và bây giờ có đốt đuốc tìm mỏi mắt cũng không tìm ra một gia đình cả nhà theo nghề thuốc...

 

 Ông Nguyễn Văn Chương chăm sóc vườn thuốc của gia đình.

Nhìn theo hướng tay của ông Chương chỉ, khó có thể hình dung được chỗ những dãy nhà san sát kia đã có thời là những mảnh vườn trồng các loại cây thuốc nam dùng để chưng cất thành những loại thuốc đặc trị bệnh ngoài da theo công thức bí truyền. Cả làng Rí bây giờ, nơi duy nhất 100% diện tích còn trồng cây thuốc chính là mảnh vườn nhà ông Chương. "Những năm 1990, 1991, làng Rí có hơn 200 hộ thì có đến gần phân nửa gia đình làm nghề chữa các chứng bệnh ngoài da. Khách thập phương ra vào cứ gọi là nườm nượp. Bấy giờ, Rí nổi tiếng lắm. Dân tứ phương đều công nhận chỉ có Rí mới có những phương thuốc "độc" đặc trị các "anh" vi trùng cứng đầu gây nên các căn bệnh nấm, lang ben, vảy nến, á sừng, nấm móng... Còn bây giờ, cả làng chỉ còn 6 hộ hành nghề dưới sự "chỉ huy" của các nghệ nhân hầu hết đã ở tuổi "gần đất xa trời" như cụ Sửu, cụ Đáo, cụ Tản, ông Lễ...". - Ông Chương tâm sự với tôi.

 

Mơ về nơi xa lắm

Bùi Thị Huệ - cháu gái cụ Nguyễn Thị Sửu, hiện đang học năm cuối Trường trung cấp y Hải Phòng về quê nghỉ ngày cuối tuần tỏ ra thật thà khi tôi hỏi về nguyên nhân dẫn đến cái nghề đặc thù của làng Rí đang lụi tàn đi một cách nhanh chóng: "Lớp trẻ bọn em ngày nay không ai chọn theo nghề thuốc nam, vì nghề này nghèo và dẫu có giỏi đến mấy thì vẫn bị mang tiếng là "lang vườn". Thì đấy, bươn chải cả ngày như bà em mà cũng chỉ đủ sống...". Theo lời Huệ, từ trước đến nay, thuốc chữa bệnh ngoài da của làng Rí đã vượt ra khỏi "biên giới" quê lúa Thái Bình. Ngay sáng đây thôi, có hai cậu sinh viên mãi trên Hà Nội về tìm mua thuốc của cụ Sửu. Còn tuần trước, cụ Sửu phải tiếp đến nửa tiểu đội các anh lính cùng về phép một đợt đến cầu cứu vì những "căn bệnh khó nói" đang hoành hành ở đơn vị. Nhưng những "ngày đẹp" như thế bây giờ hiếm hoi lắm...

 

 Một góc làng Rí.

Đem câu chuyện buồn của cô sinh viên Bùi Thị Huệ tới hỏi ông Phạm Văn Huề, một cán bộ xã được xem là "từ điển sống" của làng Rí, tôi được ông xác nhận: Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, hiện nay, làng Rí, nơi tập trung các nghệ nhân nắm được bí quyết chữa bệnh ngoài da bằng loại thuốc nam gia truyền chỉ còn 6 hộ hoạt động với xấp xỉ chừng ấy nghệ nhân già sót lại. Quá trình "chuyển đổi kinh tế" và đô thị hoá nông thôn trong những năm gần đây khiến người dân làng Rí đua nhau bán đất xây nhà, những vườn cây thuốc đang bị thu hẹp và có nguy cơ biến mất. Cái tên làng Rí ngày nay đã nhạt nhòa dần trong tiềm thức người dân quanh vùng. Thương hiệu thuốc nam chữa bệnh ngoài da của Rí có chăng chỉ là những mảnh ghép vụn trong ký ức của những người già...

 

Liệu có một lúc nào đó, chúng ta chỉ còn nghe đến cái tên làng Rí như một câu chuyện cổ tích?...  

Chothuoc24h[Theo SK&ĐS]

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Phòng và trị bệnh gan mật bằng thuốc nam
  • Theo luật "Quy loại ngũ hành" của YHCT, năm "Canh Dần" được ghép vào hành mộc, mà tạng can, phủ đởm trong cơ thể cũng thuộc về hành mộc. Và cứ theo cách tư duy, diễn giải của ngũ hành thì các bệnh của tạng can, phủ đởm, tức bệnh của gan và mật vào năm Canh Dần sẽ dễ gia tăng.
     

  • Món ăn làm đẹp mùa xuân
  • Dịp đầu xuân, do sự chênh lệch nhiều giữa lạnh và nóng, bên cạnh chức năng bài tiết của tuyến bã thấp, vì vậy, về mặt ăn uống nên dùng thức ăn chứa nhiều vitamin A, E, B2 và rau quả chứa nhiều vitamin C. Đông y cho rằng, thức ăn cho mùa xuân ngoài việc dưỡng da làm đẹp ra, còn đòi hỏi có công hiệu để dưỡng tỳ.

     

  • Làm gì khi bị dương cương?
  • Có một nghịch lý là, trong khi “thằng nhỏ” của không ít “đấng mày râu” ,dù có ham muốn hay không cũng luôn ở tình trạng “mềm như bún” thì có một số lại lâm vào trạng thái cương lên thường xuyên hoặc cương rất lâu, rất cứng, xuất tinh không dứt, thậm chí dương vật sưng to và tím tái.

  • Tập luyện khi mang thai cần lưu ý những gì?
  • Luyện tập mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe thai phụ. Để đảm bảo an toàn trong quá trình tập luyện, bạn nên lưu ý những điều dưới đây.

     

  • Vì sao gái 30 đã 'toan về già'?
  • Trung bình ở tuổi 30, buồng trứng của phụ nữ chỉ còn lại 12% (bằng một phần tám) so với lúc mới sinh ra.

  • Khi trẻ tò mò về chỗ kín
  • 3 đến 6 tuổi, trẻ thường thích chơi trò "bác sĩ" (cho nhau xem các bộ phận kín). Lúc này, bạn không nên mắng con gay gắt mà hướng sự chú ý của trẻ vào hoạt động khác. Sau đó, giải thích với con rằng mọi người thường không làm như thế.

     

  • Bạn thiếu dưỡng chất gì?
  • Hãy xem dấu hiệu điển hình do thiếu chất dưới đây nhé.

  • Có đúng là “nhất phao câu...”?
  • Những bộ phận này chứa rất nhiều mỡ, tuy nhiên chỉ thỉnh thoảng mới ăn và nếu biết cơ cấu thành phần trong bữa ăn thì không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, dù ăn ít thì cũng không nên ăn gà nướng trên lửa.
     

  • Thiếu ngủ, phụ nữ trung niên dễ bị tăng cân
  •  Phụ nữ ở độ tuổi trung niên, tức là phụ nữ nào thiếu ngủ thì đến tuổi trung niên sẽ dễ phát phì

  • Bí quyết để ăn không quá no
  • Khi bụng đang đói mà lại gặp thức ăn hợp khẩu vị thì nhiều khi chúng ta ăn không biết chán, và như vậy thường dẫn đến ăn quá nhiều. Hậu quả rõ ràng nhất của việc ăn quá nhiều là béo phì, và béo phì lại dẫn đến mắc nhiều bệnh…

     

  • Nghệ thuật ăn uống cho làn da đẹp đón xuân
  • Ăn uống không chỉ để duy trì sự sống mà còn là cả một nghệ thuật để đẹp hơn. Ngay từ bây giờ, hãy thực hiện ngay chế độ ăn để đẹp, chuẩn bị đón xuân về!
     

  • Cứu mình bằng ảnh chụp
  • Trong bức hình có kích thước khoảng 20cm là người phụ nữ có cân nặng 26kg, đôi mắt hõm sâu và mái tóc thưa mỏng, trông già gấp đôi so với bức hình bên cạnh.
     

  • Đông y trị mụn trứng cá
  • Trứng cá, đông y gọi là phấn thích là chứng bệnh thường gặp ở tuổi dậy thì cả nam và nữ, bệnh còn gặp ở thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ

  • Phòng ngừa cận thị ở trẻ em
  • Bệnh cận thị ở trẻ em đang ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại của nhiều bậc cha mẹ. Hãy cùng tìm hiểu chứng bệnh này ở trẻ nhỏ và cách thức phòng tránh.

     

  • Thiếu nữ trầm cảm vì chưa có người yêu
  • Noel, Valentine, 8/3... các bạn cùng phòng tíu tít đi chơi với người yêu thì Mai ngồi thu lu, buồn chán. Cũng có vài người theo đuổi cô, nhưng hẹn hò một thời gian họ lại đòi hỏi "chuyện kia".

     

  • DHA không quyết định trí thông minh ở trẻ
  • Trí thông minh của trẻ được hình thành chủ yếu do môi trường gia đình chứ không phải nhờ lượng DHA có trong sữa mẹ hoặc sữa

  • Bí kíp sở hữu vòng 2 lý tưởng
  • Vài thói quen đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn tránh xa nỗi khiếp sợ “vòng 2 to ra, vòng đời ngắn lại”!
     

  • Đông y trị chứng âm hãn
  • Âm hãn là bệnh thuộc nam khoa. Chứng này theo đông y là thuộc loại “Lãnh hãn”. Người ta thấy chứng âm hãn đa số là do thận dương hư, mệnh môn hỏa suy

  • Cách dùng ba ba làm thuốc
  • Từ lâu, ba ba đã được xếp vào hàng thực phẩm bổ dưỡng và các bộ phận của ba ba còn được sử dụng như những vị thuốc trị nhiều chứng bệnh.

  • Trang điểm tươi sáng cho ngày đầu tuần lộng lẫy
  • Trang điểm trần rõ ràng đã trở thành phong cách trang điểm thời thượng và thịnh hành nhất của năm bởi vẻ lịch thiệp mà tự nhiên mà nó đem lại. Bạn cũng có thể nhấn mạnh 1 vài điểm để kiểu trang điểm này trở nên lộng lẫy hơn, giúp bạn nổi bật hơn. Hãy cùng Tapchi thử nghiệm ngay nhé!
     

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h