Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
chung ta hay canh giac voi thuoc giam dau paracetamol
Chúng ta hãy cảnh giác với thuốc giảm đau Paracetamol. (ảnh minh họa).

 Paracetamol với liều thường dùng trung bình, khi vào cơ thể nó đã” cướp” đi của chúng ta một lượng chất rất quý giá có lợi cho sức khỏe, đó là chất Glucathion ( bằng 4% lượng thuốc Paracetamol mà ta đưa vào cơ thể).


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Chúng ta hãy cảnh giác với thuốc giảm đau Paracetamol Paracetamol với liều thường dùng trung bình, khi vào cơ thể nó đã” cướp” đi của chúng ta một lượng chất rất quý giá có lợi cho sức khỏe, đó là chất Glucathion ( bằng 4% lượng thuốc Paracetamol mà ta đưa vào cơ thể).Chúng ta hãy cảnh giác với thuốc giảm đau Paracetamol

 Vốn là bác sỹ chuyên khoa Tâm thần - Thần kinh, tốt nghiệp năm 1977 tại Trường Đại học y Hà nội, ngay sau khi tốt nghiệp tổ chức phân công lên Thái nguyên làm giảng viên Phân hiệu Đại học y khoa Miền núi (nay là Trường đại học y dược Thái nguyên) và khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa Thái nguyên ( nay là bệnh viện đa khoa TW Thái nguyên), đến nay thế mà đã gần 40 năm, nhìn lại chặng đường hành nghề trong hệ thống y tế công lập, tôi nhớ lại những năm từ 1979-1988), khi ấy là bác sỹ khám chữa bệnh tại phòng khám Tâm thần kinh của Bệnh viện đa khoa Thái nguyên. Thời kỳ đó, khi kê đơn để điều trị, thuốc giảm đau để dùng cho người bệnh chủ yếu là SEDA ( viên tròn,màu tím) với ưu điểm là dùng được cho cả bệnh nhân đau dạ dày vì không lo bị xuất huyết dạ dày…(vì nguồn gốc thảo dược), còn Aspirin cũng ít sử dụng vì có thể gây xuất huyết Tiêu hóa và một số tác dụng không mong muốn khác.


Thế rồi mọi cái đã thay đổi, tôi thấy thuốc hạ sốt giảm đau tốt là thế cứ dần dần mất dần trên thị trường thuốc chữa bệnh, thế rồi có một loại thuốc giảm đau mới có tên là Paracetamol lại xuất hiện với những quảng cáo rất ưu việt như không gây xuất huyết tiêu hóa, không có tác dụng phụ như Aspirin… hiền lành như SEDA có và có thể thay SEDA, từ đó SEDA mất hẳn cho đến tận ngày hôm nay, bây giờ một số công ty dược phẩm, có thể theo thị hiếu của người tiêu dùng (là bệnh nhân) vẫn sản xuất những viên mầu tím giống viên SEDA ngày xưa, có lẽ để “đánh vào tính hoài cổ” của những người tiêu dùng, tôi đã được một số bệnh nhân xem giúp thuốc giảm đau, đọc nhãn mác những vỉ thuốc này thì không phải là viên SEDA mà là Paracetamol hoặc thành phần chủ yếu là Paracetamol, vì đã có người nhờ tôi xem có phải là viên SEDA không? Tôi có hỏi họ là mua ở đâu thì họ nói rằng họ mua ở nhà thuốc…” em hỏi có SEDA không, người ta bảo là có, người ta bán cho và bảo đó là SEDA…”.


Ngày nay, nếu để ý chúng ta sẽ thấy trên thị trường thuốc Tân dươc, rất nhiều loai thuốc giảm đau là Paracetamol nhưng lại được đặt các tên khác làm người mua rất dễ nhầm lẫn (tôi miễn nêu tên vì không muốn va chạm mếch lòng), ngoài ra chúng ta cần phải chú ý: PARACETAMOL còn có các tên khác là Acetaminophen hay N- Acetyl-p.aminophenol, (nhiều lúc tôi quên hoặc không chú ý còn đôi lúc nhầm)…vì sao vậy? có lẽ một phần do báo chí đã thông tin sự đọc hại của Paracetamol, nên các nhà sản xuất trong nước, kể cả nước ngoài “ Lách” người mua…để bán được hàng.


Paracetamol với liều thường dùng trung bình, khi vào cơ thể nó đã” cướp” đi của chúng ta một lượng chất rất quý giá có lợi cho sức khỏe, đó là chất Glucathion ( bằng 4% lượng thuốc Paracetamol mà ta đưa vào cơ thể). Ở liều cao, Paracetamol nó là chất độc gây hủy hoai tế bào gan không hồi phục.


Năm 1886 Joseph- Von- Mering tổng hợp ra Paracetamol, nhưng phải 52 năm sau người ta mới đưa vào làm thuốc giảm đau cho con người. Nếu so sánh Paracetamol và Aspirin, với cùng liều lượng như nhau (tính theo Miligam), Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt như Aspirin, nhưng lại không có tác hại như Aspirin, đó là:


- - Không gây hại cho dạ dày, không làm loét và chảy máu dạ dày- tá tràng.


- - Không gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối.


- - Không gây nguy hiểm cho trẻ em ( hội chứng Reyes)


- - Không gây nguy hiểm cho người bệnh bị Sốt xuất huyết, sốt do Vi rút.


Paracetamol là “kẻ ăn cắp của quý”, đó là Glutathion của chúng ta, chất này là một chất ở trong gan, giúp cơ thể chống lai bệnh tật, nhất là phòng chống lại các bệnh như ung thư, nhiễm virut, nhiễm vi trùng, có tác dụng thải trừ, vô hiệu hóa các chất độc…biến chúng thành chất không độc để thải trừ ra ngoài cơ thể, chống Ôxy hóa, chống và loại trừ các gốc tự do, nên có tác dụng bảo vệ gan, tim, não, thận, hồng cầu…tránh những tác hại của gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.


Người ta đã nghiên cứu thấy rằng, khi sử dụng Paracetamol vào cơ thể, có khoảng 4% lượng Paracetamol bị N- Hydroxyl hóa bởi Cytochrom P450 để tạo thành N-Acetyl-Benzoquinonimin, đây là một chất độc gây hoại tử gan không hồi phục. Nhưng nhờ có Glutathion liên hợp với chất này, để tạo thành chất không độc để thải ra ngoài cơ thể.


Vì vậy mỗi khi dùng thuốc Paracetamol là cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng Glucathion vô cùng quý giá.


Nếu chúng ta dùng Paracetamol trong nhiều ngày ( liều trung bình, chưa phải liều cao ) có thể làm cạn kiệt lượng GLUTATHION của cơ thể, do đó làm cơ thể yếu đi do bị nhiễm độc, sức đề kháng cũng giảm đi, nên rất dễ mắc bệnh.


Ở liều cao, trẻ em là trên 150 mg/kg thể trọng, trên 10g/kg thể trọng với người lớn. Cơ thể sẽ không đủ lượng Glucathion để tham gia quá trình chuyển hóa, chuyển từ chât độc thành chất không độc mà chúng tôi đã trình bày ở phần trên, làm cho tế bào gan sẽ bị hủy hoại không hồi phục…nên thật là nguy hiểm cho sức khỏe con người.


Thuốc giảm đau Seda là thuốc Nam của người Việt Nam… một thời tốt thế, đã lâu vắng bóng và nay có lẽ đã mất. Bởi một thời chúng ta đã khai thác không bền vững, nay đã cạn kiệt mất rồi, muốn trồng lại để tái tạo như ngày xưa chắc còn phải lâu lắm có khi còn không có vì cho đến nay chưa ai nghĩ đến việc này. Một thứ thuốc Nam dùng để điều trị hiền lành thế nhưng đã không còn…những tưởng thuốc Tây của người Tây phát minh dùng để hạ sốt giảm đau có thể…hiền lành như thuốc Nam ta, nhưng cuối cùng không phải…tiếc thay.


TS- Bs cao cấp Ngô Quang Trúc


Theo: Viện Y học bản địa Việt Nam

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h