Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
benh theo mua tang benh vien qua tai
Bệnh theo mùa tăng - Bệnh viện quá tải. (ảnh minh họa).

Các bệnh nhân tăng, nhiều bệnh viện trở nên quá tải, cán bộ y tế ở hệ điều trị phải "mở hết công suất" để làm việc. Công tác tuyên truyền, vận động, dập dịch, phòng chống dịch cũng được đặt lên hàng đầu. Các cán bộ y tế dự phòng luôn tất bật ngược xuôi. Trong tình cảnh đó, mỗi người dân trang bị kiến thức về sức khỏe, thực hiện tốt các khuyến cáo của ngành y tế... là giải pháp tự bảo vệ mình hữu hiệu nhất.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Bệnh theo mùa tăng - Bệnh viện quá tảiCác bệnh nhân tăng, nhiều bệnh viện trở nên quá tải, cán bộ y tế ở hệ điều trị phải "mở hết công suất" để làm việc. Công tác tuyên truyền, vận động, dập dịch, phòng chống dịch cũng được đặt lên hàng đầu. Các cán bộ y tế dự phòng luôn tất bật ngược xuôi. Trong tình cảnh đó, mỗi người dân trang bị kiến thức về sức khỏe, thực hiện tốt các khuyến cáo của ngành y tế... là giải pháp tự bảo vệ mình hữu hiệu nhất.Bệnh theo mùa tăng - Bệnh viện quá tải

Các bệnh nhân tăng, nhiều bệnh viện trở nên quá tải, cán bộ y tế ở hệ điều trị phải "mở hết công suất" để làm việc. Công tác tuyên truyền, vận động, dập dịch, phòng chống dịch cũng được đặt lên hàng đầu. Các cán bộ y tế dự phòng luôn tất bật ngược xuôi. Trong tình cảnh đó, mỗi người dân trang bị kiến thức về sức khỏe, thực hiện tốt các khuyến cáo của ngành y tế... là giải pháp tự bảo vệ mình hữu hiệu nhất.


Số lượng bệnh nhân đông trong những ngày thời tiết thay đổi
càng gây áp lực cho thầy thuốc.

Thày thuốc “chạy hết ga”...

Đến Khoa nội tổng hợp, Khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, chúng tôi mới cảm nhận hết nỗi bức bối, ngột ngạt mà bệnh nhi điều trị nội trú tại đây phải chịu đựng. Chị Lương Trần Lệ Thắm ở Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang có con bị viêm phổi, đang được điều trị tại Khoa nội tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ cho biết: "Bệnh nhân vào đông quá, bác sĩ chạy hết lực mà bệnh nhân còn xếp hàng dài dài ngoài kia". Khổ nhất là bệnh nhi tại Khoa truyền nhiễm - nơi vốn thường xuyên quá tải. Khi xảy ra dịch cúm A/H1N1, toàn bộ khu vực cách ly ở tầng 1 của khoa được dành phục vụ bệnh nhi nhiễm, nghi nhiễm A/H1N1 nên tình trạng quá tải càng trầm trọng hơn. Theo TS.BS. Lê Hoàng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ, thời điểm này, lượng bệnh nhi đến khám, điều trị tại bệnh viện tăng từ 20 - 30% so với bình thường. Bệnh viện có 230 giường bệnh nhưng số bệnh nhi nội trú dao động từ 300 - 330 nên bệnh nhi phải chịu nằm chung. TS.BS. Sơn cho biết thêm: "Do khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, bệnh viện chỉ kê thêm được 1 bàn khám tại khu vực khám bệnh. Riêng khu vực nội trú, một số khoa không còn không gian cơi nới để kê thêm giường bệnh. Nhằm giải tỏa áp lực, bệnh viện chỉ còn cách cho bệnh nhi có sức khỏe ổn định xuất viện, kết hợp hướng dẫn người nhà cách chăm sóc, theo dõi sức khỏe trẻ tại nhà".

Khu vực khám bệnh của Bệnh viện đa khoa TP. Cần Thơ cũng đang chịu nhiều áp lực với lượng bệnh nhân đến khám ngày càng tăng. Bình thường, lượng bệnh nhân dao động từ 1.200 - 1.300 bệnh nhân/ ngày nhưng từ khi xuất hiện cúm A/H1N1 đến nay, mỗi ngày Khoa khám bệnh của bệnh viện tiếp nhận từ 1.800 - 1.900 bệnh nhân. Lượng bệnh nhi điều trị nội trú cũng tăng vượt quá số giường bệnh hiện có, bệnh viện phải kê thêm giường bệnh nhưng đôi lúc vẫn phải cho nằm đôi. Bác sĩ Lê Quang Võ, Giám đốc bệnh viện, nói: "Chúng tôi đã điều động y, bác sĩ ở các khoa khác để tăng cường cho khu vực phòng khám, lập thêm phòng khám, bàn khám để giải áp, giảm tối đa thời gian chờ đợi của người bệnh".

Đối phó với dịch

Tại phòng Khám hô hấp thuộc Khoa khám bệnh, Bệnh viện đa khoa TP. Cần Thơ, tôi gặp bác sĩ Đặng Văn Hải. Gần giờ nghỉ trưa nhưng bác sĩ Hải cũng như những đồng nghiệp khác của anh ở quầy dược và các phòng khám khác vẫn tất bật khám bệnh, ghi phiếu, làm hồ sơ nhập viện, phát thuốc... Bác sĩ Hải bộc bạch: "Tôi là bác sĩ ở ICU (Khoa hồi sức tích cực và chống độc - PV), được điều động tăng cường cho khoa khám. Những ngày này, chúng tôi làm việc vất vả hơn bình thường. Giai đoạn này, người bệnh đến đây đều bày tỏ nỗi lo mắc cúm A/H1N1, vì vậy chúng tôi phải tư vấn, trấn an để bệnh nhân không hoang mang".

Tại các quận, huyện ngoại thành như Thới Lai, Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, tình hình dịch bệnh có phần bình ổn so với các quận, huyện nội ô nhưng công tác dự phòng vẫn luôn được chú trọng. Theo bác sĩ Nguyễn Quang Thông, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Vĩnh Thạnh, mặc dù dịch bệnh theo mùa có xu hướng giảm so với cùng kỳ nhưng các cán bộ y tế không hề chủ quan, lơ là. Ngành thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân tham gia phòng chống dịch. Bác sĩ Thông nhấn mạnh: "Để công tác phòng bệnh đạt hiệu quả như mong muốn cần có sự hợp tác của cả cộng đồng, dưới sự huy động lực lượng, chỉ đạo của lãnh đạo các địa phương".

Trước tình hình dịch cúm A/H1N1 đang lan rộng trong cộng đồng, một số dịch bệnh khác cũng đang vào thời kỳ cao điểm. Để góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng, mỗi người dân cần trang bị kiến thức về sức khỏe, đồng thời, thực hiện hiện tốt các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế.

Theo Suckhoe&Doisong

 

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Chăm sóc da bé vào mùa đông
  • Mùa đông đến và bạn thường chỉ chú ý tới việc mặc cho bé nhiều quần áo, đi tất thật dày mà quên rằng vào mùa đông, da của bé dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.

  • Chế độ ăn cho người bị cholesterol máu cao
  • Chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong điều trị hạ cholesterol máu để ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành với những nguyên tắc sau: giảm tổng năng lượng ăn vào trong ngày để giảm cân theo chỉ số khối cơ thể BMI nếu có thừa cân, béo phì.

  • Để hạn chế cảm giác buồn nôn khi uống thuốc Đông y
  • Những người uống thuốc Đông y lần đầu thường có cảm giác buồn nôn, thậm chí có thể nôn ngay lập tức, đặc biệt khi uống các thuốc có công dụng thanh nhiệt giải độc vì thường có vị rất đắng và mùi khó chịu.

  • Mẹo nhỏ để có hàm răng luôn trắng bóng
  • Đeo trang sức bằng bạc, chọn màu son môi thích hợp, không nên mặc đồ trắng... là những mẹo nhỏ nhưng rất hữu ích để bạn thêm xinh tươi với hàm răng trắng bóng.

  • Ngại 'chuyện ấy' vì vùng kín có mùi lạ
  • Sau cưới vài tháng, Luyến (Thanh Trì, Hà Nội) lo lắng vì không hiểu sao vùng kín của mình bỗng có mùi tanh, ngai ngái, nhất là sau mỗi lần gần chồng. Dù rửa sạch, cô vẫn luôn có cảm giác mình mang mùi rất khó chịu nên chẳng hào hứng "yêu".

  • 7 lời khuyên để có làn da đẹp
  • 1. Thay vì làm sạch da nhiều lần trong ngày, bạn chỉ nên làm sạch da vào buổi tối trước khi đi ngủ bởi tẩy rửa thường xuyên sẽ làm da khô và rát. Rửa mặt bằng nước ấm vào buổi sáng cũng đem lại hiệu quả tốt.

  • 10 chú ý sau khi nâng ngực
  • Nếu đang trong thời gian trị liệu về nâng ngực, sau khi được bác sỹ chuẩn đoán khai đơn thuốc, nên uống thuốc đúng giờ và không nên ngừng trước khi liệu trình điều trị chưa hết. Ngoài ra còn có 10 lưu ý khác:

  • Hiện tượng “hành quân” ngoài kỳ kinh
  • Bị ra máu khi không phải trong kỳ kinh nguyệt rõ ràng là nỗi lo lắng của bất cứ phụ nữ nào. Có những người vừa sạch kinh tuần trước thì đã lại thấy “hành quân” trở lại. Đây thực sự không phải là vấn đề bình thường.

  • Chống nhăn và nám da
  • Năm nay tôi 29 tuổi, tôi không có nhiều thời gian để ra ngoài chăm sóc da. Năm nay, tôi nhận thấy da mình nhăn, sạm và không còn tươi tắn, thậm chí còn xuất hiện một số đốm tàn nhang hay nám gì đó tôi cũng không rõ nữa.

  • Chăm sóc da trước khi đi ngủ vào mùa đông
  • Thời tiết khô hanh sẽ là kẻ thù đáng gờm của làn da bạn, do đỏ để chống chọi với thời tiết hanh khô thì bạn đừng quên tôn trọng những nguyên tắc sau trước khi đi ngủ nhé!

  • Cách chữa con ra mồ hôi trộm
  • Bé gái nhà em 26 tháng, cân nặng 13kg, cao 89cm. Buổi tối ngủ hay ra mồ hôi ướt hết áo mặc dù ngủ phòng máy lạnh nhiệt độ 27.

  • Mùa đông tắm nước lạnh: Thói quen nguy hiểm
  • Với nhiều người, tắm nước lạnh vào mùa đông là thói quen, sở thích tốt cho sức khỏe. Chúng tôi đã cố tìm hiểu về những thói quen này và cách luyện tập giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

  • Cách xoa bóp chữa đau bụng trong kỳ kinh nguyệt
  • Đông y gọi đau bụng kinh là thống kinh, một bệnh lý phụ khoa thường gặp. Biểu hiện chủ yếu là trước, trong hoặc sau khi hành kinh xuất hiện tình trạng đau bụng dưới ở các mức độ khác nhau, thậm chí đau không chịu nổi, nằm ngồi không yên.

  • Làm gì khi mắt
  • Sưng húp quanh mắt là một tình trạng phổ biến sau khi bạn thức dậy từ giấc ngủ sâu.

  • Sự kỳ lạ của những giấc mơ
  • Giấc mơ thường xuyên xuất hiện trong giấc ngủ của mọi người. Có những giấc mơ về điềm gở, tai họa, lại có những giấc mơ báo trước về bệnh tật.

  • Đôi bàn tay là tâm điểm sự chú ý và cũng có thể là điểm nhấn ấn tượng của riêng bạn. Vào mùa đông, đôi bàn tay rất dễ bị khô nẻ và trở nên thô ráp.

  • Khám bệnh lúc ngủ dậy
  • Các nhà khoa học người Mỹ đã phát hiện ra rằng, có thể nhận biết tình trạng sức khỏe qua những biểu hiện bất thường của các cơ quan trong cơ thể ngay từ buổi sớm sau khi ngủ dậy.

  • Chuột rút về đêm, cơn đau đáng sợ
  • Ban ngày đi bơi hay vận động các môn thể thao khác bị chuột rút đã đành, nửa đêm, nửa hôm nghỉ ngơi lại bị chuột rút

  • Tẩy độc cơ thể trước khi bầu bí
  • Bạn đang lên kế hoạch sinh con? Những hướng dẫn chăm sóc dưới đây sẽ giúp bạn có những lựa chọn tốt cho sức khỏe nhờ phòng tránh chất độc

  • Khắc phục chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai
  • Trong số chị em chúng ta, ít ai khi mang thai mà lại không phải trải qua những khoảng thời gian ốm nghén, tưởng như là đang bệnh. Dưới dây là cách ngăn ngừa và điều trị tình trạng ốm nghén.

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h