Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
benh giao mua o tre em cho coi thuong
Bệnh giao mùa ở trẻ em - Chớ coi thường!. (ảnh minh họa).

Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, số trẻ em tới các bệnh viện, trung tâm y tế tăng vọt. Các bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa là tiêu chảy, cảm cúm, sốt và nhất là bệnh viêm đường hô hấp. Để thuận tiện cho việc nhận biết và điều trị bệnh, các nhà chuyên môn chia viêm đường hô hấp (VĐHH) thành 2 loại, tuỳ theo vị trí tổn thương.


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Bệnh giao mùa ở trẻ em - Chớ coi thường! style="text-align: justify;"Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, số trẻ em tới các bệnh viện, trung tâm y tế tăng vọt. Các bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa là tiêu chảy, cảm cúm, sốt và nhất là bệnh viêm đường hô hấp. Để thuận tiện cho việc nhận biết và điều trị bệnh, các nhà chuyên môn chia viêm đường hô hấp (VĐHH) thành 2 loại, tuỳ theo vị trí tổn thương.Bệnh giao mùa ở trẻ em - Chớ coi thường!

Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, số trẻ em tới các bệnh viện, trung tâm y tế tăng vọt. Các bệnh hay gặp khi thời tiết giao mùa là tiêu chảy, cảm cúm, sốt và nhất là bệnh viêm đường hô hấp. Để thuận tiện cho việc nhận biết và điều trị bệnh, các nhà chuyên môn chia viêm đường hô hấp (VĐHH) thành 2 loại, tuỳ theo vị trí tổn thương.

Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm các trường hợp viêm mũi - họng, VA, viêm amidan, viêm tai giữa, ho và cảm lạnh. VĐHH trên thường gặp và diễn biến nhẹ. VĐHH dưới ít gặp hơn nhưng thường là nặng bao gồm các trường hợp viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Những virut thường gặp gây VĐHH ở trẻ em gồm: virut hợp bào hô hấp (RSV), virut cúm, virut á cúm, virut sởi, Adenovirus (còn gọi là virut hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus... Ở các nước đang phát triển như nước ta, căn nguyên nhiễm khuẩn vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) ở trẻ em là: hemophilus influenzae, liên cầu, tụ cầu, Bordetella, Klebsiella pneumoniae, Chlamydia trachomatis...

Viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên được chia làm 2 loại là cấp tính và mạn tính. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính sẽ diễn biến trong vòng vài ba ngày với các dấu hiệu sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng. Ở trẻ em dưới 1 tuổi đôi khi nôn nhiều, quấy khóc. Khi khám họng lúc đó sẽ thấy niêm mạc họng đỏ rực, sau đó các dấu hiệu trên mất đi. Khi bị bội nhiễm các vi khuẩn trên, bệnh sẽ diễn biến nặng lên, trẻ hay bị viêm phế quản, viêm phổi. Khi bị VĐHH cấp tính mà không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm thì rất dễ chuyển thành mạn tính. Triệu chứng của VĐHH mạn tính là ho thúng thắng, rát họng, nuốt thấy hơi vướng như có vật gì nằm trong họng, đặc biệt ở trẻ em là chảy nước mũi thường xuyên (một hoặc cả hai bên mũi).

Một số trẻ em bị VA mạn tính kéo dài mà căn nguyên do vi khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) thì chất nhày chảy ra ở mũi thường có màu xanh. Ngoài chảy mũi, trẻ ngủ thường thở bằng miệng.

Viêm tai giữa cấp cũng là một biến chứng hay gặp của nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây thủng màng nhĩ, giảm thính lực hoặc nặng có thể gây biến chứng nội sọ do viêm tai.

Viêm đường hô hấp dưới

Viêm phế quản phổi là tổn thương viêm cấp tính lan tỏa cả phế nang, mô kẽ lẫn phế quản, khởi đầu thường do các tác nhân virut, sau đó bội nhiễm vi khuẩn hoặc do cả hai.

Bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn nhẹ đường hô hấp trên như ho, sổ mũi, rất dễ bị viêm phế quản phổi. Trẻ viêm phế quản phổi ở giai đoạn khởi phát chỉ bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém. Ở giai đoạn toàn phát trẻ sốt cao hoặc có thể bị hạ nhiệt độ, ho khan, chảy nước mũi và bắt đầu xuất hiện đờm. Lúc này trẻ thấy khó thở, cách mũi phập phồng, thở nhanh. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ đang còn bú có những triệu chứng và dấu hiệu: trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ...

Thái độ xử trí

Điều quan trọng trong thái độ xử trí VĐHH là lựa chọn được cách điều trị thích hợp cho trẻ. Không phải bất cứ trường hợp VĐHH nào cũng được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hay cho nhập viện điều trị nội trú. Nhưng cũng không phải vì coi nhẹ VĐHH mà mọi trường hợp VĐHH đều được tự điều trị tại nhà và theo dõi qua loa.

- Các trường hợp trẻ chỉ có ho, chảy mũi, không thở nhanh, không có rút lõm lồng ngực, không có các dấu hiệu nặng khác như co giật, li bì, bỏ bú... thì được nhận định là không viêm phổi. Các biện pháp điều trị bao gồm khuyến khích sử dụng các loại thuốc ho an toàn sẵn có như hoa hồng bạch hấp đường phèn, húng chanh hấp mật ong... dùng thuốc hạ sốt nếu có sốt cao. Hướng dẫn cho người chăm trẻ biết cách chăm trẻ tại nhà.

- Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn mức độ vừa. Trẻ có dấu hiệu thở nhanh nhưng chưa có các dấu hiệu nặng và biến chứng. Lúc này thuốc kháng sinh bắt đầu được sử dụng. Chỉ cần cho trẻ uống liều thuốc đầu tiên tại các cơ sở y tế (trạm y tế, phòng khám ngoại trú...) rồi hướng dẫn cho người chăm trẻ biết cách cho trẻ uống thuốc tại nhà và chăm sóc trẻ. Hẹn đưa trẻ đến khám lại sau 2 ngày.

- Trường hợp nặng, trẻ có các dấu hiệu như rút lõm lồng ngực, thở rít hay có các dấu hiệu nặng kèm theo: li bì, co giật, bỏ bú... Đây là các trường hợp cần được cấp cứu. Cần phải tìm mọi cách đưa trẻ đến ngay bệnh viện, các trung tâm y tế có đủ phương tiện tốt để cấp cứu và điều trị cho trẻ.

Theo Suckhoe&Doisong

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Những bài tập chống lão hóa hiệu quả
  • Các chuyên gia chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ đã tập hợp và đưa ra một số bài tập chống lão hóa hiệu quả phù hợp với từng độ tuổi như sau.
     

  • Thuốc từ cây hoa gạo
  • Trị xuất huyết dạ dày: Phù hợp với người cao tuổi uống nhiều rượu bia mà sinh bệnh.

  • 5 tuyệt chiêu đơn giản để giảm mỡ bụng
  • Có phải bạn đang cố gắng để làm giảm đi lớp mỡ béo trên bụng đúng không? Thế bạn sẽ nghĩ sao nếu chúng tôi bảo rằng điều này có thể xảy ra mà không tốn chút công sức hay nhờ vào bất cứ chế độ ăn kiêng nào?

  • Trang điểm cho mi mắt dưới
  • Nếu một ngày nào đó bạn muốn thể hiện đôi mắt với phong cách lạ, hãy chọn cách trang điểm tạo điểm nhấn cho mi mắt dưới.

  • Ung thư vú: Đừng quá sợ hãi!
  • Hẳn bạn sẽ sợ hãi và lo lắng đến tột cùng nếu một ngày được nghe: “Bạn đã bị ung thư vú”. 

  • Những quan niệm sai lầm khi sử dụng trứng
  • Trứng là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, việc lựa chọn và chế biến không đúng cách lại có thể gây nên những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cơ thể. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi sử dụng trứng.

  • Hại da do dùng sai mỹ phẩm
  • Mỹ phẩm giúp tôn vinh sắc đẹp của bạn, tuy nhiên cũng có thể phản tác dụng nếu bạn không biết dùng và bảo quản đúng cách.

  • Sạch sẽ quá không có lợi cho sức khỏe
  • Nếu tất cả các thành viên trong gia đình đều khỏe mạnh thì việc làm sạch bằng chất khử trùng là không cần thiết và có thể gây hại.

  • Cách giữ thân hình cân đối
  • Mọi phụ nữ đều muốn có được một thân hình cân đối và khoẻ mạnh mãi mãi, nhưng rõ ràng đây không phải là một việc dễ dàng. Giữ dáng liên quan đến sự kiềm chế của chính bản thân bạn cùng với những luật lệ.

  • Giữ răng chắc khoẻ
  • Chăm sóc răng miệng cũng có thể ngăn chặn nhiều loại bệnh. Nhưng chăm sóc răng thế nào và giữ răng luôn chắc khoẻ cũng không phải là điều dễ dàng.

  • Đông Y và các vị thuốc quen thuộc trị cao huyết áp
  • Từ trước đến nay dân gian vẫn dùng các vị thuốc Đông Y để điều trị cao huyết áp lâu dài. Mà trong đó nhiều vị rất quen thuộc

  • Món ăn dưỡng thai
  • Một số thực phẩm, dược phẩm chế biến thành món ăn, bài thuốc - gọi là dược thiện - có thể thúc đẩy quá trình sinh trưởng của thai, nâng cao sức đề kháng của người mẹ.

     

  • Thói quen khiến
  • Các chuyên gia thẩm mỹ đã khuyến cáo về một số thói quen không tốt khiến cho bộ ngực của bạn ngày càng nhỏ đi.

  • Các loại rau gia vị giải cảm
  • Rau gia vị ngoài việc dùng làm nguyên liệu để nấu hoặc ăn kèm với các món ăn còn được sử dụng như những phương thuốc dân gian chữa bệnh rất hiệu quả, nhất là chứng cảm hoặc say nắng.

  • Mỗi ngày lên “đỉnh” một lần có lợi cho sức khoẻ
  • “Chuyện chăn gối” vẫn được xem như một loại “thần dược” dành cho sức khoẻ. Mới đây, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng, chị em phụ nữ nếu mỗi ngày đạt được cảm giác thăng hoa một lần sẽ giúp đẩy lùi bệnh tật


     

  • 5 cách đối phó khi bị phản bội
  • Bạn có thể cảm thấy bị tổn thương và sỉ nhục khi biết rằng bạn đời có quan hệ ngoài luồng. Trên thực tế, sự tức giận và nỗi buồn có thể làm đầu óc bạn u mê. Nếu những cảm xúc này không được giải quyết và xử lý một cách hợp lý, quá trình hàn gắn sẽ không bao giờ xảy ra.

  • Hướng dẫn cơ bản về bệnh sởi - quai bị - rubella
  • Triệu chứng, con đường lây lan, điều trị, tại sao nên tiêm vắc-xin... của 3 bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ là sởi, quai bị, rubella được nêu chi tiết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh bình tĩnh trước các dấu hiệu bệnh ở trẻ nhỏ.

  • Khám sức khỏe qua lông mày
  • Không chỉ làn da, mái tóc hay sự biến đổi lạ của các cơ quan bên trong cơ thể mới cho bạn biết về tình trạng sức khỏe của bản thân. Bạn cũng có thể tự "thăm khám" cơ thể mình qua chính những biểu hiện lạ của đôi lông mày.

  • 9 mẹo nhỏ giúp giảm tác hại của rượu tới sức khỏe
  • Dù biết rượu có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe nhưng bạn không có lý do để từ chối rượu trong các bữa tiệc tiếp khách...Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng của rượu tới sức khỏe cơ thể.

  • Trẻ còi xương vì uống nhiều nước ngọt có gas
  • “Nước ngọt có gas ngày càng phổ biến và là một đồ uống khoái khẩu của các em nhỏ. Có em nghiện đến mức uống nước ngọt thay nước lọc. Sự lạm dụng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khoẻ của trẻ”, PGS.TS Lê Bạch Mai, Viện phó viện Dinh dưỡng cảnh báo.

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h