Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
Tin sức khỏe
benh dai thao duong va cac xet nghiem can lam
Bệnh đái tháo đường và các xét nghiệm cần làm. (ảnh minh họa).

Sau đây là những xét nghiệm cần làm cho bệnh nhân đái tháo đường


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Bệnh đái tháo đường và các xét nghiệm cần làmSau đây là những xét nghiệm cần làm cho bệnh nhân đái tháo đườngBệnh đái tháo đường và các xét nghiệm cần làm

Khi bị đái tháo đường (ĐTĐ), đường trong máu sẽ cao và có thể gây ra nhiều biến chứng (mắt, tim, thận…) nếu không được điều trị đúng. Để điều trị thường cần làm một số xét nghiệm để kiểm soát tốt bệnh ĐTĐ. Sau đây là những xét nghiệm cần làm cho bệnh nhân ĐTĐ.

 Xét nghiệm đường huyết mao mạch

 Đường huyết

Đường huyết (ĐH) tĩnh mạch (phải làm ở phòng xét nghiệm). ĐH mao mạch (lấy một giọt máu ở đầu ngón tay, có thể tự thử ở nhà).

Đường niệu, HbA1c; ceton huyết, niệu; tổng phân tích nước tiểu, lipid máu.

Theo dõi ĐH lúc đói (trước ăn sáng), ĐH trước bữa ăn (trưa, tối), ĐH 2 giờ sau ăn. HbA1c mỗi 3 tháng 1 lần. Lipid máu lúc đói lúc chẩn đoán ĐTĐ nếu bình thường thì đo hàng năm. Đạm niệu mỗi năm một lần.

ĐH như thế nào thì gọi là ĐTĐ?

Để xác định có ĐTĐ, cần phải thử ĐH tĩnh mạch. Ở người bình thường: ĐH tĩnh mạch lúc đói 70 - 100mg/dl (được gọi là đói khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu). Người bị ĐTĐ khi ĐH lúc đói hơn hay bằng 126mg/dl (ít nhất 2 lần thử vào 2 ngày khác nhau).

Chú ý: không được dùng kết quả ĐH đo bằng máy thử ĐH ở đầu ngón tay để chẩn đoán ĐTĐ.

Khi điều trị ĐTĐ, ĐH bao nhiêu thì tốt?

Bảng dưới đây là mức ĐH cần phải đạt được khi điều trị.


Với một số người dễ bị hạ ĐH (người cao tuổi, rối loạn tri giác, ăn uống kém) không nên cố gắng đạt tới mức ĐH lý tưởng, chỉ cần giữ ở mức chấp nhận được.

Có cần phải thử đường trong nước tiểu hay không?

Hiện nay, thử đường niệu không còn được dùng phổ biến để theo dõi ĐTĐ nữa, vì nó có nhược điểm là không đánh giá được trường hợp ĐH không cao nhiều (từ 120 -180mg/dl). Thử đường niệu cũng không phát hiện được tình trạng hạ ĐH. Que thử đường niệu có ưu điểm là giá rẻ. Cách tốt nhất để tự theo dõi ĐH hiện nay là dùng máy đo ĐH ở đầu ngón tay. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể dùng que thử đường trong nước tiểu để theo dõi tình trạng bệnh ĐTĐ nếu không có điều kiện mua máy đo ĐH.

Có thể thử ĐH ở nhà hay không?

Ở nhà có thể dùng máy thử ĐH ở đầu ngón tay để tự theo dõi ĐH. Đây là cách theo dõi điều trị ĐTĐ thuận tiện và thường được dùng hiện nay, nó giúp đánh giá tình trạng ĐTĐ tốt hay xấu. Kết quả được đo tại nhà nhanh sẽ giúp cho bác sĩ điều trị ĐTĐ tốt hơn cho người bệnh.

Nếu có máy thử ĐH ở nhà, nên thử ĐH mấy lần trong ngày và thử vào lúc nào?

Nên thử ĐH ở nhà tại những thời điểm sau đây:

ĐH lúc đói (trước ăn sáng), ĐH trước bữa ăn (trưa, tối), ĐH 2 giờ sau ăn (sau khi bắt đầu ăn), ĐH lúc đi ngủ (10 - 11g đêm).

Với ĐTĐ týp 1: có thể thử mỗi ngày từ 2 - 4 lần tùy trường hợp. Cần phải thử nhiều lần trong ngày khi đang cần điều chỉnh liều tiêm insulin để kiểm soát tốt ĐH.

Với ĐTĐ týp 2: không cần thường xuyên như ĐTĐ typ 1 mà chỉ cần 2 – 3 lần/tuần.

Với bệnh nhân ĐTĐ nói chung, cần thử ĐH khi có biểu hiện hạ ĐH (hồi hộp, vã mồ hôi, chân tay lạnh…), gọi là hạ ĐH khi chỉ số ĐH < 60mg/dl.

Huyết sắc tố A1c (HbA1c) là gì? Bao lâu thì phải thử lại?

Đường glucose trong máu sẽ gắn vào huyết sắc tố (Hb) trong hồng cầu. Đo HbA1c cho biết ĐH trung bình trong vòng 2 - 3 tháng trước đó. Bình thường thì HbA1c khoảng 4 -6% của tổng số Hb trong máu. Nếu HbA1c tăng cao hơn bình thường chứng tỏ ĐH không kiểm soát tốt trong thời gian 2 - 3 tháng trước khi đo. Chỉ cần đo HbA1c 3 tháng 1 lần, vì đời sống hồng cầu là 2 - 3 tháng mới thay hồng cầu mới.

Khi nào thì cần phải thử ceton trong máu và nước tiểu?

Nếu ĐTĐ không được điều trị tốt, ĐH tăng cao thì trong cơ thể có thể sinh ra ceton. Thể ceton mang tính acid sẽ có hại cho cơ thể. Tình trạng này cho biết trong cơ thể người bệnh đang thiếu insulin, bệnh nhân cần phải đến gặp bác sĩ để được điều trị gấp. Nên dùng que thử ceton niệu khi gặp các tình huống sau đây: bị cảm cúm hay sốt; ĐH cao >250mg/dl, buồn nôn, nôn, đau bụng; có thai.

Có cần thử đạm niệu không?

Khi bệnh nhân ĐTĐ có nhiều đạm trong nước tiểu là dấu hiệu cho biết thận đã bị tổn thương. Có hai mức độ tiểu ra đạm (albumin): tiểu albumin vi lượng là lượng albumin trong nước tiểu ít từ 30 - 300mg/24 giờ. Tiểu đạm đại lượng là lượng đạm trong nước tiểu nhiều > 300mg/24 giờ. Khi có đạm niệu, bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa điều trị theo dõi để tránh bị suy thận.

Dùng phương pháp nào đo đạm niệu?

Đo đạm niệu tại bệnh viện hay các trung tâm xét nghiệm sẽ cho biết chính xác lượng đạm trong nước tiểu hàng ngày để đánh giá tiểu đạm nhiều hay ít (chú ý không đo đạm niệu khi mới vận động, nhiễm toan ceton, sốt, nhiễm trùng vì kết quả đo sẽ không chính xác).

Tại sao bị ĐTĐ mà phải thử mỡ trong máu?

Bệnh nhân ĐTĐ thường hay có mỡ trong máu tăng cao. Khi mỡ trong máu tăng cao sẽ làm bệnh nhân dễ mắc bệnh tim mạch: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Thử mỡ máu khi nào? Cần phải nhịn đói trước khi đi thử mỡ máu.

Thử những chỉ số gì? Thường có 4 yếu tố cần phải đo gồm: lipid máu, HDL - cholesterol, LDL - cholesterol, triglycerid .

ThS.BS. TRẦN QUANG NAM(SK&ĐS)

  Bệnh về gan ||   Cảm cúm-Sốt ||   Chảy máu cam ||   Dạ dày ||   Đái tháo đường ||   Dị ứng ||   Giải độc cơ thể ||   Giải rượu ||   Giảm béo ||   Gout ||   Ho ||   Huyết Áp Thấp ||   Lãnh cảm ở phụ nữ ||   Loại khác ||   Loãng xương ||   Mắt ||   Mất ngủ ||   Mụn trứng cá ||   Nghèo đói ||   Nghiện ma tuý ||   Phụ khoa ||   Phụ nữ mang thai ||   Răng miệng ||   Rối loạn mỡ máu ||   Rối loạn tiêu hóa ||   Sỏi Thận ||   Sốt co giật ở trẻ em ||   Sốt phát ban ||   Sốt xuất huyết ||   Stress ||   Suy giảm trí nhớ ||   Suy Tim ||   Tai biến mạch máu não ||   Tăng huyết áp ||   Táo bón ||   Tay chân miệng ||   Thoái hóa khớp ||   Thuốc kháng sinh ||   Tóc ||   Tránh thai ||   Trĩ ||   U nang buồng trứng ||   U xơ tử cung ||   U xơ tuyến tiền liệt ||   Ung thư ||   Viêm Amidan ||   Viêm Đại Tràng ||   Viêm họng ||   Viêm khớp dạng thấp ||   Viêm phế quản ||   Viêm xoang ||   Vitamin - Thuốc bổ ||   Xơ vữa động mạch
    Các tin mới đưa
  • Rùng mình với mặt nạ dưỡng da từ côn trùng
  • Làm đẹp là nhu cầu tất yếu của con người, nhất là với phái đẹp thì nhu cầu đó lại càng được quan tâm hơn. Có những cách làm đẹp mà chắc chắn vừa nghe qua thôi sẽ làm bạn giật mình, như đắp mặt nạ bằng gián, mặt nạ từ đỉa...nhưng không ít người vì muốn đẹp hơn đã từng "mạo hiểm" thử qua.

  • Để trẻ nhỏ không phải nhập viện vì thủy đậu
  •   Phần lớn chúng ta nhận vắc-xin thủy đậu sẽ không bị thủy đậu. Nhưng nếu có người nào đã chích ngừa mà vẫn mắc thủy đậu thì cũng rất nhẹ. Họ sẽ bị ít nốt thủy đậu hơn, ít có khả năng bị sốt và sẽ phục hồi sớm hơn.

  • Dinh dưỡng cho xương khớp
  • Xương khớp được cấu tạo bởi nhiều thành phần, mỗi bộ phận bao gồm: cơ, dây chằng, sụn, xương, gân. Các thành phần này hoạt động một cách nhịp nhàng nhằm giúp cơ thể di chuyển, đây là chức năng rất quan trọng đổi với con người cũng là hoạt động điển hình của xương khớp. Tuy nhiên, vấn đề dinh dưỡng cho xương khớp lâu nay đang bị con người bỏ qua hoặc vô tình quên đi việc chăm sóc và nuôi dưỡng để các khớp khỏe mạnh.

  • Sử dụng dầu ăn thế nào thì lợi cho sức khỏe?
  • Có lẽ, không có gian bếp nào lại thiếu đi một chai dầu ăn. Nó như một nguyên liệu “cần phải có” của những bàn tay nội trợ khéo léo để gia đình ăn ngon và ấm áp. Tuy nhiên, sử dụng nó nhưng chưa hẳn hiểu rõ về nó, nhất là việc vận dụng cụ thể với từng loại dầu ăn, sao cho “lợi nhiều, hại ít” thì xem ra vẫn chưa tường tận.

  • Những điều cấm kỵ khi ăn dưa hấu
  • Những người thích ăn dưa hấu ngoài việc thưởng thức vị ngon giúp giải khát và làm mát mà còn cần lưu ý đến những điều cấm kỵ không thể bỏ qua.

  • 5 tiêu chuẩn xếp hạng bệnh viện tư nhân
  • Ngày 7/5, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp xin ý kiến về Dự thảo Hướng dẫn tiêu chuẩn xếp hạng bệnh viện tư nhân.

  • Bệnh tay - chân - miệng Những điều cần biết
  • LTS: Hiện nay, ở một số tỉnh thành phía Nam, bệnh tay - chân - miệng đang gia tăng. Để giúp các gia đình chủ động phòng ngừa, chăm sóc trẻ bệnh, trong số báo này chúng tôi xin giới thiệu bài viết của BS. Trần Quang Nhật.

  • 5 bệnh đáng sợ do rượu
  • Uống quá nhiều rượu sẽ sinh ra các bệnh liên quan đến gan, rối loạn tâm thần và hành vi, thoái hóa hệ thần kinh, nhiễm độc, bệnh dạ dày và bệnh tim. Đó là những bệnh có tỉ lệ tử vong cao.

    Tìm hiểu về bệnh gan

  • Anh phát triển thiết bị bảo quản gan mới
  • Thiết bị có thể bảo quan gan và duy trì hoạt động của gan bên ngoài cơ thể người tối đa 24 giờ.

  • 5 món đồ uống giải hết chất độc khỏi cơ thể
  • Các loại đồ uống dễ làm dưới đây có thể giúp bạn giải độc thanh lọc cơ thể nhanh chóng. Độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ khiến bạn mệt mỏi, stress. Hãy dùng 1 trong 5 loại nước uống dưới đây để thanh lọc cơ thể nhé:
  • Chọn cua đồng: Thấy cua có 6 dấu hiệu sau thì không được ăn
  • “Cua đồng thì kiêng thứ sáu chân hoặc bốn chân, mắt đỏ, bụng dưới có lông, trong bụng có xương, đầu lưng có chấm sao, chân có khoang thì chớ ăn mà hại người”

  • 8 đối tượng tuyệt đối không được ăn trứng gà
  • Trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao tuy nhiên không phải ai ăn cũng đều tốt cho sức khỏe. Nhiều người thường dùng trứng gà để bồi bổ sức khỏe cho những người đang ốm hoặc vừa khỏi bệnh. Vì thế, mặc dù trứng gà rất lành và bổ dưỡng, nhưng khi dùng cho các trường hợp sau cần hết sức lưu ý:

  • Rau ngổ trị sỏi thận
  • Rau ngổ còn gọi là cây rau om, ngổ trâu, thường mọc hoang ở ruộng nước, vùng lầy, có tác dụng trị sỏi thận, rắn cắn, đầy hơi, sổ mũi, viêm tấy đau nhức...

  • Myanmar: Nỗi lo ung thư do ăn trầu
  • - Nhiều người dân Myanmar nghiện ăn trầu. Điều này là rất nguy hiểm vì ăn trầu có thể dẫn đến ung thư miệng và cuối cùng là tử vong
  • Bị sỏi trong não do dị ứng bánh mì!
  • - Một người đàn ông ở Brazil đã bị những cơn đau đầu khủng khiếp và rối loạn thị lực trong suốt mười năm do bị sỏi can xi trong não.

  • Bí quyết sống khỏe sau xạ trị ung thư.
  • Xạ trị giúp cho nhiều bệnh nhân ung thư lành bệnh... nhưng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Những biến chứng có thể xuất hiện sớm, trong vài ngày hoặc vài tuần, nhưng cũng có khi chỉ xuất hiện sau vài tháng, thậm chí vài năm.

  • Phương thức điều trị sỏi thận
  • Sỏi thận là tình trạng bệnh lý đã được đề cập đến từ rất lâu và là một bệnh thường gặp, hay hình thành những cơn đau quặn thận, dễ gây biến chứng như nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mạn tính. Tùy theo kích thước, vị trí và biến chứng của sỏi gây ra mà có các chỉ định can thiệp lấy sỏi khác nhau.

  • Phụ nữ mang thai bị sởi có nguy cơ sinh con dị tật
  • Phụ nữ khi mang thai cũng có nguy cơ mắc sởi nếu tiếp xúc với nguồn bệnh. Vi rút sởi gây biến chứng sảy thai, sinh con hoặc sinh con nhẹ cân, thậm chí dị tật.

  • Cách hít thở khi chuyển dạ để không đau
  •  Khi chuyển dạ, những cơn gò của tử cung khiến các bà mẹ vô cùng khó chịu và đau đớn. Nếu biết cách hít thở theo từng cơn gò, mẹ không những bớt đau mà bé ra đời cũng dễ dàng hơn.

  • 3 điều cần “thuộc lòng” để phòng và trị bệnh sởi!
  •  - Sởi là bệnh nguy hiểm, rất dễ lây. Dưới đây là những thông tin cơ bản từ WHO và các chuyên gia quốc tế về cách dự phòng bệnh và chăm sóc cho trẻ mắc sởi.

    Trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h