Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
   Viêm khớp dạng thấp
viem khop dang thap cau hoi thuong gap
Viêm khớp dạng thấp: Câu hỏi thường gặp. (ảnh minh họa).

Câu hỏi thường gặp


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Viêm khớp dạng thấp: Câu hỏi thường gặpCâu hỏi thường gặpViêm khớp dạng thấp: Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi thường gặp


Viêm khớp dạng thấp gây ra hậu quả như thế nào ?

  • Sau nhiều đợt cấp tính hoặc sưng đau khớp kéo dài (vài tháng hoặc vài năm), các khớp có thể biến dạng; bàn tay bị vẹo, cổ tay sưng, các ngón tay ngón chân cũng bị biến dạng, các cơ teo, khiến cho chức năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút, thậm chí ở giai đoạn muộn bệnh nhân trở thành tàn phế, phải có người phục vụ.

Có phải mọi trường hợp có biểu hiện viêm nhiều khớp là VKDT không ?

  • Không! Có rất nhiều trường hợp biểu hiện viêm nhiều khớp, song lại là triệu chứng của các bệnh khác.
  • Ngoài ra, có bệnh nhân bị VKDT, song chỉ biểu hiện ở một khớp.

Các bệnh nào dễ nhầm với VKDT?

  • Viêm khớp dạng thấp, chợ thuốc 24hMột số người (hay gặp ở phụ nữ trẻ) cũng có đau sưng các khớp song nếu kèm theo sốt kéo dài (trên 2 tuần), mệt mỏi, phù chân, có ban ở 2 gò má (gọi là ban hình cánh bướm), thì không phải là viêm khớp dạng thấp, mà là bệnh lupus đỏ hệ thống.
  • Sưng đau khớp lại kèm theo da dày lên, khó há miệng, hay lạnh hoặc tê các đầu ngón chân tay (đặc biệt trong mùa lạnh) thì lại là bệnh xơ cứng bì.
  • Đau khớp, biến dạng khớp (các khớp nhỏ ở bàn tay, khớp gối) đau chủ yếu sau một ngày vận động, không sưng nóng đỏ, lại có thể là thoái hóa khớp

Có phái đây là bệnh "thấp khớp chạy vào tim “ không ?

  • Không! Trường hợp mà dân gian gọi là “thấp khớp chạy vào tim”, theo y học hiện đại, là bệnh "thấp tim”  hoặc "thấp khớp cấp", gây nên bởi một loại vi khuẩn, được gọi là liên cầu khuẩn.
  • Bệnh gặp ở người trẻ tuổi, biểu hiện bởi một đợt sốt, đau họng trước đó khoảng 1 tuần, ALSO dương tính. Bệnh này dễ gây hẹp hở van tim mà không có di chứng tại khớp.
  • Những người bị bệnh viêm khớp dạng thấp, không có các tổn thương van tim. Do đó, người bệnh cũng không nên lo lắng nếu kết quả xét nghiệm ALSO dương tính. Vì tuổi trung niên, không còn bị "thấp tim".

Dùng các thuốc điều trị bệnh VKDT đến khi nào? có thể khỏi bệnh hoàn toàn không ?

  • Điều trị của bệnh viêm khớp dạng thấp là phải dùng nhiều loại thuốc kết hợp, (khi ổn định bệnh, sẽ giảm dần số lượng thuốc và liều lượng thuốc), duy trì lâu dài, hàng năm, có khi suốt đời. Do đó, người bệnh phải kiên trì, tin tưởng vào thầy thuốc, không nên lạm dụng các thuốc chống viêm, cũng như tiêm tại khớp.
  • Mặc dù chưa được chữa khỏi hẳn bệnh viêm khớp dạng thấp, vẫn có thể kiểm soát tốt được bệnh.

Người bị Viêm khớp dạng thấp cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống ?

  • Nên ăn nhiều trái cây tươi, rau tươi và các loại hạt. Nên ăn nhiều cá, nhất là các loại cá vùng biển, vì trong đó có nhiều acid béo Omega-3
  • Ăn thịt ít hay vừa. Giới hạn dầu, mỡ và để ý đến cholesterol.
  • Cố gắng giữ số cân nặng vừa phải.
  • Sử dụng đường có mức độ.
  • Giới hạn sử dụng muối ăn và natri.
  • Cần tránh ăn những thứ như măng tre, khoai môn, khổ qua, tôm, cua, ghẹ, không nên uống nước lạnh, nước đá, rượu.
Để tìm thuốc cho Viêm khớp dạng thấp, hãy bấm vào đây
Các bài tin liên quan
 
 
 
 
 
Trang: 1  2  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h