Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
   Phụ khoa
viem am dao cau hoi thuong gap
Viêm âm đạo: Câu hỏi thường gặp. (ảnh minh họa).

Viêm âm đạo & câu hỏi thường gặp


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Viêm âm đạo: Câu hỏi thường gặpViêm âm đạo & câu hỏi thường gặpViêm âm đạo: Câu hỏi thường gặp

1.      Vì sao viêm âm đạo hay tái phát

-         Môi trường âm đạo: Đây là bệnh có nguy cơ tái phát cao do đặc điểm của môi trường âm đạo ẩm ướt, các thói quen mặc quần áo bó sát, vệ sinh kém cũng làm cho bệnh dễ tái phát.

-         Thay đổi PH môi trường âm đạo làm phá vỡ sự cân bằng của hệ vi khuẩn: Sau khi bị viêm nhiễm, nhiều chị em có thói quen thụt rửa âm đạo bằng dung dịch sát khuẩn, cách làm này sẽ dẫn đến có tỷ lệ mắc bệnh trở lại cao gấp 5 lần người bình thường. Việc thụt rửa âm đạo thường xuyên bằng dung dịch này sẽ phá hủy phổ vi khuẩn bình thường của âm đạo. Lúc đó, độ pH của âm đạo bị kiềm hóa, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Người khỏe mạnh có cơ chế tự bảo vệ chống viêm nhiễm, khiến các glycogen biến đổi thành axit lactic và duy trì độ pH dao động 3,5-4,5 cho môi trường âm đạo. Bình thường, tại đây có nhiều vi khuẩn sống hoại sinh, trong đó phải kể đến 7 loại lactobacilli giúp cân bằng trạng thái. Khi dung dịch sát khuẩn phá vỡ cân bằng trong môi trường, viêm nhiễm lại tiếp tục xảy ra, không những gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

-         Stress: Mới đây, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng càng bị stress nhiều thì phụ nữ càng có nguy cơ viêm âm đạo. Có thể do stress đã làm suy yếu hệ miễn dịch.

-         Do đó, tốt nhất bình thường chị em chỉ nên vệ sinh âm hộ bằng nước sạch rồi lau khô sau khi đại, tiểu tiện hoặc giao hợp.

 

2.      Trong thời kỳ mang thai bị viêm âm đạo do Bacterial vaginosis, bệnh có gây nguy hiểm không? Cách phòng tránh thế nào?

-         Viêm âm đạo do Bacterial vaginosis (BV) là một viêm nhiễm do nhiều loại vi khuẩn có sẵn trong âm đạo gây nên. Trong đó Gardrenella vaginosis chiếm khoảng 80% và các loại khác như Peptostreptococcus, Mycoplasma hominis, Streptococcus viridan. Bệnh do một hay nhiều loại vi khuẩn này phối hợp với nhau gây viêm âm đạo.

-         Đặc điểm nổi bật của bệnh là làm bong nhiều niêm mạc âm đạo và tạo ra những enzym phân hủy protein thành những acid amin trong môi trường kiềm sẽ bốc hơi nên có mùi tanh như cá ươn làm cho khí hư có mùi rất hôi.

-         Khi có thai, pH âm đạo thay đổi,  axít hơn (pH = 4,5) là điều kiện thuận lợi cho BV phát triển. Nhiều nghiên cứu cho thấy BV gây sảy thai, vỡ ối non, vỡ ối sớm và tỷ lệ đẻ non cao. Như vậy BV là loại gây hậu quả nghiêm trọng cho thai nghén.

-         Muốn phòng tránh những hậu quả nguy hiểm nói trên, bạn cần thực hiện các biện pháp sau: dùng thuốc đầy đủ, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ đã khám bệnh cho bạn. Dùng thuốc hết một đợt, bạn nên khám lại để được điều trị khỏi hẳn bệnh. Giữ vệ sinh trong quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm tái phát. Khám thai định kỳ và đăng ký đẻ tại cơ sở y tế để bảo đảm cho việc sinh con an toàn.

 

3.      Trong thời kỳ mang thai bị viêm âm đạo do Trichomonas Vaginalis. Bệnh có nguy hiểm gì cho mẹ con khi sinh đẻ không?

-         Viêm âm đạo do Trichomonas Vaginalis là bệnh thường gặp ở người có thai. Tỷ lệ nhiễm bệnh ở các nước đang phát triển từ 15-30% phụ nữ có thai. Mầm bệnh là loại đơn bào kỵ khí sống ký sinh tại âm đạo và niệu đạo của cả nam và nữ.

-         Bệnh có thể lây qua sinh hoạt tình dục, dùng chung chậu tắm hay quần áo lót.

-         Triệu chứng của bệnh là ra nhiều khí hư, loãng như nước, có bọt màu xanh hay vàng, hôi, ngứa, rát vùng sinh dục và đau khi giao hợp. Âm đạo và cổ tử cung viêm đỏ. Xét nghiệm chủ yếu là soi tươi thấy Trichomonas Vaginalis.

-         Bạn nên khám và điều trị ở cơ sở chuyên khoa sản phụ và nên dùng thuốc đủ liều (khoảng 10 ngày/ 1 đợt x 2 đợt). Phải điều trị cho cả chồng vì đây là bệnh lây qua sinh hoạt tình dục. Nếu bạn điều trị tích cực, khỏi bệnh (xét nghiệm không còn Trichomonas Vaginalis) thì sẽ tránh được nguy cơ vỡ ối non, vỡ ối sớm, đẻ non.

-         Nên nhớ bệnh rất hay tái phát nhất là khi mang thai do sự tăng tiết dịch âm đạo nên chị em cần chú ý vệ sinh sạch sẽ và cần khám thai định kỳ để được tư vấn điều trị kịp thời.

4.  Viêm âm đạo, âm hộ trẻ em lúc nào cần dùng thuốc?

Trước tuổi dậy thì, bé gái có thể bị các bệnh này. Bản thân trẻ không biết, phụ huynh có khi

biết nhưng ngại đưa trẻ đi khám nên đã tự mua thuốc về dùng tại nhà...

 >>> Viêm âm đạo trẻ em lúc nào cần dùng thuốc ?

 

 

Để tìm thuốc cho Phụ khoa, hãy bấm vào đây
Các bài tin liên quan
 
 
 
 
 
 
 
Trang: 1  2  3  4  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h