Đăng ký   |   Đăng nhập   |   Hướng dẫn đăng sản phẩm
    Danh mục
   Suy Tim
suy tim nguyen nhan va dau hieu nhan biet
Suy tim: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết. (ảnh minh họa).

Suy tim - Nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu nhận biết


Chia sẻ bí quyết chăm sóc SỨC KHỎE cho mọi nhà!

Suy tim: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biếtSuy tim - Nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu nhận biếtSuy tim: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Suy tim và nguyên nhân ?
Về mặt phân loại suy tim, ta có hai loại chính: suy tim trái và suy tim phải. Mỗi loại này lại có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau cũng như những đặc điểm riêng biệt về mặt triệu chứng học. Ngoài ra ta còn có loại suy tim toàn bộ, nó phối hợp những triệu chứng của hai loại suy tim nói trên.

Suy tim trái:

Tăng huyết áp động mạch: Là nguyên nhân thường gặp nhất trong việc gây ra suy tim trái. Chính tăng huyết áp đã làm cho cản trở sự tống máu của thất trái tức là làm tăng hậu gánh.

Một số bệnh van tim: Hở hay hẹp van động mạch chủ đơn thuần hoặc phối hợp với nhau.Hở van hai lá.

Các tổn thương cơ tim: Nhồi máu cơ tim. Viêm cơ tim do thấp tim, nhiễm độc, hay nhiễm khuẩn. Các bệnh cơ tim.

Một số rối loạn nhịp tim: Có 3 loại rối loạn nhịp tim chủ yếu có thể đưa đến bệnh cảnh suy tim trái: Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhất là cơn rung nhĩ nhanh hay cơn cuồng động nhĩ (Flutter). Cơn nhịp nhanh thất. Bloc nhĩ - thất hoàn toàn.

Một số bệnh tim bẩm sinh: Hẹp eo động mạch chủ. Còn ống động mạch. Ống nhĩ - thất chung…

Chú ý: Trường hợp hẹp van hai lá, do tăng cao áp lực trong như trái và mao mạch phổi nên có thể dẫn đến những triệu chứng giống như của suy tim trái. Nhưng sự thực thì hẹp hai lá đơn thuần không thể gây được suy tim trái theo đúng nghĩa của nó vì hẹp hai lá đã tạo nên một sự cản trở dòng máu đi tới thất trái, làm cho áp lực (hay thể tích) cuối tâm trương của tâm thất trái lại bị giảm hơn bình thường. Tâm thất trái không bị tăng gánh nặng nên không suy được.

Suy tim phải:

Các nguyên nhân về phổi và dị dạng lồng ngực, cột sống:

Các bệnh phổi mạn tính: hen phế quản, viêm phế quản mạn, giãn phế nang, giãn phế quản, xơ phổi, bệnh bụi phổi, dần dần có thể đưa đến bệnh cảnh của tâm phế mạn.

Nhồi máu phổi, gây ra bệnh cảnh của tâm phế cấp.

Tăng áp lực động mạch phổi tiên phát.

Gù vẹo cột sống và các dị dạng lồng ngực khác.

Các nguyên nhân về tim mạch:

Hẹp van hai lá là nguyên nhân thường gặp nhất.

Một số bệnh tim bẩm sinh: hẹp động mạch phổi, tam chứng Fallot. Một số bệnh tim bẩm sinh khác có luồng Shunt trái - phải (thông liên thất, thông liên nhĩ...) đến giai đoạn muộn sẽ có biến chứng tăng áp động mạch phổi và gây suy tim phải.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gây tổn thương nặng ở van ba lá.

Một số nguyên nhân ít gặp: u nhầy nhĩ trái, vỡ túi phình xoang Valsava vào các buồng tim bên phải…

Chú ý: Trường hợp tràn màng dịch ngoài tim hoặc viêm màng ngoài tim co thắt sẽ có những biểu hiện lâm sàng giống như trong suy tim phải, nhưng thực chất đó chỉ là những trường hợp thiểu năng tâm trương chứ không phải là suy tim phải theo đúng nghĩa của nó.

Suy tim toàn bộ:

Thường gặp nhất là các trường hợp suy tim trái tiến triển thành suy tim toàn bộ.

Các bệnh cơ tim giãn.

Viêm tim toàn bộ do thấp tim, viêm cơ tim.

Cuối cùng cần phải nhắc tới một số nguyên nhân đặc biệt gây suy tim toàn bộ với “lưu lượng tim tăng”:

Cường giáp trạng.

Thiếu vitamin B1.

Thiếu máu nặng.

Rò động - tĩnh mạch.

Suy tim và dấu hiệu nhận biết ?

Suy tim trái:
Khó thở: là triệu chứng thường gặp nhất. Lúc đầu chỉ khó thở khi gắng sức, về sau khó thở sẽ xẩy ra thường xuyên, bệnh nhân nằm cũng khó thở, nên thường phải ngồi dậy để thở. Diễn biến và mức độ khó thở cũng rất khác nhau: có khi khó thở đến một cách dần dần, nhưng nhiều khi khó thở lại ập đến một cách đột ngột, khó thở dữ dội như trong cơn hen tim hay cơn phù phổi cấp.

Ho: Hay xảy vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gắng sức. Thường là ho khan, nhưng cũng có khi ho ra đờm lẫn với một ít máu tươi.

Để đánh giá được mức độ suy tim căn cứ vào các triệu chứng cơ năng, hội Tim mạch Nữa ước (New York Heart Association) viết tắt là NYHA, đã đề nghị chia suy tim thành 4 giai đoạn như sau.

Giai đoạn 1: bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào cả, vẫn sinh hoạt và hoạt động về thể lực gần như bình thường.

Giai đoạn 2: các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều. Bệnh nhân có bị giảm nhẹ các hoạt động về thể lực.

Giai đoạn 3: các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức rất ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động về thể lực.

Giai đoạn 4: các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường xuyên, kể cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi không làm gì cả.

Suy tim phải:

Khó thở: ít hoặc nhiều nhưng khó thở thường xuyên, ngày một nặng dần và không có các cơn kịch phát như trong suy tim trái.

Ngoài ra, bệnh nhân hay có cảm giác đau tức ở vùng hạ sườn phải (do gan to và đau).

Suy tim toàn bộ:
Thường là bệnh cảnh của suy tim phải ở mức độ nặng. Bệnh nhân khó thở thường xuyên, phù toàn thân.

Để tìm thuốc cho Suy Tim, hãy bấm vào đây
Các bài tin liên quan
 
 
 
 
 
 
 
Trang: 1  2  
   |    thuoc nam chua soi than    |    Tiểu đường    |    Viêm gan    |    Cây thuốc nam    |    Bảo Kỳ Nam thuốc nam    |    Thẩm mỹ viện Hoa Kỳ    |   
- Các thông tin về thuốc trên chothuoc24h chỉ mang tính chất tham khảo, Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chothuoc24h - Mang đến cho bạn SỨC KHỎE – HẠNH PHÚC – THÀNH CÔNG
- Giấy phép số: 32/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và truyền thông
- Email:QuangCao@ChoThuoc24h.Com, info@ChoThuoc24H.Net, ChoThuoc24h